Đường ống Druzhba dẫn dầu miền trung nước Nga nối với những giếng dầu lớn ở Tây Siberia, sau đó được tiếp nối với những trung tâm lọc dầu lớn ở châu Âu. |
Thay vì áp dụng lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga từ tất cả các nguồn với các thành viên, EU dừng lại ở thỏa hiệp miễn trừ với tuyến đường ống dẫn dầu Druzhba từ Nga đến Hungary, Czech, Slovakia.
Đầu tháng Năm vừa rồi, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đưa ra kế hoạch loại bỏ dầu nhập khẩu từ Nga. Dự định thì dễ nhưng thực hiện lại chẳng dễ dàng bởi sự phản đối của Hungary. Nguyên nhân là bởi Hungary phụ thuộc vào Nga tới 85% nhu cầu về khí đốt và 60% về dầu thô.
Nhờ nguồn cung dầu và khí đốt giá rẻ của Nga, tập đoàn năng lượng Hungary MOL mỗi ngày kiếm lợi tới 10 triệu USD. Nếu chấp nhận yêu cầu của EU, kinh tế Hungary sẽ sụp đổ bởi nước này không giáp biển để nhập dầu từ các nguồn khác ngoài Nga.
Trong khi đó, EU lại chẳng hồi âm với yêu cầu của Budapest cung cấp các khoản tài trợ để nước này hiện đại hóa cơ sở hạ tầng năng lượng sang sử dụng các loại dầu khác không phải của Nga. Không riêng gì Hungary, Czech và Slovakia cũng tỏ ra không mặn mà với kế hoạch của EU bởi gặp phải những khó khăn tương tự.
Thỏa hiệp đã tháo gỡ bế tắc trong kế hoạch của EU nhưng nó cho thấy những bất đồng và cả những chia rẽ trong nội bộ khối. Khi đụng đến lợi ích sát sườn, đồng minh chưa chắc đã đồng lòng.
Chưa hết, thỏa hiệp này có thể tạo ra những chia rẽ mới trong EU. Chắc chắn các nước EU phải chuyển sang mua dầu Brent với giá cao hơn sẽ cảm thấy khó chịu khi một số thành viên khác tiếp tục nhận được dầu giá rẻ của Nga.
Hy Lạp, Cyprus và Malta cũng không mấy hài lòng với quyết định của EU bởi biện pháp này đe dọa sự tồn tại của các công ty vận tải biển của các nước này. Một khi điều đó xảy ra, rất có thể các nước trên sẽ đòi phải có thỏa hiệp.
| Tổng thống Biden: Chừng nào Mỹ và đồng minh không bị tấn công, sẽ không trực tiếp tham gia xung đột Nga-Ukraine Trong một bài báo được đăng tải trên tờ The New York Times, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định, Washington không tìm kiếm một ... |
| Thủ tướng Italy: Ukraine khó gia nhập Liên minh châu Âu vì... EU? Ngày 31/5, Thủ tướng Italy Mario Draghi cho biết, chính các thành viên chủ chốt của Liên minh châu Âu (EU) đã phản đối đẩy ... |