Lợi ích chung - chìa khóa giải quyết mâu thuẫn, khác biệt trong quan hệ quốc tế

Vũ Đăng Minh
TGVN. Việc tìm kiếm lợi ích chung, hài hòa giữa lợi ích của mình với lợi ích chính đáng của các nước khác rất quan trọng nhưng cũng rất khó khăn, phức tạp, phải đi từng bước thận trọng...
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Nằm ở vị trí địa chiến lược, Việt Nam được nhiều nước quan tâm. Với phương châm “Dĩ bất biến ứng vạn biến”, Việt Nam tìm cách của mình, chủ động thích ứng, hóa giải thách thức để tồn tại và phát triển. Bên cạnh cơ hội, chúng ta cũng chịu những hậu quả. Đó là phải tiến hành kháng chiến giành và giữ độc lập. Trong thời bình, đó là sự “va đập” từ chính sách, chiến lược ngoại giao của các nước lớn.

Trước hết cần rõ ý đồ, chiến lược, chính sách của các nước lớn, tìm trong đó những điểm có thể khai thác, tận dụng.

Lợi ích chung, chìa khóa giải quyết mâu thuẫn, khác biệt trong quan hệ quốc tế
Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển là nền tảng để Việt Nam thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng và phát triển đất nước.

Tư duy “Tổng bằng không” và “Win-Win”, đối lập và thống nhất

Sau thời kỳ chinh phục, thôn tính của các đế chế là chính sách “ngoại giao pháo hạm” (Gunboat diplomacy). Các cường quốc sử dụng chiến hạm bao vây, đe dọa chiến tranh, nhằm thực hiện mục tiêu của chính sách đối ngoại, buộc các nước yếu hơn phải nhượng bộ thương mại, chủ quyền, lãnh thổ, chấp nhận trở thành thuộc địa.

Cùng với sự phát triển của hình thái kinh tế - xã hội, luật pháp quốc tế và cục diện chính trị, an ninh, nguyên tắc “không đe dọa sử dụng vũ lực” được đưa vào Hiến chương Liên hợp quốc. Các nước lớn chuyển sang áp dụng nguyên lý “Tổng bằng không” của lý thuyết trò chơi vào tranh giành chủ quyền, lợi ích quốc gia trong quan hệ song phương. Theo đó, lợi ích giành được của một bên tăng lên thì bên kia giảm đi tương ứng.

Thực chất “Tổng bằng không” là tư duy của nước lớn, cưỡng bức, ép buộc các nước nhỏ chấp nhận bất lợi, nhượng bộ lợi ích quốc gia, chủ quyền, lãnh thổ. Nhưng cách làm được che đậy kỹ càng, phát huy ưu thế kinh tế, quân sự (cả thủ đoạn “ngoại giao pháo hạm”), kết hợp “cây gậy với củ cà rốt”, nhằm đạt mục tiêu cao nhất của chính sách đối ngoại, chính trị.

Chính sách “Tổng bằng không” được áp dụng trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông. Bằng tuyên bố “đường chín đoạn”, “thuyết tứ sa”, Trung Quốc yêu sách chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, bao gồm lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, Philippines, Malaysia…

Hậu thuẫn cho chính sách đó là hoạt động quân sự hóa, chiếm đóng, cải tạo các đảo, “đá”, gia tăng hiện diện quân sự và sự tràn ngập hàng ngàn tàu cá, trong đó có nhiều tàu “dân quân biển”, tàu quân sự trá hình.

Trung Quốc (một số nước lớn khác) đề ra chính sách “Win-Win” (cùng thắng). “Win-Win” là sự vận dụng nguyên tắc vàng của nghệ thuật đàm phán kinh doanh vào quan hệ kinh tế, chính trị, ngoại giao… nhằm thuyết phục, lôi kéo các nước khác tham gia liên kết, các dự án hợp tác quy mô khu vực, toàn cầu do nước lớn dẫn dắt. Các nhà nghiên cứu quốc tế cho rằng Sáng kiến Vành đai và Con đường (BIR) là một điển hình của chính sách “Win-Win”.

“Win-Win” nghe hấp dẫn, nhưng thực tế không như mơ. Nó chỉ thực sự hiệu quả khi 2 bên không có mâu thuẫn đối kháng về lợi ích cơ bản; không quá chênh lệch về vị thế, sức mạnh và cùng chia sẻ nỗ lực tìm kiếm, tuân thủ các cam kết, cơ chế chung, luật pháp quốc tế.

Khi không hội đủ các yếu tố đó, nhất là yếu tố thứ nhất thì “Win-Win” thực chất là món hàng bán kèm có điều kiện. Ẩn chứa đằng sau dự án đầu tư, hợp tác, cho vay là “bẫy nợ”, là an ninh, chủ quyền. Phương Tây thường nói “Miếng pho-mát chỉ có trong bẫy chuột”! Tuy nghi ngại, nhưng vì khó khăn, phụ thuộc, một số nước nhỏ, nước đang phát triển vẫn chấp nhận, đánh đổi an ninh, chủ quyền vì lợi ích kinh tế trước mắt.

Giữa chính sách “Tổng bằng không” và “Win-Win” trái ngược nhau về bề ngoài, biện pháp nhưng mục đích cơ bản như nhau. Nước lớn áp đặt chính sách “Tổng bằng không” với nước yếu thế hơn, nhưng lại phản đối hành động tương tự của các nước lớn khác đối với mình.

Khi cuộc chiến nhiều mặt giữa Mỹ và Trung Quốc lên cao, trong đó có hành động FONOP của Mỹ và đồng minh ở Biển Đông, thì Trung Quốc lại kêu gọi hợp tác, tuyên bố hợp tác Mỹ - Trung là biện pháp duy nhất.

Hiểu ý đồ, mục tiêu, chính sách của các nước lớn mới có thể tìm ra biện pháp khai thác mặt có lợi, hạn chế mặt tiêu cực. Để tạo lợi thế trong cạnh tranh chiến lược với nhau, nước lớn cần tranh thủ, lôi kéo các nước khác. Đó là điểm mà các nước khác có thể khai thác.

Lợi ích tương đồng, con đường của Việt Nam

Giành thắng lợi trong 2 cuộc kháng chiến và trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở 2 đầu biên giới, Việt Nam phải nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh để xây dựng và phát triển đất nước. Trong đó, một nội dung quan trọng, mang tính đột phá là phá vỡ bao vây cấm vận của Mỹ và phương Tây, bình thường hóa quan hệ với các nước từng là đối thủ.

Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển là nền tảng để Việt Nam thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng đó. Cây cầu bắc qua “hố sâu ngăn cách” là lợi ích chung, sự hài hòa lợi ích của các bên. Sự hài hòa giữa lợi ích quốc gia, dân tộc với lợi ích của đối tác chính là lợi ích tương đồng, lợi ích song trùng.

Giải quyết hậu quả chiến tranh vẫn là chuyện phức tạp trong quan hệ quốc tế. Chiến tranh đã kết thúc nhiều chục năm, nhưng vết thương trong quá khứ giữa một số nước (Nhật - Trung, Nhật - Hàn…), vẫn được đưa ra mặc cả, đặt điều kiện khi có mâu thuẫn lợi ích thời hiện tại.

Việt Nam chịu nhiều tổn thất nặng nề trong chiến tranh do bên ngoài gây ra, có quyền “tính sổ” với các nước từng mang bom đạn rải trên đất nước mình, dân mình. Nhưng các nhà ngoại giao, chính trị, quân sự Việt Nam đã chủ động bắc cây cầu “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”, bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Nhịp cầu đầu tiên là hợp tác khắc phục hậu quả chất độc da cam, bom mìn, tìm kiếm hài cốt binh sỹ…

Trải qua 25 năm, Việt Nam và Hoa Kỳ từ kẻ thù trở thành đối tác toàn diện, hợp tác thiết thực, hiệu quả về kinh tế, khoa học, ngoại giao, quốc phòng, an ninh. Tuy còn những khác biệt nhưng hai nước quyết tâm xây dựng quan hệ hợp tác cùng có lợi, bình đẳng, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

Việt Nam và Trung Quốc có quan hệ truyền thống, hữu nghị lâu đời, nhưng lịch sử quan hệ 2 nước cũng có những thăng trầm. Bình thường hóa quan hệ sau chiến tranh biên giới phía Bắc, 2 nước cần tiếp tục giải quyết các tồn đọng, đặc biệt là phân định biên giới trên bộ biển và trên biển.

Việt Nam cần duy trì đường biên giới hòa bình, hữu nghị để tập trung xây dựng và phát triển đất nước. Trung Quốc cũng cần môi trường thuận lợi để giải quyết các vấn đề đối ngoại, đối nội, thực hiện mục tiêu chiến lược “bốn hiện đại hóa”.

Đó là lợi ích chung giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, Việt Nam và Trung Quốc đã đàm phán, ký kết hiệp định phân định vùng biển trong Vịnh Bắc Bộ và phân định, cắm mốc biên giới trên bộ.

Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và Mỹ là một dấu mốc rất quan trọng để Việt Nam thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động tích cực hội nhập quốc tế.

Trong quan hệ đa phương, Việt Nam cũng luôn quán triệt, thực hiện quan điểm, phương châm vì lợi ích chung. Giữa các nước ASEAN và đối tác, giữa các đối tác với nhau vẫn tồn tại một số khác biệt. Nhưng trong các diễn đàn, cơ chế liên quan, nhất là do Việt Nam chủ trì, điều hành, chúng ta đã tìm kiếm, lựa chọn cái chung nhất mà các nước đều quan tâm, đều có lợi ích để trao đổi và linh hoạt, khéo léo dẫn dắt, thuyết phục, đưa các hội nghị, tiến trình đến đích, cùng cam kết trong tuyên bố chung.

Điều đó thể hiện rất rõ trong năm 2020, các hội nghị AMM-53, ADMM, ADMM+… Lợi ích chung chính là sự kết nối khu vực, tăng cường hợp tác, với ASEAN là trung tâm, duy trì hòa bình, ổn định, an ninh ở khu vực, trong đó có Biển Đông, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Bài học từ thực tiễn: Việc tìm kiếm lợi ích chung, hài hòa giữa lợi ích của mình với lợi ích chính đáng của các nước khác rất quan trọng nhưng cũng rất khó khăn, phức tạp, phải đi từng bước thận trọng.

Khi tìm được lợi ích chung cơ bản (lợi ích sống còn), lợi ích tương đồng, từng bên có thể nhượng bộ các lợi ích thứ yếu. Để tìm kiếm lợi ích chung, hài hòa lợi ích, các bên cần: một là biết mình; hai là biết đối tác; ba là xác định đúng, phù hợp lợi ích của mình, của đối tác và biết nhượng bộ hợp lý; bốn là có lòng tin và tạo lòng tin cho đối tác.

Lợi ích chung, chìa khóa giải quyết mâu thuẫn, khác biệt trong quan hệ quốc tế
Hòa bình, hợp tác, duy trì an ninh, an toàn hàng hải, hàng không, tự do lưu thông trên Biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực.

Tìm lối mở cho vấn đề Biển Đông

Tranh chấp chủ quyền, tranh giành lợi ích ở Biển Đông là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều bên. Khác biệt yêu sách chủ quyền quá lớn. Chủ quyền lãnh thổ là lợi ích quốc gia cốt lõi, không thể tùy tiện nhượng bộ. Nếu vẫn giữ tư duy “Tổng bằng không” thì mọi nỗ lực giải quyết tranh chấp đi vào ngõ cụt. Nếu không kiềm chế, tính toán, xử lý sai lầm có thể xảy ra xung đột, chiến tranh.

Kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo nhưng để xảy ra xung đột vũ trang, chiến tranh thì hậu họa vô cùng lớn. Là điều mà Việt Nam, Philippines, Malaysia và các nước khác không bao giờ muốn. Nếu gây chiến tranh biển đảo, Trung Quốc sẽ đánh mất hình ảnh thân thiện. Họ sẽ buộc các nước xích lại gần nhau, tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài, tạo thời cơ để Mỹ hình thành mặt trận kiềm chế Trung Quốc. Môi trường thuận lợi để thực hiện BRI, mục tiêu “Giấc mộng Trung Hoa” bị ảnh hưởng lớn. Hòa bình, hợp tác, duy trì an ninh, an toàn hàng hải, hàng không, tự do lưu thông trên Biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực.

Điều tiên quyết là các bên phải tự kiềm chế, cam kết không sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực và có thiện chí, từng bước xây dựng lòng tin. Hai hoặc một số bên liên quan lựa chọn khu vực biển thực sự có tranh chấp để hợp tác kinh tế bình đẳng, cùng có lợi.

Với dự án hợp tác trên vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các nước có thể ưu đãi nhất định với Trung Quốc, nhưng không xâm hại đến chủ quyền hợp pháp của mình. Thông qua hợp tác, giao lưu giữa các lực lượng, trao đổi thông tin, tăng cường hiểu biết, thỏa thuận các nguyên tắc, xây dựng lòng tin, tạo môi trường, không khí thuận lợi cho đàm phán, giải quyết hòa bình tranh chấp chủ quyền.

Giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, cần có trung gian hòa giải. ASEAN và các tổ chức liên quan của Liên hợp quốc có thể phát huy vai trò dựa trên luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982 và cơ chế khu vực (COC) thiết thực, hiệu lực… Đồng thời với tranh thủ sự ủng hộ quốc tế, cần giữ đồng thuận xã hội, tạo cơ sở cho lãnh đạo ra quyết sách chính trị phù hợp với luật pháp quốc tế, tình hình thực tế, các bên có thể chấp nhận được.

Giải quyết mâu thuẫn, khác biệt lợi ích trong quan hệ quốc tế nói chung, tranh chấp chủ quyền Biển Đông nói riêng phải vượt qua nhiều cánh cửa. Lợi ích chung là chìa khóa mở cánh cửa đầu tiên. Hài hòa lợi ích quốc gia dân tộc với lợi ích chung là bài học của Việt Nam, của cộng đồng quốc tế.

Đối ngoại Việt Nam 2020: Vươn tầm và tỏa sáng

Đối ngoại Việt Nam 2020: Vươn tầm và tỏa sáng

TGVN. Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ là khách mời trong chương trình Đối thoại với chủ đề "Đối ngoại Việt Nam - Nâng ...

Trừng phạt, cấm vận - công cụ đa năng, hai mặt trong quan hệ quốc tế

Trừng phạt, cấm vận - công cụ đa năng, hai mặt trong quan hệ quốc tế

TGVN. Biện pháp trừng phạt được áp dụng ngày càng nhiều trong quan hệ quốc tế và nâng lên mức cao hơn là cấm vận...

ASEAN và thông điệp không muốn phải chọn bên

ASEAN và thông điệp không muốn phải chọn bên

TGVN. Càng giữ được cân bằng quan hệ, ASEAN càng “có giá” với nước lớn. Ngược lại, ASEAN sẽ đánh mất vị thế, rơi vào ...

Vũ Đăng Minh

Bài viết cùng chủ đề

75 năm Ngoại giao Việt Nam

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá cà phê hôm nay 2/11/2024: Giá cà phê trong nước giảm mạnh, mất 14.000 đồng trong một tháng, thành tích chưa từng có của ngành cà phê Việt

Giá cà phê hôm nay 2/11/2024: Giá cà phê trong nước giảm mạnh, mất 14.000 đồng trong một tháng, thành tích chưa từng có của ngành cà phê Việt

Giá cà phê hôm nay 2/11/2024: Giá cà phê trong nước giảm mạnh, mất 14.000 đồng trong một tháng, thành tích chưa từng có của ngành cà phê Việt.
Cập nhật bảng giá xe hãng Porsche mới nhất tháng 11/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Porsche mới nhất tháng 11/2024

Bảng giá xe hãng Porsche của các dòng Macan, Cayenne, Taycan, Panamera, 718 Cayman, 718 Boxster, 911 Turbo, 911 GT3, 911 Carrera, 911 Targa sẽ được cập nhật chi tiết ...
Bài tarot hôm nay 3/11: Mối quan hệ của bạn sẽ như thế nào trong tương lai?

Bài tarot hôm nay 3/11: Mối quan hệ của bạn sẽ như thế nào trong tương lai?

Thông qua một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá thông điệp về tương lai của mối quan hệ của mình. Hãy rút một lá bài để tìm lời giải ...
Quy định quan trọng từ năm 2025: Người dùng CMND, CCCD cần biết

Quy định quan trọng từ năm 2025: Người dùng CMND, CCCD cần biết

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung quy định quan trọng từ năm 2025 mà người dùng CMND, CCCD cần biết.
Nhận định Ipswich Town vs Leicester City, 22h00 ngày 2/11 - Vòng 10 Ngoại hạng Anh

Nhận định Ipswich Town vs Leicester City, 22h00 ngày 2/11 - Vòng 10 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu Ipswich Town vs Leicester City tại vòng 10 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 22h00 ngày 2/11.
Cập nhật bảng giá xe hãng Subaru mới nhất tháng 11/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Subaru mới nhất tháng 11/2024

Bảng giá xe hãng Subaru của các dòng như Forester 2021, Outback 2021, WRX 2022, Outback 2023, Forester 2023, BR-Z 2022 và Crosstrek 2024 sẽ được cập nhật chi tiết ...
Công đoàn Bộ Ngoại giao tham dự Hội thi Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính năm 2024

Công đoàn Bộ Ngoại giao tham dự Hội thi Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính năm 2024

Ngày 1/11, Công đoàn Viên chức Việt Nam và Bộ Nội vụ tổ chức chung khảo Hội thi Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính.
Giá heo hơi hôm nay 2/11: Tăng, giảm trái chiều tại 2 miền Nam, Bắc; nhập khẩu thịt và phụ phẩm động vật dùng làm thực phẩm tăng nhẹ

Giá heo hơi hôm nay 2/11: Tăng, giảm trái chiều tại 2 miền Nam, Bắc; nhập khẩu thịt và phụ phẩm động vật dùng làm thực phẩm tăng nhẹ

Giá heo hơi hôm nay điều chỉnh tăng, giảm trái chiều tại thị trường miền Bắc và miền Nam, giao dịch trong khoảng 58.000 - 64.000 đồng/kg.
Hội phụ nữ ASEAN tại Ankara tổ chức hoạt động thiện nguyện

Hội phụ nữ ASEAN tại Ankara tổ chức hoạt động thiện nguyện

Hoạt động thăm Trung tâm trẻ tình thương Ankara là một trong những hoạt động được Phu nhân Đại sứ Việt Nam khởi xướng...
Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam thăm làm việc tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam thăm làm việc tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Từ ngày 29-31/10, Đoàn đại biểu do Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến dẫn đầu sang thăm làm việc tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
ASEAN kêu gọi bảo đảm quyền tiếp cận và sử dụng hòa bình không gian vũ trụ

ASEAN kêu gọi bảo đảm quyền tiếp cận và sử dụng hòa bình không gian vũ trụ

ASEAN khuyến khích các nước tiếp tục tham gia đối thoại và hoàn thiện khung pháp lý để tăng cường hợp tác cùng khai thác không gian vũ trụ...
Việt Nam mong muốn hợp tác chặt chẽ với chính quyền Hoa Kỳ trong thời gian tới

Việt Nam mong muốn hợp tác chặt chẽ với chính quyền Hoa Kỳ trong thời gian tới

Việt Nam mong muốn hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ trong thời gian tới để tiếp tục đưa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ phát triển vững mạnh
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Qatar là cửa ngõ cho Việt Nam, Việt Nam là cầu nối cho Qatar, cùng hướng tới kỷ nguyên mới

Qatar là cửa ngõ cho Việt Nam, Việt Nam là cầu nối cho Qatar, cùng hướng tới kỷ nguyên mới

Qatar mong muốn mời các công ty và nhà đầu tư Việt Nam tham gia vào thị trường Qatar, hưởng lợi từ môi trường đầu tư, các chính sách ưu đãi.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Saudi Arabia: Xung lực mới cho mối quan hệ một phần tư thế kỷ

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Saudi Arabia: Xung lực mới cho mối quan hệ một phần tư thế kỷ

Theo Đại sứ Việt Nam tại Saudi Arabia Đặng Xuân Dũng, chuyến thăm sắp tới của Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tạo xung lực mới cho quan hệ song phương.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm UAE: Nâng tầm quan hệ song phương, ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm UAE: Nâng tầm quan hệ song phương, ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện

Đây là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đến UAE sau 15 năm, do vậy, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với quan hệ hai nước.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Qatar: Thúc đẩy quan hệ nhiều mặt, tạo đột phá cho đầu tư, thương mại

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Qatar: Thúc đẩy quan hệ nhiều mặt, tạo đột phá cho đầu tư, thương mại

Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam đánh giá cao tiềm lực và vai trò của Qatar tại khu vực Trung Đông.
Đơm hoa kết trái cho quan hệ Việt Nam-Saudi Arabia

Đơm hoa kết trái cho quan hệ Việt Nam-Saudi Arabia

Việt Nam và Saudi Arabia đang 'vun trồng' cho quan hệ ngày càng phát triển, gắn kết nhờ các giá trị chung và hợp tác kinh tế cùng có lợi.
Phiên bản di động