Mô hình cân bằng giữa mở cửa kinh tế và kiểm soát đại dịch, kinh nghiệm từ Australia

Ngọc Hà
Tờ The Conversation có bài phân tích về mô hình cân bằng giữa mở cửa kinh tế và kiểm soát đại dịch, kinh nghiệm từ Australia, đồng thời chỉ ra những rủi ro và cách thức quản lý vấn đề này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Mô hình cân bằng giữa kinh tế và kiểm soát đại dịch, kinh nghiệm từ Australia
Nhằm cân bằng giữa phát triển kinh tế và kiểm soát đại dịch, chính phủ Australia có những điều chỉnh các quy định phòng dịch. Ảnh chụp ở trung tâm thành phố Melbourne, Australia. (Nguồn: AFP)

Với mục tiêu sống chung với dịch bệnh, thúc đẩy mở cửa nền kinh tế để phục hồi đất nước, chính quyền Australia đã đưa ra những điều chỉnh mới sau cuộc họp nội các ngày 14/1, áp dụng quy định mới đối với những ngành nghề lao động quan trọng.

Tờ The Conversation của Australia có bài viết đánh giá về vấn đề này.

Nới lỏng quy định

Theo quy định mới của chính phủ Australia, sẽ có thêm hàng nghìn người lao động được phép trở lại làm việc thay vì phải tự cách ly 7 ngày tại nhà. Những người tiếp xúc gần với người bị mắc Covid-19 (và có nguy cơ nhiễm cao) phải có kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh âm tính, không có các triệu chứng và phải tuân thủ những quy định phòng dịch.

Các quy định này gồm đeo khẩu trang tại nơi làm việc, xét nghiệm kháng nguyên nhanh 2 ngày một lần trong vòng 6 ngày và tiếp tục theo dõi trong 14 ngày.

Những người này chỉ được đi từ nơi cách ly đến nơi làm việc và nếu xuất hiện các triệu chứng thì phải nghỉ việc ngay lập tức. Những người có kết quả xét nghiệm dương tính cũng sẽ cần phải thực hiện tự cách ly.

Động thái mới của chính quyền nhằm giải quyết tình trạng thiếu lao động và duy trì các dịch vụ thiết yếu trong bối cảnh Australia đang phải đối mặt với tỷ lệ mắc Covid-19 cao và số lượng người lao động nghỉ việc vì phải cách ly ngày càng gia tăng.

Người lao động làm việc trong các lĩnh vực vận chuyển và y tế có những quy định tự cách ly khác so với các ngành nghề khác. Tuy nhiên, quy định mới cũng được áp dụng cho nhân viên cấp cứu, giáo viên cùng nhiều công việc khác.

Đây là một biện pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn dịch Covid-19 trong bối cảnh nhiều người dân đã được tiêm phòng đầy đủ và tiêm mũi tăng cường. Tuy nhiên, Australia cần tiếp tục theo dõi xem những thay đổi này sẽ tác động như thế nào đến nguy cơ lây nhiễm trong số lực lượng lao động trong các lĩnh vực dịch vụ thiết yếu.

Việc theo dõi này sẽ giúp chính quyền điều chỉnh những biện pháp y tế cộng đồng phù hợp với tình hình mới, đặc biệt là trước nguy cơ xuất hiện những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 trong thời gian tới.

Theo các con số thống kê, nếu tiếp tục áp dụng các biện pháp cách ly, lực lượng tham gia lao động trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế Australia sẽ sụt giảm 10%, bao gồm cả lực lượng lao động trong các ngành nghề thiết yếu.

Nếu các trường học phải đóng cửa và các bậc phụ huynh phải ở nhà trông con, ước tính sẽ có thêm 5% người lao động phải nghỉ làm.

Do đó, quy định mới nhất đã nhắm đến một giải pháp cân bằng tối ưu giữa việc "cởi trói" để phần lớn lao động trong các ngành nghề quan trọng và trong lĩnh vực giáo dục quay trở lại làm việc và vẫn có thể ngăn chặn nguy cơ lây lan của dịch bệnh.

Thực tế cho thấy biến thể Omicron nhìn chung gây ra những triệu chứng ít nghiêm trọng hơn đối với phần lớn những người nhiễm biến chủng này so với các biến thể trước đó. Trong khi đó, nguy cơ lây nhiễm sẽ giảm hơn khi nhiều người dân Australia được tiêm chủng và tiêm mũi tăng cường.

Quy định mới cho phép các giáo viên có thể trở lại làm việc, tạo điều kiện thuận lợi khi chính phủ triển khai kế hoạch mở cửa trường học sau kỳ nghỉ Hè.

Việc đảm bảo mở cửa trở lại các trường học không chỉ là vấn đề quan trọng mà còn là vấn đề công bằng bởi việc đóng cửa trường học ảnh hưởng không nhỏ đến những học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Việc cho phép những người lao động làm việc trong các ngành nghề quan trọng trở lại làm việc trong điều kiện đảm bảo phòng dịch cũng là vấn đề công bằng.

Nhìn chung, quy định mới của chính phủ cho phép những người chịu tác động bởi đại dịch cho đến nay, bao gồm lao động trẻ tuổi, lao động phổ thông, những người thuộc các nhóm kinh tế-xã hội thấp, có thể trở lại làm việc để có nguồn thu nhập.

Những rủi ro và cách thức quản lý

Mặc dù vậy, Australia cần phải kiểm soát tốt nguy cơ xuất hiện những ca lây nhiễm mới khi người lao động đi làm trở lại. Virus có ở khắp mọi nơi và rất khó để xác định nguồn lây.

Và chỉ một số lượng nhỏ các ca lây nhiễm xảy ra đối với những người tiếp xúc gần trong phạm vi gia đình, những người này có thể đã bị lây nhiễm trước đó khi ở quán rượu hay các tiếp xúc xã hội khác.

Theo các quy định trước đây, người dân phải đợi từ 2-3 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng để đi xét nghiệm và phải đợi lâu hơn nữa để có kết quả xét nghiệm. Cho đến khi họ nhận được kết quả xét nghiệm, những người này có thể đã bị nhiễm virus trong khoảng 1 tuần hoặc lâu hơn thế.

Do đó, trong khoảng thời gian này, người thân trong gia đình có thể đã bị nhiễm virus và vô tình làm lây lan khi đến nơi làm việc.

Những quy định mới dựa trên cơ sở kết quả xét nghiệm nhanh nhằm cho phép người lao động quay trở lại làm việc, song cơ sở này cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Những xét nghiệm nhanh tại nhà có thể không chính xác, đặc biệt đối với những người mới nhiễm virus.

Điều đó có nghĩa là một số người bị nhiễm virus song vẫn cho kết quả xét nghiệm âm tính, gây rủi ro khi quay trở lại làm việc khi không hề hay biết rằng họ có thể lây lan virus cho người khác.

Đó là lý do tại sao những quy định mới yêu cầu phải xét nghiệm nhanh 2 ngày một lần nhằm xác định chính xác hơn tình trạng bệnh đối với những người có thời gian ủ bệnh lâu hơn sau khi nhiễm.

Ngoài ra, cần có quy định khác về các dụng cụ bảo hộ cá nhân, quy định tiếp xúc đối với những người có nguy cơ lây nhiễm cao.

Các biện pháp tiếp theo

Chính phủ cần phải đưa thêm các biện pháp nhằm quản lý và kiểm soát việc triển khai những quy định mới nói trên. Vì hoạt động kiểm soát này sẽ giúp chính phủ điều chỉnh những biện pháp y tế công cộng để đối phó với làn sóng hiện nay cũng như với các biến thể mới trong tương lai.

Bên cạnh đó, chính phủ cần theo dõi tình trạng gia tăng số ca nhiễm mới trong các nhóm ngành nghề cụ thể.

Việc thống kê số lượng ca nhiễm không phải là biện pháp tốt nhất cho tình trạng dịch bệnh hiện nay bởi những mô hình xét nghiệm thay đổi theo từng nhóm cộng đồng dân cư và thay đổi theo thời gian.

Tuy nhiên, việc thống kê này vẫn có thể giúp phát hiện ra những thay đổi lớn trong cách thức lây nhiễm, đặc biệt trong tình hình dịch bệnh nghiêm trọng hiện nay.

Do đó, chính phủ cần so sánh các con số tăng giảm trước và sau khi thay đổi các biện pháp y tế công cộng để đánh giá tác động của việc thay đổi này.

Việt Nam-Australia đối thoại nhân quyền thường niên lần thứ 17: Hiệu quả và thẳng thắn

Việt Nam-Australia đối thoại nhân quyền thường niên lần thứ 17: Hiệu quả và thẳng thắn

Ngày 13/1, Bộ Ngoại giao Australia ra thông cáo cho biết, Việt Nam và Australia đã tổ chức Đối thoại Nhân quyền thường niên lần ...

Covid-19: Australia cảnh báo số ca mắc tăng cao, Đức thay đổi chiến lược vaccine

Covid-19: Australia cảnh báo số ca mắc tăng cao, Đức thay đổi chiến lược vaccine

Hai bang đông dân nhất ở Australia là New South Wales và Victoria tiếp tục ghi nhận hàng chục nghìn ca mắc Covid-19 trong 24 ...

(theo The Conversation)

Đọc thêm

Vùng 5 Hải quân điều tàu cấp nước ngọt cho người dân tỉnh Cà Mau

Vùng 5 Hải quân điều tàu cấp nước ngọt cho người dân tỉnh Cà Mau

Ngày 18/4, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức cấp nước ngọt miễn phí cho người dân vùng hạn hán trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 90.000 – 93.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 19/4/2024: Giá vàng còn tăng, 'trend' mua vừa bắt đầu, hãy thắt dây an toàn vì vàng đang lên 3.000 USD

Giá vàng hôm nay 19/4/2024: Giá vàng còn tăng, 'trend' mua vừa bắt đầu, hãy thắt dây an toàn vì vàng đang lên 3.000 USD

Giá vàng hôm nay 19/4/2024: Giá vàng còn tăng, xu hướng mua mới chỉ bắt đầu, hãy 'thắt dây an toàn' vì vàng đang lên 3.000 USD. Đây là lý ...
Campuchia thông báo về chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Campuchia thông báo về chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc tới Campuchia sẽ góp phần làm tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị và Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.
WB cam kết 250 triệu người dân châu Phi được sử dụng điện vào năm 2030

WB cam kết 250 triệu người dân châu Phi được sử dụng điện vào năm 2030

WB ước tính, có khoảng 600 triệu người ở châu Phi hiện không được tiếp cận với nguồn điện đáng tin cậy, giá cả phải chăng.
Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Điện Kremlin cho biết, lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga đã bắt đầu rút khỏi khu vực Nagorno-Karabakh tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan.
Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 90.000 – 93.000 đồng/kg.
Bộ Công Thương lấy ý kiến 2 dự thảo Nghị định về điện

Bộ Công Thương lấy ý kiến 2 dự thảo Nghị định về điện

Bộ Công Thương cho biết đang lấy ý kiến về 2 Dự thảo Nghị định về lĩnh vực điện.
Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?

Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?

Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?
Bắc Ninh đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới và mở rộng các sản phẩm OCOP du lịch

Bắc Ninh đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới và mở rộng các sản phẩm OCOP du lịch

Ngày 17/4, Bắc Ninh tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới & Đề án thí điểm OCOP du lịch.
Giá xăng dầu hôm nay 18/4: Giảm sâu hơn 3%; xăng trong nước tăng hơn 400 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 18/4: Giảm sâu hơn 3%; xăng trong nước tăng hơn 400 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 18/4, kết thúc phiên giao dịch ngày 17/4, giá dầu giảm hơn 3%, chịu áp lực bởi tồn kho thương mại của Mỹ tăng, kinh tế Trung Quốc.
Giá heo hơi hôm nay 18/4: Giá heo hơi tăng nhanh trên toàn quốc; Cảnh báo đã có ổ dịch ASF tại Quảng Nam

Giá heo hơi hôm nay 18/4: Giá heo hơi tăng nhanh trên toàn quốc; Cảnh báo đã có ổ dịch ASF tại Quảng Nam

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng nhanh trên toàn quốc. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Đã tới thời điểm để xuống tiền đầu tư, quy định cụ thể điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Thị trường có tín hiệu vui nhưng chưa thể khởi sắc, nhà trong ngõ Hà Nội ngày một tăng cao… là những tin bất động sản mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4 ghi nhận chỉ số Dollar Index bứt phá mạnh mẽ lên trên mốc 105, tiến thẳng lên vùng 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4 ghi nhận đồng USD tiếp tục tăng do giá sản xuất tháng 3 của Mỹ thấp hơn dự kiến.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4 ghi nhận USD tăng và đạt đỉnh 34 năm so với Yen, sau khi dữ liệu mới công bố về lạm phát ở Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4 ghi nhận tiệm cận trở lại với mức cao nhất trong 34 năm là 151,975 USD/Yen hồi tháng 3.
Phiên bản di động