Mở cửa, đừng quên phòng bị

Tấn Khôi
Chủ trương sống chung với dịch không phải là như chưa từng có gì xảy ra, dịch bệnh vẫn còn trong cộng đồng và nguy cơ bùng phát bất cứ lúc nào, không phải mở cửa là... xả cửa.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Mở cửa, đừng quên phòng bị
Mở cửa an toàn nhưng phải thận trọng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. (Ảnh: Minh Hiền)

Sáng đầu tuần, một vài vị khách đến quán cà phê của tôi và bàn chuyện dịch bệnh Covid-19 đang tăng trở lại, nhất là ở vài quận, huyện ngoại thành TP. Hồ Chí Minh như Hóc Môn, Nhà Bè, Bình Chánh, Cần Giờ. Việc đổi màu từ vùng vàng (nguy cơ trung bình) sang cam (nguy cơ cao) ở Nhà Bè, Cần Giờ khiến nhiều người quan ngại.

Anh Đức, chủ cho tôi thuê mặt bằng bày tỏ: “Giờ nghe dịch bùng là lo lắng, thời gian đóng cửa quá lâu khiến ai cũng kiệt quệ cả rồi”.

Vị khách cùng bàn thêm vào: “Việc dịch bệnh trong cộng đồng, sống chung với virus là điều tất yếu hiện nay nhưng nhiều nơi thấy người dân chủ quan quá”.

“Đúng rồi, tôi đi một số quận, huyện, thấy nhiều người xúm tụm trong những hẻm nhỏ rất đông, nhiều hoạt động cộng đồng không đảm bảo 5K”, một vị khách khác bình luận.

Sau thời gian Sài Gòn giãn cách chống dịch, nhiều người thấm thía cảnh ở yên trong ngột ngạt, qua đó nêu cao ý thức tự phòng tránh.

Nhưng cũng có một nhóm khác khi được mở cửa đã… "xả cửa". Đây là nguy cơ bùng dịch cao vì virus vốn dễ lây lan thì với sự chủ quan sẽ là “dung môi” làm lây nhanh hơn gấp nhiều lần.

Cũng có người có tâm lý rằng “tiêm hai mũi vaccine rồi thì có bệnh cũng nhẹ”. Giảm nỗi lo do nắm cơ sở khoa học của vaccine là điều tốt nhưng không nên để từ đây dẫn tới tâm lý chủ quan, khinh “địch”.

Đừng quên, hai mũi tiêm chủng tuy có giúp cơ thể có đề kháng với SARS-CoV-2 nhưng khả năng tăng nặng vẫn có đối với nhóm đối tượng này.

Thêm nữa, các triệu chứng Covid-19 kéo dài cũng là vấn đề đáng quan ngại đối với sức khỏe con người. Theo định nghĩa từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Covid-19 kéo dài, hay "Long Covid" là tình trạng sau khi mắc Covid-19.

WHO thông tin: “Nó thường xảy ra trong khoảng 3 tháng kể từ khi mắc bệnh với các triệu chứng kéo dài ít nhất 2 tháng và không thể giải thích bằng chẩn đoán. Các triệu chứng Covid-19 kéo dài có thể thay đổi hoặc tái phát theo thời gian”.

Trưởng nhóm kỹ thuật Covid-19 của WHO, Tiến sĩ Maria Van Kerkhove khẳng định, có rất nhiều người bị nhiễm SARS-CoV-2 đang đối mặt với những di chứng kéo dài.

Tổ chức Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) nêu các triệu chứng "Long Covid" phổ biến, bao gồm: Mệt mỏi nghiêm trọng, khó thở, hồi hộp, lo lắng, đau hoặc tức ngực, các vấn đề về trí nhớ và khả năng tập trung (còn gọi là hội chứng sương mù não), khó ngủ, tim đập nhanh, chóng mặt, đau khớp, trầm cảm và lo âu...

Trong khi đó, bà Janet Diaz, Trưởng nhóm chăm sóc lâm sàng trong chương trình khẩn cấp của WHO, người đứng đầu nghiên cứu về "Long Covid" cho biết, đến nay đã có tới hơn 200 triệu chứng được báo cáo liên quan di chứng hậu Covid-19. Một số người có biểu hiện bệnh kéo dài 3 tháng, nhưng cũng có trường hợp lên đến 6-9 tháng, thậm chí lâu hơn.

Đó là về sức khỏe bị ảnh hưởng bởi Covid-19 ngay cả khi đã khỏi bệnh, nên “chớ vội chủ quan” là suy nghĩ cần luôn được đề cao xuyên suốt khi phải sống chung trong tinh thần mở cửa.

Thực tế, như những gì đã diễn ra, thế giới chứng kiến sự tàn phá của của SARS-CoV-2 không chỉ về sức khỏe, mà còn cả kinh tế.

Theo một báo cáo mới công bố của Cơ quan Tình báo Kinh tế - The Economist Intelligence Unit (EIU), trước năm 2022, nền kinh tế toàn cầu sẽ không thể phục hồi về mức trước khi có đại dịch xảy ra, với sự chênh lệch lớn giữa các quốc gia.

Covid-19 có thể khiến hầu hết các thành viên của Nhóm các nước có nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) mất 4 năm để khôi phục tăng trưởng kinh tế. Nhiều ngành nghề đã “chết” cùng với sự phát triển của Covid-19 trên bình diện thế giới.

EIU cho biết, các nền kinh tế mới nổi sẽ gánh chịu khoảng 2/3 mức thiệt hại này, càng làm trì hoãn quá trình hội tụ kinh tế của họ với các nước phát triển hơn.

Trong khi đó, ngày 28/10, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản (JCER) công bố báo cáo cho biết Covid-19 đã xóa khoảng 1,7 nghìn tỷ USD khỏi Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các nền kinh tế lớn nhất châu Á vào năm 2020.

Tại Việt Nam, trong gần 2 năm trải qua đại dịch Covid-19, ước tính thiệt hại khoảng 7% GDP, tương đương 24 tỷ USD. Theo đó, trong năm 2020, dự kiến tăng trưởng 6,8% nhưng cả năm chỉ tăng 2,9%. Năm 2021, dự kiến tăng trưởng 6%, tuy nhiên, khả năng thực hiện không quá 3%.

Tất cả những con số trên là thực tế cảnh báo để mỗi người không nên chủ quan vì mỗi hành động chủ quan của chúng ta đều “góp phần” tạo ra những thiệt hại to lớn cho địa phương mình sinh sống, làm việc, rộng hơn là đất nước.

Phát biểu tại phiên thảo luận Quốc hội về kinh tế - xã hội và báo cáo về công tác phòng, chống dịch Covid-19 sáng 9/11, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho rằng, phải mở cửa từ từ nhưng nhất quán dựa theo khuyến cáo y khoa đã được kiểm chứng. Không mở cửa dựa vào cảm tính, không duy trì chế độ "Zero Covid".

Bác sĩ Hiếu nói: "Chúng ta cần trở lại cuộc sống bình thường một cách tuân thủ theo quy tắc sống an toàn với dịch. Chúng ta không sợ Covid-19 nhưng không thể chủ quan để dịch bùng phát diện rộng".

Đặc biệt, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu đề cập khẳng định của Thủ tướng Chính phủ về việc không dùng chiến thuật "Zero Covid" mà mở cửa an toàn với 3 trụ cột và bằng chứng là kinh tế đã có những tia sáng hy vọng thông qua những con số thống kê trong tháng 10 vừa qua.

Chủ trương sống chung với dịch không phải là như chưa từng có gì xảy ra, dịch bệnh vẫn còn trong cộng đồng và nguy cơ bùng phát bất cứ lúc nào. Nhiều quốc gia đã phải đóng, mở theo mức độ tăng giảm ca nhiễm Covid-19 cộng đồng.

Do vậy, như nỗi lo lắng trên bàn cà phê sáng mà tôi nghe được, một trong những nguyên tắc chống dịch xuyên suốt ngoài 5K chính là không chủ quan.

“Mất bò mới lo làm chuồng” là bài học đúc kết từ sự chủ quan của người xưa, đừng để mất mát, hư hao mới phòng bị thì có khi phải trả một giá đắt.

Dạy học trực tuyến: Cởi bỏ áp lực 'một tiết dạy, trăm mắt nhìn' cho giáo viên

Dạy học trực tuyến: Cởi bỏ áp lực 'một tiết dạy, trăm mắt nhìn' cho giáo viên

Theo ĐBQH Nguyễn Thị Hà (đoàn Bắc Ninh), nhiều giáo viên bị áp lực tâm lý khi 'một tiết dạy trăm mắt nhìn'. Khán, thính ...

Chuyên gia Hoàng Nam Tiến: 'Thời đại ngày nay, chọn nhầm trường, nhầm nghề, không sao cả…'

Chuyên gia Hoàng Nam Tiến: 'Thời đại ngày nay, chọn nhầm trường, nhầm nghề, không sao cả…'

Ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch FPT Telecom nêu quan điểm, xã hội luôn cần các bạn trẻ học liên tục bởi vì công nghệ, ...

Tấn Khôi

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Chìa khóa để xây dựng nền giáo dục chất lượng, bền vững từ việc quản lý dạy thêm, học thêm

Chìa khóa để xây dựng nền giáo dục chất lượng, bền vững từ việc quản lý dạy thêm, học thêm

Việc hài hòa giữa quản lý và thực tế dạy thêm, học thêm chính là chìa khóa để xây dựng một môi trường giáo dục chất lượng và bền vững.
EU khẳng định phải đàm phán về Ukraine, Tổng thống Donald Trump nói sẽ sớm có ngừng bắn

EU khẳng định phải đàm phán về Ukraine, Tổng thống Donald Trump nói sẽ sớm có ngừng bắn

Ngày 12/2, các cường quốc châu Âu, bao gồm Anh, Pháp và Đức, tuyên bố họ phải tham gia vào mọi cuộc đàm phán trong tương lai về số phận ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 13/2 và sáng 14/2: Lịch thi đấu Europa League - FC Porto vs AS Roma; VĐQG Saudi Arabia - Al Ahli vs Al Nassr

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 13/2 và sáng 14/2: Lịch thi đấu Europa League - FC Porto vs AS Roma; VĐQG Saudi Arabia - Al Ahli vs Al Nassr

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 13/2 và sáng 14/2: Lịch thi đấu Europa League - Union St.Gilloise vs Ajax; VĐQG Saudi Arabia - Al Ahli vs Al Nassr.
Kết quả bóng đá hôm nay 13/2 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 13/2 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 13/2. KQBĐ hôm nay của Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, ...
Triều Tiên cắt thêm một kênh liên lạc với Hàn Quốc, Seoul phản pháo việc Bình Nhưỡng yêu cầu một tổ chức quốc tế ra mặt

Triều Tiên cắt thêm một kênh liên lạc với Hàn Quốc, Seoul phản pháo việc Bình Nhưỡng yêu cầu một tổ chức quốc tế ra mặt

Triều Tiên đã thông báo cho Tổ chức Hàng không Dân dụng quốc tế về kế hoạch cắt đứt kênh liên lạc kiểm soát không lưu với Hàn Quốc.
Lần đầu tiên Tổng thống Nga Putin điện đàm với Tổng thống lâm thời Syria al-Assad, hai bên đã nói gì?

Lần đầu tiên Tổng thống Nga Putin điện đàm với Tổng thống lâm thời Syria al-Assad, hai bên đã nói gì?

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống lâm thời Syria Ahmed al-Sharaa đã có cuộc điện đàm trao đổi về tình hình ở quốc gia Trung Đông.
Chìa khóa để xây dựng nền giáo dục chất lượng, bền vững từ việc quản lý dạy thêm, học thêm

Chìa khóa để xây dựng nền giáo dục chất lượng, bền vững từ việc quản lý dạy thêm, học thêm

Việc hài hòa giữa quản lý và thực tế dạy thêm, học thêm chính là chìa khóa để xây dựng một môi trường giáo dục chất lượng và bền vững.
Tính điểm xét tuyển vào Trường ĐH Bách khoa TP. Hồ Chí Minh 2025 thế nào?

Tính điểm xét tuyển vào Trường ĐH Bách khoa TP. Hồ Chí Minh 2025 thế nào?

Trường ĐH Bách khoa TP. Hồ Chí Minh sử dụng 5 phương thức xét tuyển năm 2025, trong đó chủ đạo là xét tuyển kết hợp nhiều thành tố.
Việt Nam vươn lên thứ hai toàn cầu trong sử dụng nền tảng giáo dục trực tuyến Khan Academy

Việt Nam vươn lên thứ hai toàn cầu trong sử dụng nền tảng giáo dục trực tuyến Khan Academy

Theo Tổ chức Khan Academy có trụ sở tại Mỹ, đây là một bước tiến lớn, thể hiện sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy giáo dục và chuyển đổi số tại Việt Nam.
Bộ GD&ĐT: Yêu cầu tuyển sinh vào lớp 10 không gây áp lực học thêm cho học sinh

Bộ GD&ĐT: Yêu cầu tuyển sinh vào lớp 10 không gây áp lực học thêm cho học sinh

Về thi tuyển sinh vào lớp 10 cấp THPT, Bộ GD&ĐT yêu cầu phải phù hợp với Chương trình phổ thông 2018, không gây áp lực học thêm cho học sinh.
Thêm nhiều trường đại học phía Nam công bố phương án tuyển sinh 2025

Thêm nhiều trường đại học phía Nam công bố phương án tuyển sinh 2025

Dưới đây là cập nhật danh sách một số trường đại học phía Nam công bố phương án tuyển sinh 2025.
Hà Nội: Học sinh mầm non, tiểu học được nghỉ học khi nhiệt độ ngoài trời dưới 10°C

Hà Nội: Học sinh mầm non, tiểu học được nghỉ học khi nhiệt độ ngoài trời dưới 10°C

Theo quy định của Sở GD&ĐT Hà Nội, học sinh mầm non, tiểu học được nghỉ học nếu nhiệt độ xuống dưới 10 độ C.
Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có thể gây ảnh hưởng đến tàu thuyền hoạt động trên các vùng biển nguy hiểm

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có thể gây ảnh hưởng đến tàu thuyền hoạt động trên các vùng biển nguy hiểm

Áp thấp nhiệt đới không mạnh nhưng kết hợp với không khí lạnh có thể gây ra gió mạnh, giông lốc và sóng lớn, ảnh hưởng đến tàu thuyền hoạt động.
Nghị quyết số 57 như lời hiệu triệu đối với toàn thể đội ngũ trí thức, nhà khoa học

Nghị quyết số 57 như lời hiệu triệu đối với toàn thể đội ngũ trí thức, nhà khoa học

Theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt, Nghị quyết số 57 như lời hiệu triệu, là mệnh lệnh đối với toàn thể đội ngũ trí thức, nhà khoa học.
Ngày Valentine năm 2025 là ngày, thứ mấy?

Ngày Valentine năm 2025 là ngày, thứ mấy?

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung về việc ngày Valentine năm 2025 là ngày, thứ mấy?
Cháy chùa vẽ, công trình 300 năm tuổi ở Bắc Giang

Cháy chùa vẽ, công trình 300 năm tuổi ở Bắc Giang

Chùa Vẽ (Bắc Giang) lưu giữ hệ thống tượng phật và nhiều đồ thờ quý giá. Bên trong chùa có một quả chuông lớn được đúc từ thời Lê Cảnh Hưng.
Lễ giao nhận quân năm 2025 sẽ diễn ra từ 13-15/2

Lễ giao nhận quân năm 2025 sẽ diễn ra từ 13-15/2

Năm 2025, việc tiến hành tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ được thực hiện trong một đợt và lễ giao nhận quân năm 2025 diễn ra trong 3 ngày.
Điểm danh 6 loại thực phẩm bổ dưỡng cho da mà chị em phụ nữ cần biết

Điểm danh 6 loại thực phẩm bổ dưỡng cho da mà chị em phụ nữ cần biết

Dưới đây là 6 loại thực phẩm bổ dưỡng mà chị em phụ nữ nào cũng cần biết nếu muốn có một làn da khỏe mạnh và sáng mịn.
Viện trợ y tế giữa 'ngã ba đường' của ngoại giao, chiến lược phát triển và công bằng

Viện trợ y tế giữa 'ngã ba đường' của ngoại giao, chiến lược phát triển và công bằng

Viện trợ y tế nằm ở giao điểm của ngoại giao, nhân đạo và hoạch định chính sách chiến lược.
Virus cúm nguy hiểm như thế nào với não bộ?

Virus cúm nguy hiểm như thế nào với não bộ?

Virus cúm khiến bạn trở nên chậm chạp, trường hợp nặng có thể gây viêm não, dẫn đến tử vong.
Bệnh cúm, sởi, sốt xuất huyết đang gia tăng tại Hà Nội

Bệnh cúm, sởi, sốt xuất huyết đang gia tăng tại Hà Nội

Ngày 11/2, Hà Nội thông tin, trong tuần qua, thành phố ghi nhận gia tăng trường hợp mắc bệnh sởi, cúm, sốt xuất huyết.
7 mẹo đơn giản để đạt mục tiêu 10.000 bước mỗi ngày mà không cần ra khỏi nhà

7 mẹo đơn giản để đạt mục tiêu 10.000 bước mỗi ngày mà không cần ra khỏi nhà

Đi đường vòng, đặt báo thức di chuyển, leo cầu thang... là những cách giúp bạn dễ đạt mục tiêu đi đủ 10.000 bước mỗi ngày mà không cần ra ngoài.
Ngăn ngừa các ca tử vong sớm, Indonesia triển khai chương trình khám sức khỏe miễn phí

Ngăn ngừa các ca tử vong sớm, Indonesia triển khai chương trình khám sức khỏe miễn phí

Chính phủ Indonesia khởi động chương trình khám sàng lọc sức khỏe miễn phí hằng năm, với tổng ngân sách 3 nghìn tỷ Rupiah (183,54 triệu USD).
Phát hiện mới về vi nhựa trong não người

Phát hiện mới về vi nhựa trong não người

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Medicine cho thấy sự gia tăng đáng kinh ngạc vi nhựa và nano nhựa trong não người.
Phiên bản di động