TIN LIÊN QUAN | |
EVFTA không phải 'đũa thần', nếu doanh nghiệp không vượt qua rào cản | |
Sắp diễn ra sự kiện VINA - M&A 2020 tại TP. Hồ Chí Minh |
Vinamilk thâu tóm GTNFoods mang lại những lợi ích cho Vinamilk trong dài hạn như gia tăng thị phần. |
Xu hướng toàn cầu
Mua bán và sáp nhập (M&A) xuất hiện từ thập niên 1990 thông qua hàng loạt thương vụ sát nhập của các hãng dược nhằm tăng khả năng trong chuỗi cung ứng sản phẩm y tế.
Ngày nay, M&A đã trở thành công cụ trong phương thức kinh doanh mới và trở thành xu hướng thiết yếu để phát triển doanh nghiệp trên thị trường toàn cầu. Đặc tính của M&A chính là tạo ra được những giá trị mới cho các cổ đông, bên cạnh việc gia tăng giá trị của thị trường đối với thương hiệu cũ. Đồng thời, tạo ra năng lực cạnh tranh cao hơn, đạt hiệu quả tốt về chi phí, chiếm lĩnh thị phần lớn hơn, hiệu quả vận hành cao hơn.
Tuy nhiên, theo ông Samir Dixit - Giám đốc điều hành Brand Finance châu Á - Thái Bình Dương, để “một M&A diễn ra phải có đủ sự đồng thuận cần thiết và có chung một loại hình hoạt động. Đồng thời, theo nguyên tắc, khi một thương vụ M&A thành công, đồng nghĩa hoạt động của sự hợp nhất đó bằng một cái tên hoàn toàn mới. Nhưng thực tế, cũng đã có không ít doanh nghiệp sử dụng thương hiệu cũ, chỉ bởi sự thành công trong quá khứ của thương hiệu đó đã quá quen thuộc, chưa kể là có thị phần khá lớn.
Ngoài ra, trong một số trường hợp khác, sau khi thủ tục M&A hoàn tất, bên mua lại tiến hành thủ tục theo phương thức “nuốt” trọn và như vậy, doanh nghiệp bị mua lại sẽ ngừng hoạt động.
Và một thực tế, các doanh nghiệp thực hiện M&A với mục tiêu mở rộng và thúc đẩy tăng trưởng, thông qua việc “sở hữu” công nghệ, kỹ năng, tài nguyên và sản phẩm và nguồn nhân lực.
Do vậy, M&A đang là một xu hướng toàn cầu chung. Một thương vụ M&A diễn ra luôn gắn liền với các hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp và mỗi thương vụ M&A thành công, được ví như một lần “thay da đổi thịt” để đem lại lợi thế lớn hơn về thị phần, cũng như giá trị thương hiệu.
Cần thiết phải M&A
Một báo cáo mới đây về hoạt động M&A trong những năm gần đây cho thấy, tổng lượng vốn hoá cho M&A tại Việt Nam vào khoảng 50 tỷ USD.
Và hiện nay, trong bối cảnh hội nhập cùng các cam kết đa phương, song phương của Chính phủ Việt Nam đối với các thành viên trong tổ chức tham gia buộc phải tuân thủ nguyên tắc chung. Nhưng một khi doanh nghiệp Việt Nam với các yếu tố về tiềm lực tài chính yếu, kinh nghiệm và khả năng quản lý chưa đạt yêu cầu, chất lượng dịch vụ chưa tốt và cơ sở vật chất, cũng như hệ thống thông tin vẫn còn lạc hậu. Điều này tạo ra sức ép cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước.
Một thương vụ nổi tiếng và thành công đại diện cho điều này là thương vụ Vinamilk thâu tóm GTNFoods (công ty mẹ sữa Mộc Châu). Việc thâu tóm mang lại những lợi ích cho Vinamilk trong dài hạn như gia tăng thị phần.
Bên cạnh đó, thương vụ mua bán và sáp nhập này cũng giúp Vinamilk gia tăng nguồn cung sữa đầu vào trong nước nhờ đàn bò sữa của GTN cũng như quỹ đất tiềm năng để mở rộng chăn nuôi bò sữa. Lợi ích thứ ba trong thương vụ này là việc Vinamilk thâu tóm GTN khiến các đối thủ cạnh tranh không thể dòm ngó Sữa Mộc Châu nữa.
Bên cạnh đó, một thương vụ M&A cũng sẽ diễn ra trong điều kiện doanh nghiệp muốn mở rộng thị phần khu vực. Chẳng hạn như năm 2018, Thế giới Di động (TGDD) mua lại Chuỗi siêu thị điện máy Trần Anh (TAG) để mở rộng thị trường ra Hà Nội và miền Bắc. Hay trường hợp Taisho – tham vọng của tập đoàn dược phẩm lớn của Nhật Bản muốn mở rộng và chiếm thị phần tại Việt Nam, sau khi đã thâu tóm Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang – công ty dược phẩm nội địa lớn nhất thị trường.
Một thương vụ tiêu biểu trong vài năm gần đây là Thaco - Hoàng Anh Gia Lai. Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) từng là doanh nghiệp lớn nhất trên sàn chứng khoán. Tuy nhiên, do đầu tư dàn trải, quản trị không tốt, vay nợ cao… dẫn đến công ty lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng, liên tục thua lỗ. Trong khi Thaco – một trong những tập đoàn lớn nhất thị trường, đã thực hiện phi vụ “giải cứu” Hoàng Anh Gia Lai với thương vụ mua bán và sáp nhập trị giá gần 1 tỷ USD vào năm 2018.
Một minh chứng khác là thương vụ đình đám của tập đoàn Vingroup nhượng chuỗi bán lẻ VinMart và VinMart+ cho Masan cuối 2019.
Thương vụ này tối đa hóa năng lực cốt lõi của mỗi bên để phát triển thành một doanh nghiệp mới có giá trị vượt trội, dẫn dắt sự phát triển của ngành hàng tiêu dùng – bán lẻ Việt Nam. Đồng thời, cũng giúp Vingroup thoái vốn khỏi lĩnh vực không phải là trọng tâm mà tập trung hơn vào lĩnh vực công nghệ và công nghiệp. Trong khi đó, nó giúp cho Masan mở rộng ngành hàng tiêu dùng một cách nhanh chóng hơn.
Một thực tế cho thấy, sự kết hợp giữa các doanh nghiệp trong các thương vụ M&A khiến họ được hưởng lợi ích kinh tế mà các công ty riêng lẻ không thể đạt được, như: giúp giảm chi phí về quản lý, tiếp thị, nghiên cứu và tài chính. Nó cũng giúp loại bỏ sự trùng lặp của nhiều quy trình làm cho các công ty hiệu quả hơn.
Từ những lợi ích về mặt hoạt động và lợi ích về mặt tài chính, thực hiện M&A là một giải pháp tốt khi rơi vào khủng hoảng, đặc biệt là trong thời điểm nền kinh tế đang bị rung chuyển bởi dịch Covid-19 như hiện nay. Do vậy, một sự kết hợp bởi thương vụ M&A có thể là liều thuốc tốt cho các bên.
Rõ ràng, “Hoạt động M&A ở Việt Nam đã và sẽ tiếp tục là xu hướng tất yếu không thể nào đảo ngược được. Và không chỉ là M&A diễn ra tại thị trường Việt Nam: giữa DN Việt Nam với DN nước ngoài, mà còn là giữa các DN Việt với nhau. Ngay cả các DN nước ngoài cũng mời gọi các DN Việt tham gia M&A vào thị trường các quốc gia khác” như ông Phan Hữu Thắng - nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) từng nhận định.
| Mời doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội chợ thương mại quốc tế trực tuyến đầu tiên của Ấn Độ TGVN. Thương vụ - Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đang trao đổi, làm việc với Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công ... |
| Chung tay hiến kế giúp doanh nghiệp ‘vực dậy’ hậu Covid-19 TGVN. Cải cách thủ tục hành chính được xem là một trong những kênh quan trọng giúp doanh nghiệp "vực dậy" hoạt động sản xuất, kinh ... |
| EVFTA: Cơ hội giúp doanh nghiệp Việt lấy lại đà tăng trưởng TGVN. Từ phía doanh nghiệp, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) còn được khẳng định là cứu cánh mang đến ... |