Lợi - hại của các nhà máy điện hạt nhân nổi ở châu Á

Các nhà máy điện hạt nhân nổi có thể là nguồn cung cấp năng lượng thay thế nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ an ninh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
loi hai cua cac nha may dien hat nhan noi o chau a Singapore và kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân nổi
loi hai cua cac nha may dien hat nhan noi o chau a Nhật Bản: Núi lửa gần nhà máy điện hạt nhân có thể sắp phun trào

Thời gian gần đây, phát triển điện hạt nhân tại châu Á đã có những bước tiến vượt bậc, nhiều lò phản ứng hạt nhân mới đã được lên kế hoạch hoặc đang trong quá trình xây dựng.

Trung Quốc hiện đang vận hành 30 lò phản ứng hạt nhân, đang xây dựng 21 nhà máy điện hạt nhân, và quốc gia này sẽ tiếp tục xây dựng thêm 60 nhà máy khác trong vòng 10 năm tới.

Trong khi đó, Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái Lan đều đang nghiên cứu khả năng sử dụng năng lượng hạt nhân. Việt Nam dự kiến sẽ vận hành nhà máy điện hạt nhân đầu tiên vào năm 2028.

Một khía cạnh hiện đang thu hút nhiều sự quan tâm là khả năng phát triển các lò phản ứng hạt nhân nổi. Trung Quốc dự định vận hành một chuỗi các nhà máy điện hạt nhân ngoài khơi để cung cấp điện cho các khu vực ở xa, chẳng hạn như các giàn khoan dầu ngoài khơi và những hòn đảo nhân tạo mà nước này xây dựng tại Biển Đông. Nhiều nhà bình luận cũng cho rằng, việc sử dụng lò phản ứng hạt nhân nổi là điều khả thi và phù hợp với các quốc gia Đông Nam Á.

loi hai cua cac nha may dien hat nhan noi o chau a
Một mô hình nhà máy điện hạt nhân nổi. (Nguồn: philippineslifestyle)

Ý tưởng không mới

Lò phản ứng hạt nhân nổi không phải là một ý tưởng mới. Một lò phản ứng loại này đang được xây dựng tại nhà máy đóng tàu ở thành phố Saint Petersburg (Nga), nơi được kỳ vọng sẽ là nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới. Dự án này được triển khai từ đầu những năm 2000 và dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2018. Trung Quốc hiện cũng đang có kế hoạch xây dựng một lò phản ứng nổi cơ động và cỡ nhỏ vào vào năm 2017 với mục tiêu sản xuất điện trong năm 2020.

Những người ủng hộ giải pháp xây dựng nhà máy điện hạt nhân nổi đã nêu bật nhiều lợi thế đặc biệt của các công trình này, trong đó đáng chú ý nhất là khả năng tăng cường an toàn và an ninh hạt nhân, loại trừ nguy cơ ô nhiễm nguồn đất và giúp cho người dân tránh bị ảnh hưởng từ các tai nạn hoặc thảm họa hạt nhân, đồng thời giảm thiểu nguy cơ bị tấn công khủng bố. Hơn thế, một lò phản ứng hạt nhân trên biển được cho là sẽ có tính an toàn cao hơn nhờ nguồn nước làm mát dồi dào giúp ngăn chặn những sự cố như thảm họa hạt nhân Fukushima khi lõi nhiên liệu trong lò phản ứng hạt nhân tan chảy.

Các lò phản ứng hạt nhân nổi nhỏ có thể dễ dàng di chuyển khỏi khu vực nếu có nguy cơ sóng thần hay thảm họa thiên nhiên, đồng thời có thể tới được cả các khu vực hạn chế về năng lượng.

Các nguy cơ về an toàn

Dù có nhiều lợi thế đặc biệt, song công nghệ này vẫn tồn tại những thách thức nhất định về mặt an toàn hạt nhân. Trong trường hợp xảy ra các sự cố, tuy nguồn nước làm mát dồi dào song việc sử dụng nguồn điện bên ngoài - tương tự hệ thống được lắp đặt tại các nhà máy điện trên đất liền - là điều khó khả thi. Hơn thế nữa, việc ngăn chặn nguy cơ rò rỉ phóng xạ tại các nhà máy điện hạt nhân nổi sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian hơn so với ở trên đất liền. Thậm chí, dù ở xa các khu dân cư song phóng xạ tại các nhà máy điện hạt nhân gặp sự cố cũng có thể lan đi rất xa.

Tác động môi trường của các nhà máy điện hạt nhân nổi cũng là yếu tố cần được tính đến. Trong khi có thể tránh khỏi ô nhiễm nguồn đất thì sự cố trên biển cũng dẫn đến nguy cơ rò rỉ phóng xạ và hủy hoại hệ sinh thái biển ở các khu vực lân cận.

Nguy cơ từ thảm họa thiên nhiên

Phần lớn khu vực Đông Nam Á, bao gồm cả Biển Đông đều là nơi dễ hứng chịu thiên tai như động đất, sóng thần và bão. Hiện vẫn chưa rõ liệu các cơ sở hạ tầng và cấu trúc nhân tạo của Trung Quốc tại Biển Đông, kể cả các nhà máy điện hạt nhân nổi, có đủ sức chống chọi trước các cơn bão mạnh hay không.

Hơn thế nữa, tiêu chuẩn an toàn hạt nhân của Trung Quốc vẫn là một mối bận tâm đối với nhiều người, kể cả giữa các chuyên gia hạt nhân của nước này. Trong bối cảnh Trung Quốc lên kế hoạch triển khai hàng loạt công trình hạt nhân trên biển, các quốc gia thành viên ASEAN cần tính đến nguy cơ sự cố hạt nhân và từ đó có các phương án dự phòng để đối phó hiệu quả.

Tuy nhiên, hiện mới chỉ có một vài quốc gia như Việt Nam, Indonesia và Philippines đã có sự chuẩn bị và diễn tập phản ứng đối với các tình huống khẩn cấp này.

Đặc điểm địa lý của khu vực Đông Nam Á khiến việc lựa chọn địa điểm đặt nhà máy điện hạt nhân nổi là điều không hề đơn giản, vì phần lớn các vùng biển bao quanh các quốc gia quần đảo đều thuộc tuyến đường biển thương mại nhộn nhịp nối liền Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và các nước vùng Đông Dương.

Nguy cơ an ninh

Cũng giống như các nhà máy điện hạt nhân trên đất liền, các nhà máy điện hạt nhân nổi cũng vẫn có các chất thải phóng xạ cần phải được xử lý cẩn thận. Việc bảo quản các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng để tránh nguy cơ rò rỉ phóng xạ và việc thiếu các nơi lưu trữ dành cho các rác thải phóng xạ cấp độ cao hiện là một thách thức đang làm đau đầu các chuyên gia hạt nhân.

Nhiên liệu được sử dụng trong các lò phản ứng hạt nhân nổi cần phải được vận chuyển về đất liền để lưu trữ và bảo quản đúng cách nhằm ngăn ngừa ô nhiễm và rò rỉ phóng xạ. Trong trường hợp này, vấn đề an ninh khi vận chuyển các vật liệu phóng xạ bằng đường biển cũng như việc bảo vệ vật lý các cơ sở hạt nhân, bao gồm các lò phản ứng hạt nhân nổi khỏi sự phá hoại và tấn công khủng bố là những thách thức quan trọng tại Đông Nam Á.

Với một thực tế là khu vực Đông Nam Á đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về an ninh hàng hải như cướp biển, tranh chấp lãnh thổ, buôn lậu và bắt cóc thì một câu hỏi đặt ra là liệu việc đảm bảo an ninh cho các công trình trên biển này phải được triển khai như thế nào và liệu các nhà máy điện hạt nhân trên biển có thể được bảo vệ trước nguy cơ tấn công mạng, tương tự những biện pháp đã được sử dụng cho các nhà máy điện hạt nhân trên đất liền hay không?

Dù có nhiều lợi ích và là một lựa chọn hấp dẫn trong tương lai, song người ta cần tính đến những rủi ro và nguy cơ mà công nghệ hiện đại này mang lại. Những câu hỏi về an ninh và an toàn hạt nhân đối với việc phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi cần phải là một phần quan trọng trong mọi phân tích về chi phí lợi ích đi đôi với thiệt hại khi giới hoạch định chính sách khu vực nghiêm túc cân nhắc sử dụng loại công nghệ này.

loi hai cua cac nha may dien hat nhan noi o chau a Nga hòa lưới điện quốc gia tổ máy điện hạt nhân hiện đại nhất thế giới

Điểm đặc biệt của tổ máy thế hệ mới này là hệ thống an toàn được nâng cấp có khả năng hoạt động ngay cả ...

loi hai cua cac nha may dien hat nhan noi o chau a Thời kỳ mới của thiết bị điện hạt nhân “Made in Vietnam” bắt đầu

Hợp đồng đầu tiên về sản xuất thiết bị điện hạt nhân mà phía Việt Nam sẽ thực hiện với đối tác Hàn Quốc đánh ...

loi hai cua cac nha may dien hat nhan noi o chau a Nga thử nghiệm nhà máy điện hạt nhân nổi

Liên bang Nga đã bắt đầu thử nghiệm nhà máy điện hạt nhân nổi được đặt trên tàu mang tên "Viện sĩ Lomonosov".

Minh Nhật (theo RSIS)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Á

Xem nhiều

Đọc thêm

Tòa án Hình sự quốc tế ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel, Czech và Bulgaria đồng loạt phản ứng

Tòa án Hình sự quốc tế ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel, Czech và Bulgaria đồng loạt phản ứng

Thủ tướng Czech Petr Fiala coi quyết định của Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) là "điều đáng tiếc".
Hướng dẫn cách kết nối điện thoại Android với tivi tiện lợi nhất

Hướng dẫn cách kết nối điện thoại Android với tivi tiện lợi nhất

Kết nối điện thoại Android với tivi, đặc biệt là với các thương hiệu nổi tiếng như: Samsung, Sony và LG. Xem ngay cách kết nối nhanh chóng và tiện ...
Kỷ niệm 10 năm UNESCO ghi danh di sản văn hóa dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

Kỷ niệm 10 năm UNESCO ghi danh di sản văn hóa dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

Tối 23/11, diễn ra Lễ kỷ niệm 10 năm dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của ...
Giá cà phê hôm nay 23/11/2024: Giá cà phê tăng vọt phiên cuối tuần, robusta tiến sát ngưỡng 5.000 USD, điểm khác thường ở thị trường trong nước?

Giá cà phê hôm nay 23/11/2024: Giá cà phê tăng vọt phiên cuối tuần, robusta tiến sát ngưỡng 5.000 USD, điểm khác thường ở thị trường trong nước?

Giá cà phê hôm nay 23/11/2024: Giá cà phê tăng vọt phiên cuối tuần, robusta tiến sát ngưỡng 5.000 USD, lý giải điểm khác thường ở thị trường trong nước?
Thủ tướng Hungary: Chế độ trừng phạt của EU đối với Nga cần được xem xét lại, nếu không sẽ phá hủy nền kinh tế châu Âu

Thủ tướng Hungary: Chế độ trừng phạt của EU đối với Nga cần được xem xét lại, nếu không sẽ phá hủy nền kinh tế châu Âu

Thủ tướng Hungary tuyên bố, EU phải từ bỏ chính sách trừng phạt Nga do xung đột ở Ukraine, hoặc có nguy cơ gây ra sụp đổ về kinh tế.
Diễn viên Lương Thu Trang khoe dáng yêu kiều, thu hút mọi ánh nhìn

Diễn viên Lương Thu Trang khoe dáng yêu kiều, thu hút mọi ánh nhìn

Diễn viên Lương Thu Trang khoe dáng yêu kiều, diễn viên Lan Phương rạng rỡ, mặn mà sau sinh.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động