Nhỏ Bình thường Lớn

Mô hình xuất khẩu nông sản trong kỷ nguyên công nghệ

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và sự phát triển của kinh tế số, các Trung tâm điều phối điện tử nổi lên như một kênh mua bán thay thế trung gian.
Mô hình xuất khẩu nông sản trong kỷ nguyên công nghệ
Việc áp dụng công nghệ tách nước khử khuẩn di động giúp giảm độ ẩm của sầu riêng từ 72% xuống còn 65% và tăng thời gian bảo quản của sản phẩm lên 28 ngày so với hơn 10 ngày trước đây.

Việt Nam có xấp xỉ 70% dân số sống ở nông thôn, gần 90% diện tích đất nông nghiệp. Mặc dù vậy, nông nghiệp chỉ đóng góp khoảng 20% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Trong khi đó, ở Anh, Pháp, Mỹ… chỉ có gần 5% dân số làm nông nghiệp nhưng lại đóng góp đến khoảng 40% GDP. Công nghệ phát triển theo mô hình logistics hiện đại là yếu tố quan trọng làm nên thành công đó.

Vai trò quan trọng của logistic

Theo các nhà kinh tế, nền kinh tế thị trường thế kỷ XXI có ba xu hướng chủ đạo trong thương mại toàn cầu. Thứ nhất, thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng cho sự thịnh vượng toàn cầu vì làm tăng năng suất bằng cách mở rộng phân công lao động quốc tế. Thứ hai, logistics là đáy của kim tự tháp, cần thiết cho tất cả các hoạt động của kinh tế thương mại. Thứ ba, công nghệ đang được triển khai mạnh mẽ trong hoạt động hậu cần.

Với ba xu hướng trên, có hai lĩnh vực trọng tâm lớn nhất được đặt ra trong thương mại toàn cầu: tiêu chuẩn và logistic. Sự phát triển của công nghệ số đã làm cho hai lĩnh vực này ngày càng tiệm cận và đóng vai trò trung tâm xuyên suốt trong quản lý và vận hành chuỗi cung ứng. Logistics không chỉ có chi phí đầu tư lớn và tác động mạnh đến giá cả sản phẩm (khoảng 5% GDP, 20% giá cuối cùng của hàng hóa) mà còn quyết định chất lượng của thương mại quốc tế khi mà bất kể khoảng cách, khách hàng đều mong muốn sản phẩm được giao nhanh chóng và hoàn hảo nhất.

Có thể thấy, trong suốt chiều dài của thương mại quốc tế, mô hình logistics bắt đầu từ cấp 1 (1PL) sơ khai đã phát triển lên thành mô hình hiện đại cấp 5 (5PL) - cung cấp dịch vụ logistics bên thứ năm. 5PL quản lý tất cả các bên liên quan trong chuỗi phân phối trên nền tảng thương mại điện tử (hình 1).

Mô hình xuất khẩu nông sản trong kỷ nguyên công nghệ
Hình 1: Mô hình logistics.

Mô hình chuỗi cung ứng nông sản

Hiện nay, nông nghiệp Việt Nam vẫn duy trì chuỗi cung ứng truyền thống ít hiệu quả (sử dụng chủ yếu mô hình logistics cấp 2 và cấp 3), do đó, lãng phí lớn và chi phí giao dịch cao. Các cơ chế chuỗi cung ứng truyền thống trung gian thường kém tối ưu so với chuỗi cung ứng tổng thể, khiến sản xuất thừa hoặc thiếu so với mức lý tưởng nếu được tích hợp theo chiều dọc, tức là kết nối người sản xuất với người mua theo mô hình Trung tâm điều phối (hình 2).

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và sự phát triển của kinh tế số hiện nay, kinh tế nền tảng nói chung và nông nghiệp nền tảng nói riêng là mô hình kinh doanh xoay quanh việc tạo ra các nền tảng kỹ thuật số kết nối người mua và người bán, nhà cung cấp dịch vụ hoặc người tham gia trong các giao dịch khác nhau. Trong các mô hình mới đó, Trung tâm điều phối điện tử nổi lên như một kênh mua bán thay thế trung gian truyền thống.

Trung tâm điều phối tích hợp hiệu quả với mô hình logistics hiện đại (cấp 4 và cấp 5) dựa trên xu hướng ứng dụng công nghệ số tiên tiến nhất của ngành hậu cần. Sự hiện diện của trung gian điện tử giúp cải thiện lợi nhuận của nông dân, sản xuất tiệm cận hơn với mức lý tưởng. Bằng cách cung cấp sự công bằng, minh bạch về quyền lợi, trách nhiệm cho mọi đối tác trong hệ thống và bằng cách cung cấp một kênh bán hàng mới cho nông dân, các trung gian điện tử sẽ giảm bớt một số thách thức, rủi ro chính trong chuỗi cung ứng nông sản truyền thống.

Tuy nhiên, vấn đề cần lưu ý ở đây là: khi số lượng nông dân tăng lên và cạnh tranh như các véc tơ chuyển động theo các động lực ngắn hạn của thị trường đầu cơ sẽ dẫn đến tổng lợi nhuận của tất cả nông dân hội tụ về 0 trong dài hạn, bất kể sự hiện diện của trung gian điện tử. Do đó, một cách hiệu quả dài hạn hơn để cải thiện sinh kế của nông dân, theo kinh nghiệm của các nền kinh tế phát triển, là hợp nhất họ thành các tập thể lớn hơn để nâng cao sức mạnh thị trường.

Mô hình xuất khẩu nông sản trong kỷ nguyên công nghệ
Hình 2: Mô hình chuỗi cung ứng nông sản.

Bốn giải pháp hình thành nông nghiệp nền tảng

Văn kiện Ðại hội XIII của Đảng xác định chiến lược phát triển nông nghiệp: “Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh”.

Để góp phần thực hiện tốt chiến lược đó, có thể nêu bốn giải pháp hiệu quả, góp phần từng bước hình thành một nền nông nghiệp nền tảng, bảo đảm xuất khẩu bền vững các mặt hàng nông sản chiến lược.

Phát triển Trung tâm điều phối điện tử

Trung tâm này có vai trò quan trọng trong việc: Phân loại sản phẩm; xây dựng và đánh giá theo tiêu chuẩn hướng tới nền nông nghiệp xanh; đóng gói; marketing. Trong quá trình đó, Trung tâm có thể dùng công nghệ cao để xử lý và nâng cấp chất lượng, tuổi thọ sản phẩm.

Điển hình như tại các tỉnh Đắc Lắc và Tiền Giang, Công ty CP Cánh đồng vàng (Lạng Sơn) sử dụng công nghệ tách nước khử khuẩn di động thành công, phù hợp với phương thức canh tác thâm canh hiện nay để giảm độ ẩm của sầu riêng từ 72% xuống còn 65% và tăng thời gian bảo quản của sản phẩm lên 28 ngày so với hơn 10 ngày trước đây. Có thể nói, công nghệ góp phần giúp sầu riêng Việt nâng cao sức cạnh tranh, đạt kim ngạch xuất khẩu kỷ lục trên 2 tỷ USD năm 2023.

Các Trung tâm điều phối có thể tích hợp mô hình logistics cấp 4 và cấp 5 để kết nối và điều phối hoạt động của các phương thức vận tải khác nhau như một điều kiện tiên quyết cơ bản để bảo đảm dịch vụ hiệu quả.

Phương thức này có thể giải quyết ba vấn đề chiến lược mà ngành nông sản phải đối mặt: một là tồn kho cao, chi phí cao, không đủ năng lực đổi mới. Hai là chuyển đổi chế độ quản lý theo định hướng phân cấp trước đây sang chế độ quản lý phẳng được thúc đẩy bởi các đơn hàng được đặt trong nền kinh tế nền tảng. Ba là chuyển đổi và nâng cấp công nghiệp nông nghiệp bằng cách sử dụng hệ thống thông tin và phát triển chuỗi cung ứng mở, các bên cùng có lợi với nhà cung cấp để trở thành chuỗi giá trị gia tăng dựa trên tiêu chuẩn chung.

Ngoài ra, Trung tâm đóng vai trò huy động các nguồn lực tài chính, nhân lực, cung cấp các giải pháp bảo hiểm tài chính, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Hạ tầng kỹ thuật

Nông nghiệp nền tảng với các Trung tâm điều phối điện tử không thể phát huy tối đa hiệu quả nếu thiếu hạ tầng kỹ thuật quốc gia. Đây có thể coi nguồn lực sản phẩm đầu vào chủ chốt và là xương sống của hệ thống nông nghiệp nền tảng.

Bên cạnh hạ tầng cơ bản như thủy lợi và năng lượng… hệ thống giao thông đường thủy, bộ, hàng không quốc gia cần được quy hoạch và phát triển kết nối các Trung tâm điều phối với thị trường nội địa và quốc tế.

Chuỗi cung ứng là lĩnh vực kinh doanh toàn cầu và hiện đang trong quá trình chuyển đổi, vì vậy, cần có chính sách đẩy mạnh hợp tác quốc tế khi phát triển và định vị các trung tâm logistics, nhất là ở các vùng kinh tế trọng điểm.

Thể chế quan hệ quốc tế

Vốn xã hội (social capital) liên quan các thể chế pháp lý giúp duy trì và phát triển các nguồn lực trong quan hệ đối tác với nhau. Việt Nam có nền kinh tế mở với chiến lược ngoại giao là làm bạn với tất cả các nước. Vì vậy, cần chủ động phối hợp với đối tác quốc tế xây dựng và phát triển thể chế, cấu trúc tổ chức hợp tác kinh tế đối ngoại tích cực trong thông quan, thuế quan, tiêu chuẩn hàng hóa và dịch vụ, chuyển giao công nghệ, xúc tiến đầu tư, hợp tác tài chính… nhằm cụ thể hóa các nỗ lực ngoại giao thành hiệu quả kinh tế, tạo các nguồn lực to lớn mới thúc đẩy hiện đại hóa ngành nông nghiệp.

Mô hình nông trường

Nền nông nghiệp hiện nay còn manh mún, thiếu năng lực cạnh tranh, vì vậy, nên chăng cần sự đổi mới và phát triển mạnh mẽ mô hình các tập đoàn nông trường, nông trại mạnh có khả năng hợp tác và cạnh tranh trong chuỗi cung ứng nội địa và quốc tế, theo hướng sản xuất công nghiệp của nền nông nghiệp chuyên canh quy mô lớn nhằm tối ưu hoá tài nguyên đất đai.

Việc này, cùng với các giải pháp trên, nhằm hướng tới một nền nông nghiệp có nền tảng bền vững, từng bước hiện đại hóa nông nghiệp và nâng cao hàm lượng chế biến của hàng hóa nông sản Việt, không những phục vụ cho chiến lược xuất khẩu mà còn bảo đảm an ninh kinh tế đất nước.

Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để xuất khẩu nông sản sang khu vực châu Phi

Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để xuất khẩu nông sản sang khu vực châu Phi

Ngày 1/11, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả quảng bá nông sản Việt Nam tại châu Phi” dưới sự ...

Có đến 80% nông sản xuất khẩu của Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu

Có đến 80% nông sản xuất khẩu của Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu

Đây là thông tin đáng chú ý được đưa ra tại Hội thảo “Hoàn thiện chính sách pháp luật phát triển thương hiệu nông sản" ...

Lợi thế về giải trí và công nghệ tạo đà cho xuất khẩu Hàn Quốc

Lợi thế về giải trí và công nghệ tạo đà cho xuất khẩu Hàn Quốc

Giải trí Hàn Quốc có ảnh hưởng toàn cầu cùng với thế mạnh về công nghệ giúp nhiều ngành xuất khẩu của Hàn Quốc đón ...

Một loại nông sản của Việt Nam tiếp tục chinh phục thị trường Hoa Kỳ, riêng tháng 1/2024 tăng hơn 150% lượng xuất khẩu

Một loại nông sản của Việt Nam tiếp tục chinh phục thị trường Hoa Kỳ, riêng tháng 1/2024 tăng hơn 150% lượng xuất khẩu

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ cho biết, nhập khẩu ...

FTA - 'bệ đỡ' nâng tầm nông sản Việt Nam xuất khẩu

FTA - 'bệ đỡ' nâng tầm nông sản Việt Nam xuất khẩu

Các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đã tạo ra mạng lưới thị trường rộng lớn, trở thành động lực cho ...