Mở chương mới trong hợp tác dầu khí Việt Nam - Algeria

Sáng ngày 2/6/2015 (giờ địa phương), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Algeria Abdelmalek Sellal đã đến thăm Công ty Dầu khí Quốc gia Algeria (Sonatrach) - đối tác của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia trong Liên doanh khai thác mỏ dầu Bir Sebaar và MOM tại lô 433a và 416b tại sa mạc Sahara của Algreria.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Công ty Dầu khí quốc gia Algeria.

Với việc chính thức tuyên bố khai thác dòng dầu thương mại đầu tiên vào đầu tháng 7 tới; Liên doanh khai thác dầu khí này là một biểu tượng hợp tác thành công giữa Việt Nam và Algeria; đồng thời cũng đánh dấu sự thành công của một trong những dự án đầu tư ra nước ngoài lớn nhất về dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Biểu tượng hợp tác thành công

Sự hiện diện của Thủ tướng Algeria Abdelmalek Sellal cùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại trụ sở Sonatrach đã cho thấy sự coi trọng và quan tâm đặc biệt của Chính phủ hai nước đối với dự án này; đồng thời sự thành công của dự án cũng tạo ra triển vọng mới trong hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Algeria.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Công ty Dầu khí quốc gia Algeria.

Dự án liên doanh thăm dò và khai thác dầu khí ở lô 433a và 416b được lý kết hợp đồng ngày 10/7/2002 giữa Tổng Công ty thăm dò và khai thác dầu khí Việt Nam (PVEP) và Công ty dầu khí quốc gia Algeria (Sonatrach) theo tỷ lệ Việt Nam 75% và Algeria 25%. Ngày 10/2/2009, PVEP, Sonatrach và Công ty thăm dò và khai thác dầu khí Thái Lan (PTTEP) đã ký kết thoả thuận liên doanh điều hành phát triển khai thác dầu khí với tổng số vốn đầu tư 1,26 tỷ USD, trong đó PVEP nắm 40%, PTTEP 35%, Sonatrach 25%. Sau quá trình thăm dò, tiến hành khoan hàng chục giếng, liên doanh đã xác định được trữ lượng tại chỗ vượt dự kiến là khoảng 150 triệu tấn (tương đương 1 tỷ thùng) dầu có chất lượng ngang với chất lượng dầu Biển Bắc.

Liên doanh sẽ chính thức khai thác dòng dầu thương mại đầu tiên từ mỏ Bir Sebarr và mỏ MOM từ tháng 7 tới với sản lượng 2.900 tấn dầu/1 ngày (tương đương 20.000 thùng) và sản lượng sẽ tăng lên đỉnh 5.800 tấn/ngày (tương đương 40.000 thùng) vào các năm 2018, 2019, 2020 và 2021. Tính trung bình, các mỏ này sẽ đạt sản lượng khai thác 1,1 triệu tấn/1 năm (năm 2014, Việt Nam mới đạt sản lượng khai thác gần 17 triệu tấn). Tổng cộng, với thời gian khai thác kéo dài trong 25 năm, liên doanh sẽ có sản lượng dầu thương mại khoảng 30 triệu tấn (tương đương 200 triệu thùng).


Theo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, với tỷ lệ 40% trong liên doanh, Việt Nam sẽ thu về mỗi năm 100 đến 150 triệu USD doanh thu bán dầu và sau 6 năm sẽ hoàn vốn đầu tư vào dự án này. Đặc biệt, Chính phủ Algeria cũng đã chấp thuận đề nghị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến thăm lần này và sẽ giao cho liên doanh tiến hành khai thác các mỏ lân cận được thuận lợi. Với trữ lượng thăm dò khoảng 150 triệu tấn (1 tỷ thùng), việc khai thác thêm các mỏ mới sẽ đem lại sản lượng và doanh thu lớn cho liên doanh.

Phát biểu tại buổi Lễ công bố khai thác dòng dầu thương mại đầu tiên tại mỏ Bir Sebaar và MOM, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định việc Liên doanh PVEP-Sonatrach-PTTEP chính thức khai thác dòng dầu thương mại đầu tiên sẽ đem lại lợi ích cho hai doanh nghiệp dầu khí cũng như hai nước. “Đây là một biểu tượng hợp tác thành công giữa hai nước; là thành quả của sự hợp tác kiên trì và lâu dài giữa các doanh nghiệp Việt Nam - Algeria và sẽ là một đóng góp thiết thực vào việc tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác tốt đẹp giữa hai nước; tạo động lực để hai bên tiếp tục mở rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực mới” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự nỗ lực, kiên trì, lao động bền bỉ, gian khổ của các cán bộ, kỹ sư, công nhân Việt Nam và Algeria của liên doanh trong suốt hơn 10 năm qua để có được thành quả hôm nay. Chúc mừng thành công bước đầu của hai công ty dầu khí hai nước, Thủ tướng mong muốn hai bên tiếp tục hợp tác chặt chẽ để đảm bảo hiệu quả khai thác; đồng thời cho biết Chính phủ Algeria đã ủng hộ để hai tập đoàn của hai nước được giao thêm các mỏ mới liền kề để khai thác trong tương lai. Về phần mình, Chính phủ Việt Nam ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi để hai doanh nghiệp tiến hành hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam cũng như thăm dò, khai thác dầu khí ở nước thứ ba.

Triển vọng mới

 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Abdelmalek Sellal đã chứng kiến lễ ký Thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Sonatrach.

Tại Trụ sở Sonatrach, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Abdelmalek Sellal đã chứng kiến lễ ký Thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Sonatrach. Thỏa thuận hợp tác sẽ được triển khai trên các lĩnh vực dầu khí từ thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn. Theo đó, Sonatrach sẽ tạo điều kiện cho Petrovietnam thăm dò khai thác tại khu vực cận kề mỏ Bir Seba và cung cấp các dịch vụ dầu khí cho phía Việt Nam, đồng thời hai bên sẽ mở rộng đào tạo, trao đổi cán bộ, chuyên viên kỹ thuật.

Với việc hai Tập đoàn ký thỏa thuận hợp tác mới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tin tưởng rằng tới đây, việc khai thác dầu ở sa mạc Sahara sẽ có bước phát triển mới. Việc dự án Bir Seba sắp cho dòng dầu thương mại là minh chứng cho sự hợp tác có hiệu quả giữa hai tập đoàn dầu khí lớn nhất của hai quốc gia. Thủ tướng tin tưởng rằng, với tình hữu nghị truyền thống lâu đời, với sự ủng hộ của hai chính phủ, chắc chắn thời gian tới, Petrovietnam và Sonatrach sẽ có những phát triển vượt bậc, góp phần xây dựng kinh tế cho Algeria và Việt Nam.

Algeria là quốc gia có thế mạnh về dầu với trữ lượng ước tính khoảng 5,7 tỷ tấn (tương đương 38 tỷ thùng), sản lượng gần 180.000 tấn/ngày (tương đương 1,2 triệu thùng), xếp thứ 13 về sản lượng sản xuất và thứ 9 về sản lượng xuất khẩu; là 1 trong 3 nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu ở châu Phi. Về khí đốt, Algeria có trữ lượng khoảng 4.500 tỷ m3, sản lượng 60 tỷ m3/năm và là nước sản xuất khí tự nhiên hàng đầu ở châu Phi; nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn thứ hai vào châu Âu và đứng thứ 4 thế giới.

Tổng quan về dự án 433a&416b, Algeria

- Ngày ký: 10/07/2002

- Ngày hiệu lực: 30/6/2003

- Dự án được nước chủ nhà chấp thuận đầu tư: đăng trên công báo ngày 26/11/2002, Sắc lệnh của Tổng thống số 02-394 của 20 Ramandhan 1423.

- Dự án được cấp GCNĐT số 2289/BKH-ĐTRNN-ĐC3 ngày 09/12/2009 hết hạn ngày 21/11/2034. Ngày 04/10/2013, Bộ KH-ĐT đã cấp GCNĐT với tổng chi phí dự kiến phần PVEP là 1.261,5 triệu USD (bao gồm chi phí vận hành là 416,8 triệu USD).

- Quyền lợi tham gia hiện tại:

- SONATRACH: 25% (công ty dầu khí nước chủ nhà)

- PVEP: 40%

- PTTEP: 35% (được PVEP chuyển nhượng 35% trong 75% quyền lợi tham gia Hợp đồng và có hiệu lực từ ngày 15/09/2004).

- Đây là dự án nước ngoài đầu tiên của PVEP thành công từ Thăm dò dầu khí và do PVEP điều hành trong Giai đoạn Thăm dò Thẩm lượng (2003-2008). Hiện tại, dự án đang trong giai đoạn Phát triển Khai thác Mỏ Bir Seba và MOM tới năm 2034 do Công ty Điều hành Chung Groupement Bir Seba (GBRS) điều hành được thành lập bởi 3 Bên Sonatrach/PVEP/PTTEP theo quy định của Hợp đồng phân chia sản phẩm PSC.


Minh Nguyệt (từ Algiers, Algeria)

Đọc thêm

Bất chấp 20.000 lệnh trừng phạt, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế Nga sẽ vượt G7 trong năm nay

Bất chấp 20.000 lệnh trừng phạt, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế Nga sẽ vượt G7 trong năm nay

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự đoán rằng tăng trưởng kinh tế của Nga sẽ đạt 3,2% vào năm 2024, nhanh hơn các nước G7.
Khám phá các dự án của Meriton và Coronation tại Australia dành cho người Việt

Khám phá các dự án của Meriton và Coronation tại Australia dành cho người Việt

Con bạn theo đuổi ước mơ du học, bạn là một nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội trên thị trường bất động sản tại Australia.
Nhà sáng lập Telegram tiết lộ bị đặc vụ Mỹ quấy rối lấy dữ kiệu người dùng

Nhà sáng lập Telegram tiết lộ bị đặc vụ Mỹ quấy rối lấy dữ kiệu người dùng

Người đồng sáng lập ứng dụng Telegram Pavel Durov nói về kinh doanh, triết lý sống và ý đồ của đặc vụ Mỹ.
UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

Báo cáo mới đây của Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) cho biết xung đột vũ trang ở Sudan đã khiến 21 nhân viên nhân đạo thiệt mạng ...
Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ phủ quyết Palestine gia nhập Liên hợp quốc

Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ phủ quyết Palestine gia nhập Liên hợp quốc

Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ thực thi quyền phủ quyết trong cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm ngăn cản Palestine trở thành ...
Vietnam Airlines tăng hơn 2.000 chuyến phục vụ nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm hè 2024

Vietnam Airlines tăng hơn 2.000 chuyến phục vụ nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm hè 2024

Vietnam Airlines mở bán nhiều vé hạng phổ thông với mức giá từ 1.724.000 đồng/chặng-1.929.000 đồng/chặng trong khung giờ muộn một số chặng bay nội địa.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động