Lớn lao nguồn lực kiều bào

Nguyễn Tri Thức
TGVN. Việc huy động nguồn lực trí tuệ của kiều bào là rất cần thiết, cấp bách, nhất là trong những tình huống mới, khẩn thiết.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Lớn lao nguồn lực kiều bào
Kiều bào tỉnh Udon Thani (Thái Lan) quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả của lũ lụt.

Đến ngày 23/10, Hội người Thái gốc Việt tỉnh Udon Thani (Thái Lan) tổ chức quyên góp được hơn 445 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả lũ lụt lịch sử, ổn định cuộc sống. Đó chỉ là sự ủng hộ trong vài ngày ngắn ngủi, con số mà Hội người Thái gốc Việt tỉnh Udon Thani mong muốn là khoảng 1 tỷ đồng.

Cũng trong ngày 23/10, cộng đồng người Việt tại Cộng hòa Czech, dù đang căng mình chống chọi với đại dịch Covid-19, nhưng đã quyên góp được hơn 1 tỷ đồng ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt và Quỹ người nghèo. Đó mới chỉ là sự ủng hộ ban đầu, việc quyên góp, ủng hộ của cộng đồng người Việt tại Czech đối với người dân trong nước vẫn tiếp tục duy trì…

Ngày 25/10, chỉ trong vòng hơn 1 giờ sau lễ phát động, cộng đồng người Việt đang sinh sống, làm ăn tại thủ đô Vientiane, Lào đã quyên góp được hơn 750 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Trung đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi lũ lụt lịch sử...

Đó chỉ là 3 trong số những thông tin vắn tắt đầy cảm động của bà con kiều bào ở 3 quốc gia cụ thể. Là những đóng góp, sẻ chia cụ thể, thấm đẫm nghĩa tình tương thân tương ái của những người con mang dòng máu Việt ở khắp nơi trên thế giới.

Đó chỉ là những hoạt động nhân văn, ấm lòng gần nhất liên quan đến thảm họa lũ lụt ở miền Trung. Là nghĩa cử “lá lành đùm lá rách”, “lá rách ít đùm lá rách nhiều” của những con dân đất Việt, dù họ sống ở bất cứ nơi đâu trên thế giới nhưng luôn hướng về quê hương với mong muốn sẻ chia, hỗ trợ, giúp đỡ.

Tin liên quan
Kiều bào đồng lòng hướng về đồng bào vùng lũ lụt miền Trung Kiều bào đồng lòng hướng về đồng bào vùng lũ lụt miền Trung

Nhưng điều này cũng thêm một lần nữa khẳng định rằng, sự đóng góp của bà con kiều bào ở khắp năm châu luôn hết sức kịp thời, trân quý.

Với hơn 3,3 triệu kiều bào đang định cư ở trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, cộng đồng người Việt ở nước ngoài đã chứng tỏ tiềm năng kinh tế và tri thức ngày càng lớn mạnh, luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, rộng dài trên nhiều lĩnh vực, cả vật chất lẫn tinh thần, cả trí tuệ lẫn công sức, bằng những hành động, việc làm cụ thể, ý nghĩa, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể ở từng thời điểm khác nhau.

Trong các ngày 30-31/10 tới, thêm một sự kiện đầy ý nghĩa, có tầm nhìn thời cuộc nữa, đó là việc diễn ra Hội nghị Kiều bào đóng góp ý kiến về Chuyển đổi số và khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phát triển kinh tế Việt Nam, do Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức, dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, là công cuộc đang diễn ra khắp nơi trên thế giới và Việt Nam cũng đã có những sự chuẩn bị, bước đi tích cực. Trong khi đó, đại dịch Covid-19 đang khiến cả thế giới phải đau đầu tìm cách đối phó, khắc phục.

Cả 2 vấn đề đều rất mới, dù là sự tất yếu được dự báo trước, hay thảm họa bất thường khó lường xảy ra, đều rất cần những chiến lược, sách lược đối phó, đề xuất giải pháp cụ thể, trước mắt cũng như lâu dài.

Trong những tình huống mới, khẩn thiết, không dễ ứng phó như vậy, việc huy động nguồn lực trí tuệ của người Việt trong và ngoài nước là rất cần thiết, cấp bách, những mong thông qua đó có được những đề xuất xây dựng chính sách, các giải pháp kịp thời và hiệu quả để giải quyết những vướng mắc đã, đang đặt ra, giúp phục hồi và phát triển kinh tế.

Đó cũng chính là cách huy động, khơi dậy nguồn lực lớn lao của kiều bào mà đất nước ta vẫn chú trọng suốt chiều dài lịch sử xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Là sự minh chứng về tình đoàn kết, sự tương thân tương ái của người Việt khắp năm châu, nhất là mỗi khi đồng bào cũng như đất nước gặp khó khăn...

Lũ lụt miền Trung: Hãy làm theo mệnh lệnh từ trái tim!

Lũ lụt miền Trung: Hãy làm theo mệnh lệnh từ trái tim!

TGVN. Làm gì để giúp được người dân Miền Trung chống chọi cơn bão số 8, số 9 đang đến gần và “đứng lên” sau ...

Lũ lụt miền Trung: Xin đừng nghi ngờ lòng tốt...

Lũ lụt miền Trung: Xin đừng nghi ngờ lòng tốt...

TGVN. Khi xảy ra lũ lụt miền Trung, hành động thiện nguyện, những đóng góp cho xã hội bằng hành động cụ thể của các ...

Ấm tình người mùa bão lũ ở miền Trung

Ấm tình người mùa bão lũ ở miền Trung

TGVN. Giữa những ngày mưa, bão lũ lịch sử, thiên tai chồng chất ở các tỉnh miền Trung, một lần nữa, tinh thần đoàn kết, ...

Kiều bào đồng lòng hướng về đồng bào vùng lũ lụt miền Trung

Kiều bào đồng lòng hướng về đồng bào vùng lũ lụt miền Trung

TGVN. Trước ảnh hưởng nghiêm trọng của lũ lụt miền Trung, bà con kiều bào ở nhiều nơi trên thế giới dù đang gồng mình ...

Nguyễn Tri Thức

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Jaguar thay đổi logo, chuẩn bị 'lột xác' hoàn toàn

Jaguar thay đổi logo, chuẩn bị 'lột xác' hoàn toàn

Jaguar vừa thay đổi bộ nhận diện gồm logo và biểu tượng, chuẩn bị chuyển mình thành một thương hiệu xe điện hạng sang.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động