'Mật phục' để bắt các trường hợp giáo viên dạy thêm, xử phạt là chưa phù hợp

Mai Châm
Đại biểu Trần Công Long (đoàn Bạc Liêu) cho rằng, cần tìm căn nguyên của vấn đề dạy thêm, học thêm. Từ trước tới nay chúng ta tiếp cận vấn đề này như một vấn nạn, bị cấm. Nhiều nơi 'mật phục' để bắt các trường hợp giáo viên dạy thêm, xử lý, xử phạt là chưa phù hợp.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
"Con em chúng tôi đỗ đạt là nhờ học thêm": Cần tìm căn nguyên vấn đề?
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Rất nhiều giáo viên coi dạy thêm như một kế mưu sinh

Đại biểu Trần Công Long (Bạc Liêu) cho rằng cần tìm căn nguyên của vấn đề dạy thêm, học thêm.

"Từ trước tới nay chúng ta tiếp cận vấn đề này như một vấn nạn, bị cấm. Nhiều nơi 'mật phục' để bắt các trường hợp giáo viên dạy thêm, xử lý, xử phạt. Tuy nhiên, tôi cho rằng cách ứng xử với nhà giáo như thế này chưa phù hợp và cần có cách quản lý khác.

Đại biểu Trần Công Long cho rằng nên đánh giá tác dụng, ý nghĩa của dạy thêm trong giáo dục và nhu cầu thực tiễn của phụ huynh, học sinh.

"Thú thực, con em chúng tôi trưởng thành, đỗ đạt đi làm cũng nhờ học thêm", ông Trần Công Long nói.

Nhắc lại ý kiến của một đại biểu khác về việc tại sao ngành y được làm thêm mà ngành giáo dục không được dạy thêm, đại biểu Long cho rằng giải quyết vấn đề dạy thêm cần nắm được căn nguyên, dạy thêm xuất phát từ việc đời sống, thu nhập của giáo viên quá thấp.

Ông nói: "Rất nhiều giáo viên coi dạy thêm như một kế mưu sinh. Chúng ta hãy nhìn thẳng vào vấn đề này".

Do vậy, đại biểu cho rằng trong tình hình dịch bệnh 2 năm qua, đối tượng giáo viên cũng là đối tượng cần được cứu trợ. Đại biểu mong ngành giáo dục có giải pháp căn cơ về vấn đề này.

Trả lời vấn đề dạy thêm - học thêm mà đại biểu Trần Công Long tranh luận, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn làm rõ: có hai việc dạy thêm. Việc dạy thêm ngoài giờ, ngoài trường và cả những người không làm việc trong cơ sở giáo dục là nhu cầu không thể cấm được.

Trước đây Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) có Thông tư 17 quy định về việc dạy thêm và học thêm, đặt vấn đề rằng đây là ngành kinh doanh có điều kiện. Nhưng Luật đầu tư năm 2016 lại loại bỏ dạy thêm ra khỏi danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cho nên nhiều điều khoản của Thông tư 17 không còn hiệu lực. Hiện nay, Bộ GD&ĐT đề nghị dạy thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong Luật đầu tư.

Tuy nhiên, việc dạy thêm - học thêm mà nếu giáo viên bớt các nội dung giảng dạy chính thức, hoặc dạy trước nội dung trên lớp là bị cấm. Điều này nằm trong đạo đức nhà giáo và bị cấm. Nếu có các giáo viên dạy thêm như vậy thì mới là điều cần lên án.

'Mật phục' để 'bắt' các trường hợp giáo viên dạy thêm, xử phạt là chưa phù hợp
Đại biểu Trần Công Long chất vấn Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. (Ảnh chụp màn hình).

Do phụ huynh muốn con học để đi thi hơn là phát triển bản thân

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành (đoàn Thái Nguyên) cho rằng vấn đề dạy thêm - học thêm chưa có hồi kết. Đại biểu này nêu lên 4 vấn đề ngành giáo dục cần làm để giải quyết:

Thứ nhất là giảm tải chương trình. Nhiều nội dung chưa phù hợp, học sinh phải tiếp thu rất nhiều. Yêu cầu càng cấp thiết khi học trực tuyến.

Thứ hai là đổi mới phương pháp dạy học, chuyển từ phương pháp dạy "dồn ép kiến thức" sang dạy tư duy.

Thứ ba là phương pháp thi cử. Mặc dù đã có cải tiến nhưng cần thi cử tập trung vào đổi mới, sáng tạo, thi đề mở. Nhờ đó, lò luyện những năm gần đây giảm bớt.

Thứ tư là tổ chức hệ thống trường học, đặc biệt là tổ chức lại ở các trường chuyên, tạo môi trường hài hòa, phù hợp cho học sinh.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, việc dạy thêm - học thêm cần có những giải pháp chuyên môn và cả giải pháp về tinh thần, thái độ xã hội.

Các biện pháp đại biểu nêu là giải pháp về chuyên môn, Bộ GD&ĐT đang thực hiện. Việc đổi mới giảng dạy của một số môn cũng nhằm tăng cường năng lực tự học, sáng tạo của học sinh.

Người đứng đầu ngành giáo dục nói: "Việc trang bị kiến thức và nhồi nhét kiến thức chính là một trong các nguyên nhân dẫn đến việc dạy thêm và học thêm.

Thời gian tới, trong các phương án đổi mới kiểm tra vào các giai đoạn 2025, chúng tôi cũng tính đến điều chỉnh phương án thi trung học phổ thông và kiểm tra đánh giá thường xuyên để làm sao từ góc độ kiểm tra, đánh giá có thể hạn chế được việc này.

Trên thực tế, các phụ huynh cũng có tâm lý muốn con em học để ứng thí hơn là chú ý đến việc con em mình học để phát triển bản thân.

Đây cũng còn là một vấn đề tâm lý xã hội cần phải điều chỉnh, xem việc học có phù hợp với con mình hay không hay là cả nhóm bạn đi học nên cũng cho con đi học.

Đó là một yếu tố về mặt tâm lý xã hội, dư luận xã hội, tâm lý của phụ huynh. Việc này chúng tôi nghĩ là cần một giải pháp mang tính tổng thể".

Nghị trường Quốc hội ngày 11/11 "nóng" vì vấn đề dạy thêm - học thêm. Các đại biểu liên tục chất vấn Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn về việc có nên cấm dạy thêm - học thêm hay không.

Đại biểu Nguyễn Huy Thái (Bạc Liêu) hỏi: "Mặc dù Bộ GD&ĐT đã nghiêm cấm việc dạy thêm và học thêm trong mùa dịch nhưng gần đây đã xuất hiện tình trạng dạy thêm và học thêm trực tuyến, thậm chí có tình trạng học sinh bị ép học thêm trực tuyến. Cử tri bức xúc kiến nghị rằng Bộ GD&ĐT cần tiến hành thanh tra việc dạy thêm và học thêm trực tuyến trong mùa dịch Covid-19, xin Bộ trưởng cho biết quan điểm của Bộ trưởng về vấn đề này như thế nào?"

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trả lời, việc dạy thêm, học thêm là việc mà ngành giáo dục ngăn chặn, nghiêm cấm. Gần đây, xuất hiện hiện tượng dạy trực tuyến, dạy online, nảy sinh hiện tượng dạy tăng thêm giờ, dạy thêm trực tuyến. Thái độ của Bộ GD&ĐT là ngay cả khi ở trong trạng thái bình thường đã cần phải ngăn dạy thêm giờ.

Bộ trưởng GD&ĐT nói: "Trong khi học trực tuyến, học sinh căng thẳng hơn. Việc dạy thêm giờ, thêm nội dung càng là việc chúng ta cần phải lên án. Trong Thông tư số 09 ngày 30/3/2021 Bộ GD&ĐT ban hành quy định về dạy và học trực tuyến đã quy định số giờ được dạy cho các cấp, các lớp.

Nếu các trường thấy học sinh đi học quá các giờ theo quy định thì tôi đề nghị các sở giáo dục, các địa phương cũng cần phải kiểm tra, thanh tra việc học trực tuyến xem có bố trí quá giờ quá nhiều hay không, có hiện tượng này hay không?

Quan điểm là chúng tôi cũng sẽ tăng cường việc thanh tra, kiểm tra và có đầy đủ các căn cứ để nói rằng chúng ta cần phải tích cực ngăn chặn việc này".

Dạy và học trực tuyến 'nóng' ở nghị trường, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói gì?

Dạy và học trực tuyến 'nóng' ở nghị trường, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói gì?

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng, việc dạy trực tuyến lúc này đang làm một hình thức ứng ...

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn: Giáo viên đọc văn mẫu cho học sinh chép là rất tai hại

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn: Giáo viên đọc văn mẫu cho học sinh chép là rất tai hại

Trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội sáng 11/11, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn chia sẻ, việc giáo viên đọc văn mẫu ...

(theo Dân trí)
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Chìa khóa để xây dựng nền giáo dục chất lượng, bền vững từ việc quản lý dạy thêm, học thêm

Chìa khóa để xây dựng nền giáo dục chất lượng, bền vững từ việc quản lý dạy thêm, học thêm

Việc hài hòa giữa quản lý và thực tế dạy thêm, học thêm chính là chìa khóa để xây dựng một môi trường giáo dục chất lượng và bền vững.
EU khẳng định phải đàm phán về Ukraine, Tổng thống Donald Trump nói sẽ sớm có ngừng bắn

EU khẳng định phải đàm phán về Ukraine, Tổng thống Donald Trump nói sẽ sớm có ngừng bắn

Ngày 12/2, các cường quốc châu Âu, bao gồm Anh, Pháp và Đức, tuyên bố họ phải tham gia vào mọi cuộc đàm phán trong tương lai về số phận ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 13/2 và sáng 14/2: Lịch thi đấu Europa League - FC Porto vs AS Roma; VĐQG Saudi Arabia - Al Ahli vs Al Nassr

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 13/2 và sáng 14/2: Lịch thi đấu Europa League - FC Porto vs AS Roma; VĐQG Saudi Arabia - Al Ahli vs Al Nassr

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 13/2 và sáng 14/2: Lịch thi đấu Europa League - Union St.Gilloise vs Ajax; VĐQG Saudi Arabia - Al Ahli vs Al Nassr.
Kết quả bóng đá hôm nay 13/2 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 13/2 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 13/2. KQBĐ hôm nay của Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, ...
Triều Tiên cắt thêm một kênh liên lạc với Hàn Quốc, Seoul phản pháo việc Bình Nhưỡng yêu cầu một tổ chức quốc tế ra mặt

Triều Tiên cắt thêm một kênh liên lạc với Hàn Quốc, Seoul phản pháo việc Bình Nhưỡng yêu cầu một tổ chức quốc tế ra mặt

Triều Tiên đã thông báo cho Tổ chức Hàng không Dân dụng quốc tế về kế hoạch cắt đứt kênh liên lạc kiểm soát không lưu với Hàn Quốc.
Lần đầu tiên Tổng thống Nga Putin điện đàm với Tổng thống lâm thời Syria al-Assad, hai bên đã nói gì?

Lần đầu tiên Tổng thống Nga Putin điện đàm với Tổng thống lâm thời Syria al-Assad, hai bên đã nói gì?

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống lâm thời Syria Ahmed al-Sharaa đã có cuộc điện đàm trao đổi về tình hình ở quốc gia Trung Đông.
Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có thể gây ảnh hưởng đến tàu thuyền hoạt động trên các vùng biển nguy hiểm

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có thể gây ảnh hưởng đến tàu thuyền hoạt động trên các vùng biển nguy hiểm

Áp thấp nhiệt đới không mạnh nhưng kết hợp với không khí lạnh có thể gây ra gió mạnh, giông lốc và sóng lớn, ảnh hưởng đến tàu thuyền hoạt động.
Nghị quyết số 57 như lời hiệu triệu đối với toàn thể đội ngũ trí thức, nhà khoa học

Nghị quyết số 57 như lời hiệu triệu đối với toàn thể đội ngũ trí thức, nhà khoa học

Theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt, Nghị quyết số 57 như lời hiệu triệu, là mệnh lệnh đối với toàn thể đội ngũ trí thức, nhà khoa học.
Ngày Valentine năm 2025 là ngày, thứ mấy?

Ngày Valentine năm 2025 là ngày, thứ mấy?

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung về việc ngày Valentine năm 2025 là ngày, thứ mấy?
Cháy chùa vẽ, công trình 300 năm tuổi ở Bắc Giang

Cháy chùa vẽ, công trình 300 năm tuổi ở Bắc Giang

Chùa Vẽ (Bắc Giang) lưu giữ hệ thống tượng phật và nhiều đồ thờ quý giá. Bên trong chùa có một quả chuông lớn được đúc từ thời Lê Cảnh Hưng.
Lễ giao nhận quân năm 2025 sẽ diễn ra từ 13-15/2

Lễ giao nhận quân năm 2025 sẽ diễn ra từ 13-15/2

Năm 2025, việc tiến hành tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ được thực hiện trong một đợt và lễ giao nhận quân năm 2025 diễn ra trong 3 ngày.
Điểm danh 6 loại thực phẩm bổ dưỡng cho da mà chị em phụ nữ cần biết

Điểm danh 6 loại thực phẩm bổ dưỡng cho da mà chị em phụ nữ cần biết

Dưới đây là 6 loại thực phẩm bổ dưỡng mà chị em phụ nữ nào cũng cần biết nếu muốn có một làn da khỏe mạnh và sáng mịn.
Viện trợ y tế giữa 'ngã ba đường' của ngoại giao, chiến lược phát triển và công bằng

Viện trợ y tế giữa 'ngã ba đường' của ngoại giao, chiến lược phát triển và công bằng

Viện trợ y tế nằm ở giao điểm của ngoại giao, nhân đạo và hoạch định chính sách chiến lược.
Virus cúm nguy hiểm như thế nào với não bộ?

Virus cúm nguy hiểm như thế nào với não bộ?

Virus cúm khiến bạn trở nên chậm chạp, trường hợp nặng có thể gây viêm não, dẫn đến tử vong.
Bệnh cúm, sởi, sốt xuất huyết đang gia tăng tại Hà Nội

Bệnh cúm, sởi, sốt xuất huyết đang gia tăng tại Hà Nội

Ngày 11/2, Hà Nội thông tin, trong tuần qua, thành phố ghi nhận gia tăng trường hợp mắc bệnh sởi, cúm, sốt xuất huyết.
7 mẹo đơn giản để đạt mục tiêu 10.000 bước mỗi ngày mà không cần ra khỏi nhà

7 mẹo đơn giản để đạt mục tiêu 10.000 bước mỗi ngày mà không cần ra khỏi nhà

Đi đường vòng, đặt báo thức di chuyển, leo cầu thang... là những cách giúp bạn dễ đạt mục tiêu đi đủ 10.000 bước mỗi ngày mà không cần ra ngoài.
Ngăn ngừa các ca tử vong sớm, Indonesia triển khai chương trình khám sức khỏe miễn phí

Ngăn ngừa các ca tử vong sớm, Indonesia triển khai chương trình khám sức khỏe miễn phí

Chính phủ Indonesia khởi động chương trình khám sàng lọc sức khỏe miễn phí hằng năm, với tổng ngân sách 3 nghìn tỷ Rupiah (183,54 triệu USD).
Phát hiện mới về vi nhựa trong não người

Phát hiện mới về vi nhựa trong não người

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Medicine cho thấy sự gia tăng đáng kinh ngạc vi nhựa và nano nhựa trong não người.
Phiên bản di động