TIN LIÊN QUAN | |
Nhà máy hạt nhân cuối cùng ở California đóng cửa | |
Phương Tây khó ứng phó với thảm họa hạt nhân |
Hướng đi cần thiết
Theo chuyên gia Lim Soon Heng, hiện 95% năng lượng tiêu thụ của Singapore (khí đốt tự nhiên) được dẫn bằng đường ống từ Indonesia và Malaysia. Để đảm bảo nguồn cung năng lượng của mình, Singapore đã xây dựng các cơ sở lưu trữ khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG). Tuy nhiên, nguồn năng lượng LNG là hữu hạn. Không ai chắc chắn còn lại bao nhiêu khí đốt tự nhiên để hóa lỏng.
Năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, là nguồn năng lượng bền vững duy nhất trong thế kỷ này, nhưng các công nghệ để khai thác năng lượng tái tạo một cách kinh tế vẫn còn đối mặt với những thách thức. Khai thác năng lượng mặt trời rất tốn kém bởi nó cần nhiều diện tích. Trong khi đó, nguồn năng lượng tái tạo từ thủy điện, gió và thủy triều lại không có ở Singapore. Lựa chọn duy nhất khả thi của Singapore chính là năng lượng hạt nhân.
Một mô hình nhà máy điện hạt nhân nổi. (Nguồn: philippineslifestyle) |
Với diện tích nhỏ, chỉ 713 km2, Singapore không có không gian cho một nhà máy điện hạt nhân trên mặt đất. Giáo sư nghỉ hưu của trường Đại học Cambridge Andrew Palmer, người từng giảng dạy môn xây dựng công trình dân dụng tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS), chủ trương xây dựng một nhà máy điện hạt nhân dưới lòng đất. Ông lập luận rằng, bằng cách này, "bất kỳ sự rò rỉ phóng xạ nào xảy ra sẽ được hạn chế và dễ dàng hơn trong việc bảo vệ nhà máy này trước các phần tử khủng bố".
Tuy nhiên, người dân sinh sống và làm việc trên một nhà máy điện hạt nhân có cảm thấy an toàn? Nhà máy điện hạt nhân, nếu cần thiết, theo một số ý kiến khác, phải được xây dựng trên biển, như một bệ nổi. Trong trường hợp có tình huống nguy hiểm xảy ra, nhà máy sẽ được di chuyển chứ không phải những người xung quanh nhà máy.
Một nhà máy điện hạt nhân nổi bao gồm một lò phản ứng phân hạch hạt nhân dưới mặt nước. Các nồi hơi hình ống, turbine phát điện và máy biến áp, để dễ vận hành và bảo dưỡng được lắp đặt trên mặt nước. Nhà máy nổi này có thể được đặt ở bất cứ nơi nào có độ sâu thích hợp, không phụ thuộc vào địa chất đáy biển.
Không phải là khoa học viễn tưởng
Singapore là quốc gia đứng đầu thế giới về các giải pháp công nghệ lắp đặt giàn khoan ngoài khơi. Để xây dựng nhà máy điện hạt nhân nổi, Singapore chỉ cần phát triển công nghệ lắp đặt này. Singapore cần một đối tác chiến lược có thể cung cấp các lò phản ứng hạt nhân môđun nhỏ có uy tín như Areva của Pháp cho nhà máy này.
Vùng biển xung quanh Singapore được cho là một trong những vùng biển an toàn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, để bảo vệ, một rào cản/đê chắn sóng bê tông nổi với đường kính 200m nên được xây dựng xung quanh nhà máy này. Ngoài ra có thể sử dụng radar dưới nước, máy bay không người lái mang vũ khí, hàng rào điện áp cao thế để hỗ trợ việc giám sát và bảo vệ nhà máy trước các phần tử khủng bố.
Chắc chắn, ý tưởng xây dựng nhà máy điện hạt nhân nổi tại Singapore có thể gây ngạc nhiên đối với một số người. Nhưng đây là một giải pháp hợp lý được xây dựng dựa trên khả năng của Singapore trong việc xây dựng giàn khoan dầu ngoài khơi. Đó không phải là giải pháp khoa học viễn tưởng, mà là một khả năng riêng của Singapore.
Nga hòa lưới điện quốc gia tổ máy điện hạt nhân hiện đại nhất thế giới Điểm đặc biệt của tổ máy thế hệ mới này là hệ thống an toàn được nâng cấp có khả năng hoạt động ngay cả ... |
Thời kỳ mới của thiết bị điện hạt nhân “Made in Vietnam” bắt đầu Hợp đồng đầu tiên về sản xuất thiết bị điện hạt nhân mà phía Việt Nam sẽ thực hiện với đối tác Hàn Quốc đánh ... |