TIN LIÊN QUAN | |
Vụ nổ ở Sri Lanka: 228 người thiệt mạng, bắt 13 đối tượng, phong tỏa mạng xã hội | |
Youtuber, kinh doanh qua mạng xã hội có là nghề “ngồi mát ăn bát vàng”? |
Chiều Chủ nhật, ngày 21/4 (theo giờ Việt Nam) đã xảy ra 8 vụ đánh bom liên tiếp nhằm vào nhà thờ, khách sạn tại Sri Lanka, khiến ít nhất 228 người thiệt mạng.
Đài quan sát Internet NetBlocks cho biết rất nhiều dịch vụ mạng xã hội như Facebook, YouTube, Instagram,... đã không còn truy cập được trên toàn bộ lãnh thổ Sri Lanka ngay sau khi xảy ra vụ tấn công. Bên cạnh đó, ngay cả các ứng dụng nhắn tin, gọi điện như WhatsApp, Viber cũng được giới chức Sri Lanka cân nhắc để chặn.
Nguyên nhân được các quan chức nước này đưa ra là tạm thời ngăn chặn sự lan truyền thông tin sai lệch và giảm căng thẳng về cuộc tấn công được xem là đến từ các phần tử khủng bố cực đoan cho đến khi kết thúc cuộc điều tra.
Tình hình tại Sri Lanka đang rất căng thẳng, khiến chính phủ nước này đặt lệnh giới nghiêm và tạm thời chặn truy cập của các dịch vụ mạng xã hội. (Nguồn: Engadget) |
Động thái này của Sri Lanka được xem là đúng đắn, trong bối cảnh xảy ra một vụ tấn công nghiêm trọng mang tầm quốc gia. Mặc dù các mạng xã hội lớn như Facebook, YouTube,... cho biết họ đang có những biện pháp nhằm ngăn chặn thông tin xấu độc, sai sự thật, nhưng rõ ràng là vẫn chưa thể đáng tin cậy, và Sri Lanka cũng không “liều” để phó mặc sự an toàn vào các biện pháp này.
Có thể lấy thí dụ là vụ xả súng đẫm máu xảy ra tại New Zealand ngày 15/3 vừa qua, khi các đoạn clip trực tiếp ghi lại vụ xả súng đẫm máu của tay súng vẫn không ngừng được chia sẻ trên Facebook, Google và Twitter, bất chấp nỗ lực ngăn cản và loại bỏ của các trang mạng này.
Clip xả súng được quay bởi kẻ sát nhân phát tán rộng rãi trên mạng xã hội và các phương tiện truyền thông mà không bị ngăn chặn.
Các đoạn clip này được chia sẻ rộng rãi, đã thu hút hàng trăm cho tới hàng nghìn lượt xem trong nhiều tiếng đồng hồ trước khi bị xoá bỏ. Rõ ràng, ngay cả khi YouTube và Facebook rất nỗ lực trong công tác kiểm duyệt thông tin, thì họ vẫn có thể bị qua mặt dễ dàng, tạo ra những trào lưu xấu, sai lệch, khiến người dùng Internet “ngộ độc thông tin”.
Bên trong nhà thờ St. Sebastian sau vụ đánh bom khủng bố. (Nguồn: CNA) |
Sri Lanka không phải là quốc gia duy nhất từng đưa ra quyết định chặn tạm thời các trang mạng xã hội và dịch vụ truyền thông. Trước đó, Chính phủ nước Cộng hoà Congo từng ra lệnh cắt bỏ Internet và dịch vụ tin nhắn SMS trên toàn quốc để ngăn chặn các cuộc biểu tình phản đối lật đổ Tổng thống Joseph Kabila.
Iran cũng từng tạm thời chặn quyền truy cập vào Telegram và Instagram khi họ cố gắng ngăn chặn các cuộc biểu tình vì lo ngại kinh tế (đặc biệt là lạm phát) xảy ra tại quốc gia này, nhằm "duy trì hòa bình". Một số quốc gia khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập,... cũng từng không dưới một lần công khai chặn mạng xã hội Twitter trong thời gian ngắn vì các vấn đề chính trị.
Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp với Hội đồng an ninh quốc gia ngay tại nhà riêng. Trong một bình luận trên Twitter, Thủ tướng Ranil viết: "Tôi kịch liệt lên án vụ tấn công máu lạnh nhằm vào người dân hôm nay. Tôi kêu gọi tất cả người dân Sri Lanka trong thời điểm đau thương này sẽ tiếp tục đoàn kết và mạnh mẽ. Chính phủ sẽ có các biện pháp khẩn cấp để giải quyết tình hình".
Twitter hạn chế lượng tài khoản người dùng có thể theo dõi trong ngày Ngày 8/4, Twitter đã chính thức áp dụng quy định mới về việc hạn chế số lượng tài khoản mà một người dùng có thể ... |
“Nhiều bê bối, ít người dùng”, mạng xã hội Google+ chính thức bị khai tử Hôm nay, Google đã chính thức “xoá sổ” mạng xã hội Google+ cùng toàn bộ dữ liệu được chia sẻ trên mạng này. |
Facebook siết chặt qui định sử dụng tính năng phát trực tiếp livestream Ngày 29/3, mạng xã hội Facebook thông báo siết chặt các qui định sử dụng tính năng phát trực tiếp (livestream) sau khi tính năng ... |