Mất lợi thế khí đốt giá rẻ từ Nga, nước Đức muốn gì khi ‘đặt tiền lên bàn đàm phán’, bắn tín hiệu tới Trung Quốc, Mỹ?

Hải An
Với việc lợi thế về khí đốt giá rẻ của Nga không còn, nhiều người ở Đức nhận ra rằng, việc giữ mọi ngành công nghiệp trong nước là nhiệm vụ khó khăn, thậm chí có thể không đáng giá.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck. (Nguồn: DPA)
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck. (Nguồn: DPA)

Đối mặt với nỗi lo về quá trình phi công nghiệp hóa, Đức đã tìm cách áp dụng chính sách công nghiệp kiểu Pháp trong năm 2023 này, bao gồm các khoản trợ cấp lớn và các điều khoản bảo hộ “Mua hàng châu Âu”. Tuy nhiên, quyết định này đã vấp phải các hạn chế sớm hơn dự kiến.

Trước khi năm 2023 bắt đầu, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck đã dự đoán đúng những gì sẽ chiếm ưu thế trong chương trình nghị sự chính sách kinh tế của năm.

Ông nói tại một hội nghị ngành công nghiệp vào tháng 11/2022: “Năm tới chắc chắn sẽ bị chi phối bởi chính sách công nghiệp”.

Bộ trưởng Habeck biết rằng, sẽ có một cuộc chiến khó khăn trong năm 2023 vì “mô hình kinh doanh của Đức” đã bị nghi ngờ. Bởi khí đốt giá rẻ của Nga, thứ mà nhiều nhà sản xuất dựa vào, đã không còn chảy tới quốc gia Tây Âu do Moscow sử dụng “vũ khí năng lượng”.

Tin liên quan
Những nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2023: Mexico tăng 4 bậc, lên vị trí thứ 12 Những nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2023: Mexico tăng 4 bậc, lên vị trí thứ 12

Với việc lợi thế về khí đốt giá rẻ không còn, các nhà máy điện hạt nhân cuối cùng bị đóng cửa và điều kiện thực sự không mấy tốt cho năng lượng tái tạo, nhiều người ở Đức nhận ra rằng, việc giữ mọi ngành công nghiệp trong nước, đặc biệt là các ngành cơ bản sử dụng nhiều năng lượng như thép hoặc hóa chất, sẽ là một nhiệm vụ khó khăn, thậm chí có thể không đáng giá.

Nhưng Bộ trưởng Habeck đã sẵn sàng chiến đấu khi giao cho các cơ quan chính phủ một vai trò tích cực hơn nhiều so với những gì được biết đến trước đây.

Ông nói: “Những người tin rằng chúng tôi sẽ để nước Đức sụp đổ với tư cách là một địa điểm công nghiệp đã không tính đến ngành công nghiệp của Đức”.

Đó cũng là một thông điệp gửi tới Trung Quốc, Mỹ và những nước khác, những quốc gia đang cố gắng thu hút các công ty Đức và Liên minh châu Âu (EU) xây dựng địa điểm sản xuất trên đất của họ thay vì ở châu Âu, bao gồm cả việc sử dụng các khoản trợ cấp lớn.

Dùng tiền để cạnh tranh

Để đáp lại, Bộ trưởng Habeck sẵn sàng dùng tiền để cạnh tranh với Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) của Mỹ và chính sách công nghiệp của Trung Quốc.

Trong khi Ủy ban châu Âu (EC), đặc biệt là Chủ tịch Ủy ban Ursula von der Leyen và Ủy viên Thị trường nội địa EU Thierry Breton, chia sẻ phần lớn ý định của ông Habeck, họ muốn thấy việc này được thực hiện ở cấp EU hơn là từng quốc gia riêng lẻ.

Điều này đã khởi đầu một cuộc tranh luận diễn ra trong phần lớn mùa Xuân và mùa Hè năm 2023, nhằm quyết định xem liệu nó nên được thực hiện ở cấp độ EU hay trong từng quốc gia thành viên, điều mà nhiều người lo ngại có thể mang lại cho các quốc gia giàu có và lớn – như Đức – một lợi thế rõ ràng.

Tuy nhiên, cuối cùng, EC đã phải nhượng bộ quốc gia thành viên quyền lực nhất của mình và từ bỏ ý tưởng về khoản nợ mới ở cấp EU để tài trợ cho việc thúc đẩy trợ cấp.

Thay vào đó, bất chấp những lời cảnh báo của Giám đốc cạnh tranh Margrethe Vestager, EC đã mở cửa cho các khoản trợ cấp quốc gia, thông qua một kế hoạch tạm thời cho phép các nước EU “kết hợp” các khoản trợ cấp của nước ngoài với các đề nghị của chính họ.

Và, mọi chuyện nhanh chóng trở nên rõ ràng, những cảnh báo về lợi thế của Đức trong cuộc đua trợ cấp này là có cơ sở, vì nước này có thể chi cho viện trợ nhà nước gần bằng số tiền mà tất cả các quốc gia thành viên khác cộng lại.

Trong một thời gian, EC đã nói về một “biện pháp khắc phục mang tính cơ cấu” chống lại sự mất cân bằng này dưới hình thức Quỹ chủ quyền châu Âu.

Nhưng cuối cùng, khi EC trình bày bản đánh giá về tài chính dài hạn của EU vào mùa Hè này, những gì còn lại của Quỹ chủ quyền châu Âu là một sự thất vọng. Nền tảng công nghệ chiến lược cho châu Âu (STEP) với mức tài chính chỉ 10 tỷ Euro đã được đề xuất. Và khi các cuộc đàm phán giữa các quốc gia thành viên đang được tiến hành, có vẻ như điều này cuối cùng cũng không thể thành hiện thực.

Trong khi đó, việc Berlin có thể cấp tín dụng 10 tỷ Euro cho một nhà máy sản xuất chip thuộc gã khổng lồ Intel của Mỹ và 5 tỷ Euro cho một nhà máy của TSMC của Đài Loan (Trung Quốc), cho thấy tham vọng của Đức trong việc bỏ tiền lên bàn đàm phán.

Tháng 11 vừa qua, Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức đột ngột ra phán quyết rằng, việc chuyển đổi mục đích khoản tín dụng 60 tỷ Euro phân bổ cho đại dịch Covid-19 sang các sáng kiến xanh trong Quỹ Khí hậu và chuyển đổi (KTF) là vi hiến. Việc này ảnh hưởng tới chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp “kiểu Pháp” mà Đức đang áp dụng.

Sau nhiều tuần tranh luận, lãnh đạo chính phủ Đức hôm 13/12 tuyên bố một phần của quỹ sẽ được giữ lại, bao gồm tiền dành cho sản xuất chip, thép và hydro. Tuy nhiên, quỹ này đã phải cắt giảm tổng cộng 45 tỷ Euro, bao gồm cả một số tham vọng đưa việc sản xuất các tấm pin mặt trời về nước.

Đẩy Trung Quốc ra ngoài cuộc chơi

Những diễn biến mới đưa Đức tới loại chính sách công nghiệp thứ hai, trong đó Berlin hy vọng áp dụng “phong cách Paris” hơn, nhưng cuối cùng đã bị thực tế cản trở.

Tổng thống Emmanuel Macron của Pháp từ lâu đã kêu gọi sao chép khía cạnh gây tranh cãi nhất của IRA, đó là các quy tắc về “nội dung địa phương”, thường được gọi là điều khoản "Mua hàng Mỹ" trong cuộc tranh luận công khai, nhằm hạn chế hỗ trợ các sản phẩm như ô tô điện cho các sản phẩm sản xuất tại Mỹ.

Khi EC công bố “Đạo luật Công nghiệp net-zero” nhằm cố gắng thúc đẩy sản xuất công nghệ sạch trong nước, người Pháp đã nuôi hy vọng. Và dự thảo đầu tiên thậm chí còn cho phép một số quy tắc “Mua hàng châu Âu” được các quốc gia thành viên đưa ra.

Và Đức dường như đã đồng tình, ít nhất là trong một thời gian, vì Bộ trưởng Habeck kêu gọi áp dụng các quy định về “nội dung nội địa” của châu Âu tại hội nghị ngành công nghiệp năm 2023.

Nhưng sự phản kháng đã gia tăng nhanh chóng, xuất phát từ hai phe. Một bên là những người coi trọng thương mại tự do và cạnh tranh giá cả toàn cầu. Họ cảnh báo không nên bắt đầu một cuộc chiến tranh thương mại mang tính bảo hộ.

Bên kia là những người quan tâm đến việc xây dựng nhanh chóng năng lượng tái tạo. Họ cho rằng, việc loại trừ 80% mô-đun quang điện mặt trời toàn cầu có nguồn gốc từ Trung Quốc (nguồn cung giá rẻ nhất) có thể gây nguy hiểm cho các mục tiêu năng lượng tái tạo của châu Âu.

Đức, lo ngại về cả hai, do đó đã đột ngột từ bỏ đề xuất của EC, chỉ để lại 20% các cuộc đấu giá năng lượng tái tạo bị ảnh hưởng bởi một số tiêu chí “khả năng phục hồi” có thể có lợi cho sản xuất trong nước.

Tuy nhiên, Nghị viện châu Âu thúc đẩy một điều khoản mạnh mẽ hơn nhiều, theo đó, các nhà sản xuất Trung Quốc sẽ bị loại khỏi nhiều chương trình trợ cấp. Do vậy, kết quả của việc châu Âu nỗ lực thúc đẩy sản xuất trong nước thay vì nhập khẩu sẽ chỉ trở nên rõ ràng vào năm tới.

Tuy nhiên, mặc dù chính sách công nghiệp có thể không chi phối cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào năm 2024, nhưng việc thực hiện đúng chính sách vẫn sẽ tác động lớn đến sự thịnh vượng của toàn châu lục trong những thập niên tiếp theo.

Thị trường khí đốt hóa lỏng LNG toàn cầu 2024: Sẽ ‘cân bằng tuyệt vời’, Trung Quốc và châu Âu vẫn là ẩn số

Thị trường khí đốt hóa lỏng LNG toàn cầu 2024: Sẽ ‘cân bằng tuyệt vời’, Trung Quốc và châu Âu vẫn là ẩn số

Trung Quốc đã giành lại vị trí nhà nhập khẩu khí đốt hàng đầu thế giới trong năm nay và sẽ tiếp tục thúc đẩy ...

Kinh tế thế giới nổi bật (1-7/12): EU vẫn chưa thể đoạn tuyệt khí đốt Nga, Mỹ vững vị trí ‘ông lớn’ năng lượng, vốn FDI vào Đức tăng

Kinh tế thế giới nổi bật (1-7/12): EU vẫn chưa thể đoạn tuyệt khí đốt Nga, Mỹ vững vị trí ‘ông lớn’ năng lượng, vốn FDI vào Đức tăng

Lượng khí tự nhiên hóa lỏng EU nhập từ Nga cao kỷ lục, Mỹ đang trên đà trở thành nước sản xuất và xuất khẩu ...

Quan hệ Trung Quốc-Nga: Khí đốt nâng tầm chiến lược

Quan hệ Trung Quốc-Nga: Khí đốt nâng tầm chiến lược

Nếu tất cả các dự án năng lượng thành hiện thực, dự kiến gần 100 tỷ mét khối khí đốt của Nga sẽ đến Trung ...

Không màng rào cản, xuất khẩu dầu Moscow vượt năm 2021; thương mại Nga - Trung Quốc bùng nổ

Không màng rào cản, xuất khẩu dầu Moscow vượt năm 2021; thương mại Nga - Trung Quốc bùng nổ

Mới đây, trong cuộc họp của Hội đồng Phát triển chiến lược và dự án quốc gia, Phó thủ tướng Nga Andrei Belousov cho biết, ...

Mỹ 'giáng đòn' mạnh, loạt cổ đông giã từ dự án LNG 2 Bắc Cực của Nga, Trung Quốc lên tiếng

Mỹ 'giáng đòn' mạnh, loạt cổ đông giã từ dự án LNG 2 Bắc Cực của Nga, Trung Quốc lên tiếng

Ngày 26/12, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, sự tham gia của nước này vào dự án khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) 2 ...

(theo Euractiv)

Xem nhiều

Đọc thêm

MU tính lên kế hoạch tái ký miễn phí Angel Gomes

MU tính lên kế hoạch tái ký miễn phí Angel Gomes

Tân HLV Ruben Amorim ủng hộ Ban lãnh đạo MU tái ký tiền vệ người Anh Angel Gomes.
Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Tháng 9/2024, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết ...
Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Những bí mật đằng sau thành công của Mason Greenwood tại Marseille đã được truyền thông Pháp tiết lộ.
Những chiến sĩ đặc biệt tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Những chiến sĩ đặc biệt tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Đội quân khuyển từ Trường Trung cấp 24 Biên phòng sẽ tham gia trình diễn tại lễ khai mạc Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (19/12-22/12).
Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Hành trình ra đời của Tạp chí Quan hệ Quốc tế là ấp ủ, quyết tâm của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao 35 năm về trước.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

TS. Nguyễn Văn Thân thông tin, Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc 2024 đã thu hút hơn 500 đại biểu từ hai quốc gia.
Khát vọng về 'chân trời tăng trưởng và phát triển mới' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam-Hàn Quốc

Khát vọng về 'chân trời tăng trưởng và phát triển mới' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam-Hàn Quốc

Chiều nay (21/11), Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc năm 2024 đã diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Hà Nội.
Giới thiệu hình ảnh, tiềm năng của Bình Định với nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan

Giới thiệu hình ảnh, tiềm năng của Bình Định với nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan

Từ 21-23/11, tại TP. Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định tổ chức sự kiện Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan.
Giá cà phê hôm nay 21/11/2024: Giá cà phê bật tăng mạnh mẽ, xuất khẩu giảm sâu, hàng Việt sẽ vẫn tuân thủ EUDR

Giá cà phê hôm nay 21/11/2024: Giá cà phê bật tăng mạnh mẽ, xuất khẩu giảm sâu, hàng Việt sẽ vẫn tuân thủ EUDR

Giới phân tích dự báo sản lượng cà phê vụ 2024 - 2025 của Việt Nam có thể giảm 10-15% so với vụ 2023 - 2024. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê ...
Thu hút vốn FDI xanh: Lợi thế nhiều, thách thức lớn

Thu hút vốn FDI xanh: Lợi thế nhiều, thách thức lớn

Baoquocte.vn. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xanh đang hòa mình cùng làn sóng phát triển kinh tế xanh của đất nước.
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Tồn kho ngày càng lớn, giá chung cư tại TPHCM chạm 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11 ghi nhận đồng USD tăng giá so với các đồng tiền chính, neo ở mức đỉnh trong một năm.
Phiên bản di động