Lý do BRICS ngày càng 'hot', cánh cửa gia nhập khối rộng mở, lợi ích nhiều hơn rủi ro?

Việt An
Trước khi mở rộng, 5 quốc gia thành viên trong BRICS đã chiếm khoảng 40% dân số thế giới và khoảng 1/4 GDP toàn cầu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
BRICS - đối trọng tiềm năng với vị thế bá chủ kinh tế của Mỹ
Cánh cửa gia nhập BRICS đang mở. (Nguồn: Reuters)

Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) sẽ cần một cái tên mới khi kết nạp thêm thành viên gồm Ai Cập, Ethiopia, Iran, Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) vào đầu năm nay.

Cánh cửa gia nhập BRICS đã được mở ra từ đó. Tháng 2/2024, Ngoại trưởng Nam Phi Naledi Pandor tuyên bố, hơn 30 quốc gia muốn tham gia nhóm quốc tế này.

Đối trọng với Mỹ

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim bày tỏ mong muốn gia nhập khối và đang vận động hành lang các quan chức Nga, Trung Quốc và Ấn Độ về đơn xin gia nhập của Kuala Lumpur.

Trong khi đó, Thái Lan cũng đã nộp đơn xin gia nhập chính thức vào tháng 6 năm ngoái. Giới chức Thái Lan hy vọng, nước này sẽ được tham gia Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Nga vào tháng 10 tới.

Tin liên quan
Đối mặt với Đối mặt với 'chiến dịch' phi USD hóa của BRICS, vị trí thống trị của đồng USD đang lung lay?

Trước đây, BRICS từng phải nỗ lực để tìm ra mục đích kinh tế hoặc địa chính trị của khối trong bối cảnh các quốc gia thành viên có rất ít điểm chung ngoài điểm chung duy nhất là những nước lớn và không thuộc phương Tây.

Tuy nhiên, những năm gần đây, BRICS ngày càng nỗ lực tự định hướng là tiếng nói của các nước Nam bán cầu - thuật ngữ dùng để mô tả các nền kinh tế đang phát triển.

Nhà nghiên cứu trong chương trình Đông Nam Á tại Viện Lowy Rahman Yaacob nhận định: "Đối với một số quốc gia, BRICS có thể là đối trọng với sự bá quyền kinh tế của Mỹ".

Việc gia nhập nhóm cũng có thể là cách để phòng ngừa về mặt chính trị, vì sự cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh.

Người phụ trách mảng chính sách thương mại tại Quỹ Hinrich Deborah Elms nói: "Nếu thế giới sắp chia thành các khối, thì việc gia nhập một khối còn hơn là bị loại".

Vì sao Malaysia, Thái Lan "gõ cửa" BRICS

Theo nhà nghiên cứu Rahman, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Malaysia. Nền kinh tế thứ 2 thế giới cũng là nguồn viện trợ phát triển lớn nhất cho một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

Đối với Thủ tướng Malaysia Anwar, việc gia nhập BRICS có thể là cách bảo đảm các thỏa thuận thương mại hoặc đầu tư cho quốc gia Đông Nam Á này.

Ông Wen Chong Cheah, nhà phân tích châu Á - Thái Bình Dương tại tổ chức Economist Intelligence Unit nhận định: "Ý định của Malaysia gia nhập BRICS có thể thúc đẩy các nước phương Tây tăng cường đầu tư vào Malaysia, hoặc thậm chí khuyến khích nước này cân nhắc nộp đơn xin gia nhập các liên minh liên kết với phương Tây, chẳng hạn như Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD)".

Theo ông Cheah, ngành công nghiệp bán dẫn của Malaysia cũng có thể được hưởng lợi từ mối quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc và Ấn Độ, vì hai thị trường tiêu dùng khổng lồ này có thể mua nhiều hơn thiết bị điện tử do Malaysia sản xuất.

Ngoài ra, việc gia nhập BRICS cũng có thể dẫn đến tăng lượng khách du lịch từ các nước thành viên trong khối, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ.

Trong khi đó, Thái Lan cũng có thể quan tâm đến việc gia nhập BRICS như một cách để khởi động lại nền kinh tế quốc gia đang suy yếu.

Thời gian gần đây, tăng trưởng kinh tế Thái Lan đã chậm lại trong bối cảnh ngành du lịch của nước này vẫn đang chật vật phục hồi sau đại dịch COVID-19.

BRICS - "đại gia" dầu mỏ

Năm 2001 - nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Goldman Sachs khi đó là ông Jim O’Neill - lập luận rằng Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu và đặt ra thuật ngữ BRIC.

Các nhà lãnh đạo 4 nước trên đã chấp thuận sử dụng tên này khi chính thức thành lập BRIC với Hội nghị thượng đỉnh năm 2009 tại thành phố Yekaterinburg của Nga.

Khối này đã thêm chữ “S” vào tên của khối khi Nam Phi gia nhập vào năm 2010, trở thành BRICS.

Năm 2014, BRICS thành lập ngân hàng phát triển của riêng mình, Ngân hàng Phát triển mới (NDB).

Kể từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 2015, NDB đã phê duyệt tổng cộng hơn 32 tỷ USD cho các nước thành viên vay. Trung Quốc hy vọng NDB có thể giải ngân thêm 5 tỷ USD cho các khoản vay trong năm nay.

Nếu gia nhập BRICS, Malaysia và Thái Lan sẽ là sự bổ sung đáng kể bởi cả hai nước này đều có quy mô kinh tế lớn gấp đôi Ethiopia và gần bằng quy mô của Iran và Ai Cập. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người của Malaysia chỉ thấp hơn một chút so với Trung Quốc.

Theo dữ liệu của Ngân hàng thế giới (WB), trước khi mở rộng thêm thành viên, 5 quốc gia trong BRICS ban đầu đã chiếm khoảng 40% dân số thế giới và khoảng 1/4 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu. Với sự tham gia của UAE và Saudi Arabia, BRICS hiện chiếm gần một nửa nguồn cung dầu trên toàn cầu.

Lợi ích nhiều hơn?

Vào tháng 5, một phát ngôn viên chính phủ Thái Lan gợi ý rằng, việc gia nhập BRICS sẽ giúp tạo ra "trật tự thế giới mới".

Tuy nhiên, BRICS vẫn đạt rất ít thành tựu.

Ví dụ, khối này không có bất kỳ thỏa thuận thương mại hoặc đầu tư chính thức nào.

Theo nhà phân tích Cheah, trong số các nước thành viên BRICS có các đối thủ của Mỹ như Nga và Iran. Điều này đồng nghĩa là những nước muốn gia nhập như Malaysia và Thái Lan sẽ cần phải tcân bằng.

Tuy nhiên, một số chuyên gia nhìn nhận, các quốc gia như Malaysia và Thái Lan có thể nhận được lợi ích kinh tế lớn hơn so với những rủi ro từ việc gia nhập BRICS.

Thị trường Halal: Để nắm bắt ‘đúng và trúng’

Thị trường Halal: Để nắm bắt ‘đúng và trúng’

Đại sứ Việt Nam tại Ai Cập Nguyễn Huy Dũng chia sẻ về tiềm năng và những trăn trở tìm cách “mở đường” cho doanh ...

Kinh tế thế giới vẫn đang rất ‘kiên cường’

Kinh tế thế giới vẫn đang rất ‘kiên cường’

Bất chấp những dự đoán ảm đạm, nền kinh tế toàn cầu vẫn duy trì khả năng phục hồi đáng kể, với tăng trưởng ổn ...

Để sản phẩm OCOP trở thành 'sứ giả du lịch' của Hà Nội

Để sản phẩm OCOP trở thành 'sứ giả du lịch' của Hà Nội

Mỗi sản phẩm OCOP đều là "sứ giả văn hóa", "sứ giả du lịch" của một địa phương cụ thể, thể hiện truyền thống, phong ...

Hơn 50 quốc gia muốn 'bắt tay' với Indonesia trong lĩnh vực sản phẩm Halal

Hơn 50 quốc gia muốn 'bắt tay' với Indonesia trong lĩnh vực sản phẩm Halal

Theo Cơ quan Đảm bảo sản phẩm Halal Indonesia (BPJPH), đến nay, đã có hơn 50 quốc gia bày tỏ mong muốn hợp tác với ...

Sức mạnh Siberia 2 'có biến', nhân tố then chốt rút lui? Thêm đòn giáng vào 'huyết mạch tài chính' của Nga

Sức mạnh Siberia 2 'có biến', nhân tố then chốt rút lui? Thêm đòn giáng vào 'huyết mạch tài chính' của Nga

Mới đây, chính phủ liên minh của Mông Cổ đã công bố kế hoạch phát triển đến năm 2028, trong đó dự án Sức mạnh ...

(theo Fortune)

Xem nhiều

Đọc thêm

Chiêm ngưỡng báu vật Champa tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chiêm ngưỡng báu vật Champa tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia

60 hiện vật tiêu biểu bằng chất liệu quý thuộc giai đoạn hưng thịnh nhất của Champa sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia trong thời ...
SpaceX tạm hoãn sứ mệnh Polaris Dawn

SpaceX tạm hoãn sứ mệnh Polaris Dawn

Ngày 27/8, tập đoàn công nghệ SpaceX hoãn việc phóng tên lửa tư nhân chở bốn phi hành gia lên vũ trụ.
Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức lễ kỷ niệm 79 năm Quốc khánh

Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức lễ kỷ niệm 79 năm Quốc khánh

Tại lễ Quốc khánh, Hiệp hội tem Ankara trưng bày bộ sưu tập tem lịch sử về Việt Nam, bày tỏ tình cảm của người dân Thổ Nhĩ Kỳ với ...
Tổng thống Putin hứa hẹn một điều với quốc gia muốn gia nhập BRICS

Tổng thống Putin hứa hẹn một điều với quốc gia muốn gia nhập BRICS

Ngày 26/8, Đại sứ Palestine tại Nga Abdel Hafiz Nofal cho biết, Palestine sẽ nộp đơn xin gia nhập BRICS.
Biến đổi khí hậu đang định hình lại cục diện chiến lược, Mỹ quyết tâm kéo mọi đối tác, đồng minh vào cuộc

Biến đổi khí hậu đang định hình lại cục diện chiến lược, Mỹ quyết tâm kéo mọi đối tác, đồng minh vào cuộc

Không ai có thể giải quyết thách thức về biến đổi khí hậu nếu không hợp tác cùng nhau.
Rối ren an ninh Mexico trước nạn băng đảng ma túy hoành hành

Rối ren an ninh Mexico trước nạn băng đảng ma túy hoành hành

Ngày 27/8, chính quyền Mexico cho biết, lực lượng cảnh sát cộng đồng đang dần trở thành mục tiêu tấn công của các băng đảng ma tuý.
Kiều bào - nguồn lực quan trọng xây dựng Bắc Giang trong tình hình mới

Kiều bào - nguồn lực quan trọng xây dựng Bắc Giang trong tình hình mới

Hình ảnh tỉnh Bắc Giang phát triển giàu đẹp, văn minh đã được quảng bá rộng rãi đến các đối tác, nhà ngoại giao, kiều bào tiêu biểu.
Giá cà phê hôm nay 27/8/2024: Giá cà phê trong nước vượt 120.000 đồng, mất cân bằng cung cầu, giá thế giới còn tăng đến đâu?

Giá cà phê hôm nay 27/8/2024: Giá cà phê trong nước vượt 120.000 đồng, mất cân bằng cung cầu, giá thế giới còn tăng đến đâu?

Giá cà phê hôm nay 27/8/2024: Giá cà phê trong nước vượt 120.000 đồng, mất cân bằng cung cầu, giá thế giới còn tăng đến đâu?
Đánh thức tiềm năng của 'xứ Dừa' Bến Tre

Đánh thức tiềm năng của 'xứ Dừa' Bến Tre

Với tiềm năng và lợi thế về kinh tế biển và kinh tế vườn, nguồn nhân lực trẻ dồi dào, có tay nghề cần cù, chịu khó học hỏi, đầy sáng tạo của người dân ...
Giá heo hơi hôm nay 27/8: Tăng rải rác; đề nghị sớm có hàng rào kỹ thuật cho ngành Chăn nuôi

Giá heo hơi hôm nay 27/8: Tăng rải rác; đề nghị sớm có hàng rào kỹ thuật cho ngành Chăn nuôi

Ghi nhận giá heo hơi hôm nay 27/8 tăng rải rác 1.000 đồng/kg trên toàn quốc, dao động trong khoảng 62.000 - 66.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 27/8/2024: Chu kỳ tăng giá sẽ kéo dài, dự báo mốc cao ‘ngoài tưởng tượng’

Giá tiêu hôm nay 27/8/2024: Chu kỳ tăng giá sẽ kéo dài, dự báo mốc cao ‘ngoài tưởng tượng’

Giá tiêu hôm nay 27/8/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 143.000 – 144.000 đồng/kg.
Lào Cai: 'Thế' và 'Lực' mới trong đầu tư phát triển

Lào Cai: 'Thế' và 'Lực' mới trong đầu tư phát triển

Hình ảnh một Lào Cai phát triển mạnh mẽ, hiện đại và bền vững đang ngày càng hiện hữu…
Bất động sản mới nhất: Giá đất Đà Lạt sau điều chỉnh, yêu cầu kiểm tra dự án nghìn tỷ, điều kiện người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam

Bất động sản mới nhất: Giá đất Đà Lạt sau điều chỉnh, yêu cầu kiểm tra dự án nghìn tỷ, điều kiện người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam

Điều kiện người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam, Lâm Đồng sắp điều chỉnh bảng giá đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Hà Nội đầu tư gần 6.000 tỷ đồng xây thêm hơn 8.300 căn nhà ở xã hội

Hà Nội đầu tư gần 6.000 tỷ đồng xây thêm hơn 8.300 căn nhà ở xã hội

Baoquocte.vn. Thành phố Hà Nội sẽ có thêm 6 dự án nhà ở xã hội với tổng diện tích gần 13 ha tại quận, huyện: Ba Đình, Long Biên, Thanh Trì, Thạch Thất.
Bất động sản mới nhất: Chấn chỉnh công tác đấu giá đất, Hà Nội duyệt 6 dự án nhà ở xã hội, trường hợp duy nhất được cấp sổ đỏ hộ gia đình

Bất động sản mới nhất: Chấn chỉnh công tác đấu giá đất, Hà Nội duyệt 6 dự án nhà ở xã hội, trường hợp duy nhất được cấp sổ đỏ hộ gia đình

Bn hành công điện chấn chỉnh công tác đấu giá đất, trường hợp duy nhất được cấp sổ đỏ hộ gia đình… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Xuyên đêm đấu giá đất ở Hà Nội, giá nhà chênh lệch lớn so với thu nhập, TPHCM khảo sát ý kiến về bảng giá đất điều chỉnh

Bất động sản mới nhất: Xuyên đêm đấu giá đất ở Hà Nội, giá nhà chênh lệch lớn so với thu nhập, TPHCM khảo sát ý kiến về bảng giá đất điều chỉnh

Thị trường trái phiếu địa ốc sôi động, xuyên đêm đấu giá đất tại Hà Nội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Giao dịch bất động sản quý II/2024: Đất nền tăng, giá chung cư có dấu hiệu chững do tâm lý người mua chờ đợi

Giao dịch bất động sản quý II/2024: Đất nền tăng, giá chung cư có dấu hiệu chững do tâm lý người mua chờ đợi

Bộ Xây dựng vừa công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý II/2024.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội tiếp tục ‘nóng’, lý do huyện Thanh Oai trả tiền cọc đấu giá đất, người mua tỉnh táo tránh rủi ro

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội tiếp tục ‘nóng’, lý do huyện Thanh Oai trả tiền cọc đấu giá đất, người mua tỉnh táo tránh rủi ro

Giá chung cư Hà Nội tiếp tục tăng, các đợt sốt đất chủ yếu là chiêu trò kiếm lời của giới đầu cơ… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/8: Đồng USD rời đỉnh 8 tháng, Yen Nhật nổi trội

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/8: Đồng USD rời đỉnh 8 tháng, Yen Nhật nổi trội

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/8 ghi nhận, đồng USD đã tăng từ mức thấp nhất trong 8 tháng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/8: Đồng USD rớt mạnh, vị thế dẫn đầu vẫn nguyên vẹn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/8: Đồng USD rớt mạnh, vị thế dẫn đầu vẫn nguyên vẹn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/8 ghi nhận chỉ số Dollar Index dừng ở mức 100,68.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/8: USD phục hồi từ đáy 13 tháng, thị trường tự do đã 'bay' tới 2,7%

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/8: USD phục hồi từ đáy 13 tháng, thị trường tự do đã 'bay' tới 2,7%

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/8 ghi nhận đồng USD phục hồi từ mức thấp nhất trong 13 tháng so với đồng EUR.
Cuộc thi The Audit Race 2024 chính thức quay trở lại với cơn sốt Adrenaline!

Cuộc thi The Audit Race 2024 chính thức quay trở lại với cơn sốt Adrenaline!

Tháng 8 này, bạn đã sẵn sàng chìm vào cơn sốt Adrenaline bất tận của mùa giải mới hay chưa?
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/8: USD 'tả tơi', EUR bật tăng nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/8: USD 'tả tơi', EUR bật tăng nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/8 ghi nhận đồng USD đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm so với đồng EUR và đồng Bảng Anh.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/8: Đồng USD xác lập đáy mới, 'nín thở' chờ phản ứng của Fed

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/8: Đồng USD xác lập đáy mới, 'nín thở' chờ phản ứng của Fed

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/8, đồng USD tiếp tục chạm mức thấp mới trong 7 tháng khi các nhà giao dịch chờ đợi phản ứng từ Fed.
Phiên bản di động