Nhỏ Bình thường Lớn

Luật Đất đai là dự án luật có tầm quan trọng rất lớn, đối tượng tác động rất rộng

Đó là quan điểm của ông Trần Vũ Thanh, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ủy ban Kinh tế Quốc hội tại Hội thảo "Góp ý cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được chỉnh lý" diễn ra chiều nay (20/6) tại Hà Nội.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi):
Các chuyên gia đã chia sẻ quan điểm tại Hội thảo "Góp ý cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được chỉnh lý". (Nguồn: Hoàng Giang)

Hội thảo do Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam – VUSTA) phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức.

Phát biểu khai mạc, TS. Lê Công Lương, Phó Tổng Thư ký Liên hiệp Hội cho biết: Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) ngày 29/5/2023 sau khi được tiếp thu, chỉnh sửa và trình Quốc hội trong kỳ họp thứ V Quốc Hội khóa XV đã có sự tiếp thu và chọn lọc hoàn chỉnh tương đối nhiều các nội dung trên cơ sở các ý kiến góp ý của đông đảo giới nghiên cứu, các nhà khoa học và các tầng lớp nhân dân.

Để đảm bảo tính nhất quán, thống nhất, đồng bộ, phù hợp và khả thi của Dự thảo Luật, hội thảo là dịp để các nhà khoa học, chuyên gia tiếp tục góp ý về một số vấn đề như: Quyền sử dụng đất của đơn vị sự nghiệp công lập; chuyển mục đích sử dụng đất; thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đất do các công ty nông, lâm nghiệp đang quản lý, sử dụng… Qua đó, đề xuất các giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Vũ Thanh, Phó Vụ trưởng vụ Kinh tế, Ủy ban Kinh tế Quốc hội khẳng định, Luật Đất đai là dự án luật có tầm quan trọng rất lớn, tính chất phức tạp, đối tượng tác động rất rộng. Ngày mai (21/6), Quốc hội sẽ dành hẳn một ngày để thảo luận tại hội trường về dự án luật này.

Theo ông Trần Vũ Thanh, hiện nay đang nổi lên một số nội dung quan trọng còn nhiều ý kiến. Cụ thể, về quyền lựa chọn hình thức giao đất, cho thuê đất của đơn vị sự nghiệp công lập; chính sách đất đai dành cho đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, mở rộng đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, trong đó có đất trồng lúa; nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Quỹ phát triển quỹ đất và Tổ chức phát triển quỹ đất; cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất…

Bày tỏ quan điểm của mình, TS. Đặng Việt Dũng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho biết, quy hoạch sử dụng đất là thành phần không thể thiếu trong tất cả các đồ án quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch. Vì vậy, hệ thống quy hoạch sử dụng đất trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần thống nhất và tuân thủ theo hệ thống quy hoạch chung.

Đồng thời, theo ông Đặng Việt Dũng, cần thống nhất thời gian và thuật ngữ dùng chung khi quy định khoảng thời gian được xác định để làm cơ sở dự báo, tính toán các chỉ tiêu kinh tế - xã hội cho việc lập tất cả các cấp và loại quy hoạch ở tất cả các loại luật, để thuận lợi cho công tác khảo sát, đánh giá, dự báo khi xây dựng quy hoạch.

Từ đó, TS. Đặng Việt Dũng đề xuất, Ban soạn thảo cần bổ sung vào dự thảo quy định về thời gian và tầm nhìn quy hoạch sử dụng đất đô thị và nông thôn phù hợp với Luật Quy hoạch đô thị và Luật Xây dựng. Đồng thời, bổ sung các quy định về đất đô thị, đất xây dựng đô thị, quy định về đất dân dụng, đất ngoài dân dụng và các danh mục đất đô thị khác vào dự thảo Luật.

Ngoài ra, theo ông Đặng Việt Dũng, Ban soạn thảo cũng cần quy định bổ sung hình thức lấy ý kiến quy hoạch, đối tượng lấy ý kiến quy hoạch theo cấp quy hoạch, công tác tiếp thu, giải trình nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ phản biện đồ án quy hoạch, nâng cao chất lượng đồ án quy hoạch, đảm bảo công khai minh bạch trong triển khai quy hoạch.

Chia sẻ tại hội thảo, TS. KTS. Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, trong dự thảo luật, một số vấn đề được nhân dân quan tâm đã được nghiên cứu, rà soát kịp thời, nhất là thu hồi đất và xác định giá đất… Tuy nhiên, tiếp cận từ góc độ quy hoạch, quản lý vẫn còn một số tồn tại cần tiếp tục xem xét.

Ông Đào Ngọc Nghiêm nói, quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh cần được xem xét với tính độc lập nhất là bối cảnh phát triển kinh tế-xã hội và đô thị hóa nhanh trong giai đoạn tới. Trong quy hoạch sử dụng đất cần quan tâm đến yêu cầu phân kỳ 5 năm với kế hoạch sử dụng đất để tạo thuận lợi, cơ động là giao tỉnh được chủ động điều chỉnh hàng năm trên cơ sở khung quy định cả kỳ kế hoạch.

Chuyển đổi số báo chí là quá trình tất yếu để tồn tại và phát triển

Chuyển đổi số báo chí là quá trình tất yếu để tồn tại và phát triển

Trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0, báo chí thực hiện chuyển đổi số là xu thế tất yếu, mỗi cơ quan báo chí ...

Quỹ VIFOTEC là 'bà đỡ' cho các nhà khoa học ứng dụng thành công hàng nghìn sáng kiến, sáng chế vào đời sống

Quỹ VIFOTEC là 'bà đỡ' cho các nhà khoa học ứng dụng thành công hàng nghìn sáng kiến, sáng chế vào đời sống

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, các hoạt động của Quỹ VIFOTEC là “bà đỡ” cho các nhà khoa học ứng dụng ...

Cần biểu dương kịp thời, xứng đáng các sáng kiến trong công tác tư vấn, giám sát và phản biện xã hội

Cần biểu dương kịp thời, xứng đáng các sáng kiến trong công tác tư vấn, giám sát và phản biện xã hội

Sáng nay (22/12) tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam-VUSTA) đã tổ chức ...

'Sửa đổi Luật Giao dịch điện tử là rất cần thiết để đáp ứng yêu cầu cuộc sống'

'Sửa đổi Luật Giao dịch điện tử là rất cần thiết để đáp ứng yêu cầu cuộc sống'

Luật Giao dịch điện tử cần được sửa đổi, bổ sung để bảo đảm sự đồng bộ và thống nhất trong hệ thống pháp luật ...