Liệu đồng USD có bị 'soán ngôi'?

Đức Trí
Ngày càng có nhiều lời kêu gọi giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng USD trong giao dịch thương mại và dự trữ, đe dọa vị thế dẫn đầu của đồng bạc xanh...
Theo dõi TGVN trên
Liệu đồng USD có bị 'soán ngôi'?
Ngày càng có nhiều lời kêu gọi giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng USD trong giao dịch thương mại và dự trữ, đe dọa vị thế dẫn đầu của đồng bạc xanh...

Gần đây, cùng với sự vươn lên mạnh mẽ của các nền kinh tế như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Brazil và những thay đổi địa chính trị sâu sắc, các nỗ lực nhằm giảm phụ thuộc vào đồng USD ngày càng gia tăng.

Nỗ lực giảm phụ thuộc

Theo tờ The Hindu (Ấn Độ) ngày 4/5, Ấn Độ và Malaysia đồng ý sử dụng đồng Rupee để thanh toán cho các giao dịch thương mại giữa hai nước. Trước đó, Brazil và Trung Quốc nhất trí tăng cường thanh toán bằng đồng bản tệ vào tháng 2/2023. Mới đây, Saudi Arabia và UAE tuyên bố chấp nhận các đồng tiền thay thế khác ngoài USD trong xuất khẩu dầu mỏ trong khi Iraq tuyên bố cấm thực hiện các giao dịch cá nhân hoặc kinh doanh bằng đồng USD ở trong nước...

Hiện nay, Nga và Trung Quốc là hai quốc gia đi đầu trong nỗ lực phi USD hóa. Trong chuyến thăm Nga tháng Ba vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin ra tuyên bố nhất trí tăng cường hợp tác song phương trên lĩnh vực kinh tế, trong đó nổi bật là thúc đẩy sử dụng đồng Nhân dân tệ (NDT) trong giao dịch hai nước. Tổng thống Putin khẳng định ủng hộ “sử dụng đồng NDT trong thanh toán giữa Nga và các quốc gia châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh”.

Trước đó, tại Hội nghị cấp cao lần thứ 14 của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) diễn ra vào tháng 6/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất nghiên cứu khả năng thành lập một loại tiền dự trữ quốc tế dựa trên các đồng tiền quốc gia của các nước BRICS. Ý tưởng của Tổng thống Putin được các thành viên của nhóm ủng hộ, đặc biệt là Trung Quốc và Brazil.

Theo tờ Bloomberg, trong tháng Hai và Ba vừa qua, NDT đã chính thức vượt qua USD trở thành đồng tiền được giao dịch chính tại Nga. Trước đó, tỷ lệ các khoản thanh toán bằng đồng Ruble và NDT đã tăng lên đáng kể, đạt 47% vào tháng 3/2023 trong các giao dịch giữa hai nước. Đồng NDT cũng được thúc đẩy trong các giao dịch tài chính giữa các nước ASEAN, khu vực là đối tác thương mại lớn nhất hiện nay của Trung Quốc.

Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng đồng NDT trên toàn cầu hiện nay còn thấp. Đồng tiền này chỉ chiếm 2,19% trong tổng các thanh toán toàn cầu; 3,5% trong các giao dịch ngoại hối; 2,69% dự trữ trong các ngân hàng trung ương, và 12,28% trong rổ tiền tệ Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).

Tin liên quan
Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc: Đầu tàu châu Âu loay hoay trong Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc: Đầu tàu châu Âu loay hoay trong 'tình tay ba' giữa đồng minh và đối tác

Từ USD đến "Petrodollars"

Dựa vào sức mạnh kinh tế, quân sự hùng mạnh và quyền sở hữu 80% dự trữ vàng thế giới, sau Thế chiến II, Mỹ đã thiết lập hệ thống Bretton Woods, gắn giá trị đồng USD với giá vàng. Từ đây, đồng USD bắt đầu thay thế đồng bảng Anh và trở thành loại tiền tệ có vị thế hàng đầu.

Sau đó, Mỹ tiến hành tái thiết châu Âu với Kế hoạch Marshall kéo dài trong bốn năm, viện trợ cho EU hơn 13 tỷ USD. Trong số đó, 90% được viện trợ dưới dạng “quà tặng” và chỉ 10% là các khoản vay khiến đồng USD bắt đầu bén rễ ở châu Âu rồi vươn ra toàn cầu.

Tuy nhiên, đến cuối những năm 1960, do chi tiêu cho quân sự quá lớn, buộc chính phủ Mỹ phải in và phát hành đồng USD với số lượng lớn khiến nó bắt đầu mất giá. Để ngăn chặn thiệt hại, các nước sử dụng đồng USD lần lượt bán tháo USD dự trữ để mua vàng khiến đồng USD mất giá thảm hại. Mỹ bị thất thoát lượng vàng dự trữ lớn, từ hơn 20 tỷ ounce khi Bretton Woods ra đời năm 1944 xuống còn 250 triệu ounce năm 1971, khi Bretton Wood kết thúc.

Dưới áp lực kinh tế, chính phủ Mỹ phải đưa ra chính sách kinh tế mới, chấm dứt việc chính phủ hoặc ngân hàng trung ương nước ngoài có thể sử dụng đồng USD để đổi lấy vàng của Mỹ. Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tuyên bố tách đồng USD khỏi bản vị vàng khiến hệ thống Bretton Woods chính thức sụp đổ. Tuy nhiên, sự sụp đổ của Bretton Woods không đồng nghĩa với việc nước Mỹ từ bỏ vị thế hàng đầu thế giới của đồng USD.

Khi chiến tranh Trung Đông lần thứ tư nổ ra năm 1973 giữa Ai Cập, Sirya và Israel, cơ hội để Mỹ lấy lại vị thế bá chủ của đồng USD đã đến. Dưới ảnh hưởng của Mỹ, năm 1973, Saudi Arabia là nước đầu tiên ký thỏa thuận với Mỹ, nhất trí sử dụng đồng USD để thanh toán trong xuất khẩu dầu mỏ. Hai năm sau, tất cả các nước thành viên của OPEC đều đồng ý sử dụng đồng USD trong các giao dịch. Kể từ đó, đồng USD tách khỏi vàng và hình thành sự kết hợp mới với dầu mỏ, dựa trên giá trị giao dịch dầu mỏ, trở thành đồng "Petrodollars".

Để mua dầu mỏ, các nước buộc phải chuẩn bị dự trữ lượng lớn đồng USD, điều này khiến nhu cầu đối với đồng tiền này liên tục tăng. Bên cạnh đó, các nước xuất khẩu dầu mỏ sử dụng Petrodollars để mua trái phiếu và các sản phẩm tài chính liên quan của Mỹ, khiến lượng lớn đồng USD lại quay về Mỹ. Chính phủ Mỹ không còn phải lo lắng việc đồng USD mất giá nhanh như trước.

Trên thực tế, ngoài việc Petrodollars và nợ công của Mỹ cùng hỗ trợ đồng USD, hai thể chế được giữ lại sau khi hệ thống Bretton Woods sụp đổ là IMF và Ngân hàng thế giới (WB) cũng giúp đồng USD lấy lại vị trí thống trị trên thị trường quốc tế.

Trong rổ tiền tệ SDR được IMF xây dựng sau đó, đồng USD chiếm tỷ trọng lên đến 70%. Mỹ cũng là cổ đông lớn nhất của WB và có quyền phủ quyết về các vấn đề quan trọng của hai tổ chức này. Bên cạnh đó, các khoản cho vay thông qua cơ chế của IMF và WB đều sử dụng USD làm cơ sở để định giá. Điều này khiến đồng USD tiếp tục được các nước vay nợ ủng hộ rộng rãi.

Các nước BRICS đang hướng đến việc đưa ra đồng tiền mới nhằm cạnh tranh với đồng USD.  (Nguồn: Chinadaily.com.cn)
Các nước BRICS đang hướng đến việc đưa ra đồng tiền mới nhằm cạnh tranh với đồng USD. (Nguồn: Chinadaily.com.cn)

Công cụ duy trì sức mạnh

Đồng "Petrodollar" dù gắn chặt với “bản vị dầu mỏ” nhưng nguồn tài nguyên này lại nằm trong nay nước khác. Để giám sát việc sử dụng đồng USD trong quá trình lưu thông, năm 1974, ba năm sau khi Bretton Woods kết thúc, Mỹ lập nên Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT). Mặc dù SWIFT là một tổ chức phi lợi nhuận trung lập, nhưng về cơ bản, các giao dịch qua hệ thống này đều sử dụng USD làm công cụ thanh toán. Trong khi các loại tiền giao dịch khác thông qua SWIFT với số lượng không nhiều, do đó trên thực tế dòng tiền lưu chuyển qua hệ thống này vẫn được Mỹ kiểm soát và chi phối.

Việc đồng USD được giao dịch rộng rãi và dự trữ chủ yếu trong các nền kinh tế cũng khiến nhiều quốc gia gặp phải vấn đề. Khi USD tăng giá đồng nghĩa với việc các đồng tiền khác mất giá, dẫn đến lạm phát. Ngược lại, khi đồng USD mất giá lại khiến đồng tiền khác tăng giá, có lợi cho sự quản lý ở các nền kinh tế khác. Do các mặt hàng chiến lược đều sử dụng đồng USD để định giá, nên khi đồng tiền này mất giá sẽ làm giá cả tăng lên, kéo theo lạm phát nhập khẩu lan rộng.

Việc Fed kiểm soát việc in tiền nhưng Bộ Tài chính Mỹ lại sử dụng đồng USD để cho vay khiến ngân hàng trung ương các nước vay nợ buộc phải mua trái phiếu Mỹ. Trong trường hợp đồng USD mất giá, các quốc gia vay nợ thông qua trái phiếu chính phủ Mỹ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận bị giảm sút tài sản dự trữ.

Mỹ có thể sử dụng SWIFT để ngăn cản các nước bị trừng phạt sử dụng đồng USD trong thanh toán quốc tế, thậm chí loại các “quốc gia không thân thiện” ra khỏi SWIFT. Thêm vào đó là các yêu cầu cải cách chính sách, “viên thuốc đắng” đối với một số nước đang phát triển qua các khoản vay của IMF và cảnh báo thường xuyên đối với những nước này.

Vì những lý do trên, nhu cầu tìm kiếm cơ chế thanh toán không dựa trên USD ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, với sức mạnh kinh tế và vai trò địa chính trị của nước Mỹ, ảnh hưởng và vị thế của đồng USD vẫn rất khó để thay thế. Hiện nay, Mỹ là nước sản xuất và xuất khẩu dầu lớn trên thế giới, đứng đầu thế giới về lượng vàng dự trữ với hơn 8.000 tấn, có năng lực đổi mới công nghệ mạnh mẽ. Chức năng chi phối thị trường của đồng USD vẫn rất mạnh. Trong số 81 loại giá nguyên vật liệu do Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) công bố, chỉ có năm loại không được định giá bằng USD.

Về phương diện lưu thông, theo thống kê của SWIFT, trong thanh toán quốc tế hiện nay, thị phần của đồng USD là 41,1%; trong tài trợ thương mại xuyên biên giới, tỷ trọng đồng USD lên đến 84,32%; trong giao dịch ngoại hối toàn cầu, đồng USD chiếm 88%; trong hoạt động giao dịch tài chính, 47% nợ quốc tế được định giá bằng đồng USD và có tới 58% dự trữ quốc tế là tài sản được định giá bằng đồng USD. Xét về tỷ trọng các chỉ số trên, đồng USD đều đứng đầu.

Trong bối cảnh như vậy, mặc dù nhiều nền kinh tế đang nỗ lực “phi USD hóa”, nhưng chừng nào các nền kinh tế phát triển còn sử dụng đồng USD trong đầu tư và thương mại song phương, thì nỗ lực này của các nước, các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi vẫn gặp phải những hạn chế. Chắc chắn, trong một thời gian dài nữa, đồng USD vẫn là đồng tiền có vị trí hàng đầu trong thương mại và dự trữ của thế giới.

Nhân dân tệ đạt 'kỳ tích ấn tượng' tại Moscow, liên minh Nga-Trung Quốc sẽ 'truất ngôi' USD?

Nhân dân tệ đạt 'kỳ tích ấn tượng' tại Moscow, liên minh Nga-Trung Quốc sẽ 'truất ngôi' USD?

Sau khi phải hứng chịu các đòn trừng phạt kinh tế của các nước phương Tây, Nga đã thực hiện một số điều chỉnh chiến ...

Mỹ thừa nhận đồng USD bị 'liên lụy' vì trừng phạt Nga, G7 bàn cách đối phó với Moscow

Mỹ thừa nhận đồng USD bị 'liên lụy' vì trừng phạt Nga, G7 bàn cách đối phó với Moscow

Trong chương trình “Fareed Zakaria GPS” trên kênh truyền hình CNN, khi được hỏi liệu các biện pháp trừng phạt Nga có thể làm suy ...

Thêm nhiều quốc gia chấp nhận thanh toán bằng NDT, vị thế của đồng USD đang bị 'lung lay' dữ dội

Thêm nhiều quốc gia chấp nhận thanh toán bằng NDT, vị thế của đồng USD đang bị 'lung lay' dữ dội

Với việc ngày càng có nhiều quốc gia bán phá giá trái phiếu kho bạc Mỹ, tăng dự trữ vàng và giải quyết thương mại ...

Đồng USD mất dần sức hút tại Trung Đông - Lo bị trừng phạt, muốn thay đổi hay chỉ là 'đi trước đón đầu'?

Đồng USD mất dần sức hút tại Trung Đông - Lo bị trừng phạt, muốn thay đổi hay chỉ là 'đi trước đón đầu'?

Trong nhiều thập niên, USD là loại tiền tệ tốt nhất và thường xuyên được sử dụng ở Trung Đông. Nhưng điều đó có thể ...

Vượt qua 'bài kiểm tra' phi USD hóa, vị thế thống trị của đồng USD vẫn khó bị lật đổ

Vượt qua 'bài kiểm tra' phi USD hóa, vị thế thống trị của đồng USD vẫn khó bị lật đổ

Sự thống trị của đồng USD đã trở thành một đặc trưng của thương mại toàn cầu trong hơn nửa thế kỷ qua. Có đầy ...

(tổng hợp)

Đọc thêm

Chủ tịch nước gửi Thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu 2023

Chủ tịch nước gửi Thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu 2023

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã có Thư gửi các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu năm 2023.
17.000 người lao động Palestine sang Israel làm việc sau khi cửa khẩu Erez tái mở cửa

17.000 người lao động Palestine sang Israel làm việc sau khi cửa khẩu Erez tái mở cửa

Israel thông báo mở lại cửa khẩu Erez duy nhất thông với Dải Gaza và cho phép khoảng 17.000 lao động Palestine qua lại làm việc mỗi ngày.
Kỳ cuối: Những triển vọng cho quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc

Kỳ cuối: Những triển vọng cho quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc

Tổng thống Yoon Suk Yeol nhấn mạnh 'Việt Nam là quốc gia đối tác cốt lõi trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hàn Quốc...
Căng thẳng Ukraine-Ba Lan: Kiev ra điều kiện, không còn cách khác, Warsar quyết ‘cứng rắn’ với ngũ cốc nhập khẩu

Căng thẳng Ukraine-Ba Lan: Kiev ra điều kiện, không còn cách khác, Warsar quyết ‘cứng rắn’ với ngũ cốc nhập khẩu

Ba Lan không có ý định dỡ bỏ lệnh cấm nông sản Ukraine xuất khẩu, ngay cả khi Kiev rút khiếu nại khỏi Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Nga dùng công nghệ AI giám sát đồng thời vị trí 500.000 UAV

Nga dùng công nghệ AI giám sát đồng thời vị trí 500.000 UAV

Các nhà khoa học Nga đã tạo ra công nghệ cho phép đồng thời giám sát vị trí, tình trạng của 500.000 máy bay không người lái trên không.
XSVL 29/9, kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay thứ 6 ngày 29/9/2023. KQXSVL thứ 6

XSVL 29/9, kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay thứ 6 ngày 29/9/2023. KQXSVL thứ 6

XSVL 29/9 - KQXSVL thứ 6. Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay - XSVL 29/9/2023. xo so vinh long. kết quả xổ số Vĩnh Long ngày ...
17.000 người lao động Palestine sang Israel làm việc sau khi cửa khẩu Erez tái mở cửa

17.000 người lao động Palestine sang Israel làm việc sau khi cửa khẩu Erez tái mở cửa

Israel thông báo mở lại cửa khẩu Erez duy nhất thông với Dải Gaza và cho phép khoảng 17.000 lao động Palestine qua lại làm việc mỗi ngày.
Nga dùng công nghệ AI giám sát đồng thời vị trí 500.000 UAV

Nga dùng công nghệ AI giám sát đồng thời vị trí 500.000 UAV

Các nhà khoa học Nga đã tạo ra công nghệ cho phép đồng thời giám sát vị trí, tình trạng của 500.000 máy bay không người lái trên không.
Điểm tin thế giới sáng 29/9: Nhật-Pháp diễn tập bắn đạn thật, Ukraine đón nhiều khách quý, vụ nổ súng ở Hà Lan

Điểm tin thế giới sáng 29/9: Nhật-Pháp diễn tập bắn đạn thật, Ukraine đón nhiều khách quý, vụ nổ súng ở Hà Lan

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 29/9.
Mỹ ủng hộ ‘bước đi táo bạo’ của Philippines tại bãi cạn Scarborough

Mỹ ủng hộ ‘bước đi táo bạo’ của Philippines tại bãi cạn Scarborough

Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho rằng Philippines dỡ bỏ hàng rào nổi của Trung Quốc ở khu vực tranh chấp trên là 'bước đi táo bạo'.
Tin thế giới 28/9: Nga nêu điều kiện cho thỏa thuận về Ukraine, nhà máy Fukushima sắp xả thải lần hai

Tin thế giới 28/9: Nga nêu điều kiện cho thỏa thuận về Ukraine, nhà máy Fukushima sắp xả thải lần hai

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Anh thăm Ukraine, Đại sứ Trung Quốc kêu gọi Mỹ sớm hành động… là một số tin thế giới đáng chú ý 24 giờ qua.
Tân Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản chuẩn bị thăm Mỹ

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản chuẩn bị thăm Mỹ

Bộ trưởng Quốc phòng mới được bổ nhiệm của Nhật Bản, ông Minoru Kihara dự kiến gặp người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin tại Washington D.C vào đầu tháng tới.
Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Israel sang trang mới

Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Israel sang trang mới

Hai động thái gần đây cho thấy quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Israel đang ấm lên sau năm năm lạnh lẽo.
Đằng sau thảm họa tại Libya

Đằng sau thảm họa tại Libya

Bão Daniel với cường độ chưa từng có gây vỡ đập trên sông Wadi Derna ở miền Đông Libya mang đến thảm họa chưa từng có ở nơi đây.
Ngoại trưởng Trung Quốc thăm Nga: Chuyến công du nhiều hàm ý

Ngoại trưởng Trung Quốc thăm Nga: Chuyến công du nhiều hàm ý

Việc Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thăm Nga ẩn chứa nhiều ý nghĩa đặc biệt với quan hệ song phương trong bối cảnh hiện nay.
Quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ: Lợi cả đôi bên

Quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ: Lợi cả đôi bên

Cuộc gặp thượng đỉnh ngày 4/9 tại Sochi giữa lãnh đạo Nga và Thổ Nhĩ Kỳ mang lại nhiều lợi ích cho cả hai phía.
Ba điểm nhấn từ làn sóng đảo chính tại châu Phi

Ba điểm nhấn từ làn sóng đảo chính tại châu Phi

Ít lâu sau cuộc đảo chính tại Niger, cộng đồng quốc tế chứng kiến một cuộc đảo chính khác. Địa điểm cách đó không xa - Gabon.
BRICS: Cực mới trong thế giới đa cực?

BRICS: Cực mới trong thế giới đa cực?

Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) vừa diễn ra ở Nam Phi được quan tâm đặc biệt bởi tác động của nó đến cục diện toàn cầu.
Hàn Quốc phô trương vũ khí hiện đại: Lấy độc trị độc?

Hàn Quốc phô trương vũ khí hiện đại: Lấy độc trị độc?

Lễ duyệt binh hoành tráng vừa qua của Hàn Quốc cho thấy quyết tâm rất lớn của Seoul trong việc ngăn chặn Bình Nhưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân.
Hội nghị ba bên Hàn-Trung-Nhật: 'Thỏa lòng' các bên, gửi thông điệp gì tới Triều Tiên?

Hội nghị ba bên Hàn-Trung-Nhật: 'Thỏa lòng' các bên, gửi thông điệp gì tới Triều Tiên?

Hội nghị ba bên Hàn-Trung-Nhật đã ấn định thời gian tổ chức thượng đỉnh ba bên, xoa dịu được lo ngại của Bắc Kinh về hợp tác Mỹ-Nhật-Hàn.
Khi nút thắt siết ngày càng mạnh, đối thoại sẽ mở đường cho Thượng đỉnh Mỹ-Trung Quốc

Khi nút thắt siết ngày càng mạnh, đối thoại sẽ mở đường cho Thượng đỉnh Mỹ-Trung Quốc

Cả Washington và Bắc Kinh đều đang hướng đến Thượng đỉnh Mỹ-Trung Quốc để làm dịu căng thẳng khi những bất đồng ngày càng gia tăng.
Đảo chính ở Niger: Bước đi mới và lớn nhất của Pháp đem tới nỗi lo thiệt hại nhãn tiền gì cho cả hai châu lục?

Đảo chính ở Niger: Bước đi mới và lớn nhất của Pháp đem tới nỗi lo thiệt hại nhãn tiền gì cho cả hai châu lục?

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đánh dấu bước đi lớn và mới nhất của nước này tại Niger và những nỗi lo hiển hiện tại hai châu lục.
Tổng thống Ukraine thăm Mỹ: Chuyện cũ, người cũ có thành công?

Tổng thống Ukraine thăm Mỹ: Chuyện cũ, người cũ có thành công?

Tổng thống Ukraine muốn thuyết phục Mỹ kiên định ủng hộ Kiev trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Ukraine nhận 'bảo bối' từ Mỹ, có thể tự sản xuất thiết bị quân sự?

Ukraine nhận 'bảo bối' từ Mỹ, có thể tự sản xuất thiết bị quân sự?

Mỹ đã cung cấp công nghệ máy in 3D hiện đại cho Ukraine, giúp quân đội nước này có thể 'hồi sinh' và nhân bản nhiều loại vũ khí quan trọng.
Phiên bản di động