Một tháng xung đột Nga-Ukraine: Chưa có lời giải cho những 'bài toán khó'

Vy Anh
Thực địa gặp nhiều bế tắc, lợi ích trong đàm phán chưa song trùng, ý đồ của phương Tây còn "mập mờ" khiến xung đột Nga-Ukraine sau 1 tháng vẫn chưa tìm ra lối thoát.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Một tháng xung đột Nga-Ukraine: Chưa có lời giải cho những 'bài toán khó'
Chiến dịch quân sự đặc biệt của Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Ukraine đã vấp phải sự phản kháng quyết liệt của người Ukraine. (Nguồn: Financial Times)

Chiến đấu và đàm phán

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Ukraine đã vấp phải sự phản kháng quyết liệt của người Ukraine, đồng thời khiến Nga chịu thiệt hại lớn hơn nhiều so với những gì Điện Kremlin dự tính.

Đây là điều mà Nga không thể ngờ tới. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nga có thể vẫn không nản lòng trong việc tìm cách hiện thực hóa những mục tiêu của mình.

Một tháng sau khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt, Moscow hiện phải đối mặt với tổn thất quân sự nặng nề và các lệnh trừng phạt chưa từng có, trong khi những tiến bộ trên thực địa khá ít ỏi.

Các nhà phân tích cho rằng nhiều yếu tố, bao gồm sự chuyển mùa và thậm chí cả đợt bổ sung tiếp tế sắp tới của Nga, có thể khuyến khích ông Putin đẩy mạnh hoạt động trong những tháng tới.

Tuy nhiên, tình hình chiến trường ở Ukraine những ngày gần đây cho thấy lực lượng hai nước đang lâm vào tình thế bế tắc, khi cả hai bên đều cố giữ mục tiêu chiến lược và không thể tung ra những đợt tấn công quy mô lớn.

Do vậy, những bước tiến quân sự bị đình trệ trên thực địa có thể khuyến khích Tổng thống Putin theo đuổi một thỏa thuận thương lượng, với việc Nga tìm kiếm những nhượng bộ nhỏ từ Kiev và sau đó Moscow có thể tuyên bố hoàn thành nhiệm vụ.

Hiện nay, các kênh đàm phán vẫn mở, với việc Tổng thống Ukraine Zelensky cho biết sẵn sàng nói chuyện với Tổng thống Putin. Các vòng đàm phán vẫn đang diễn ra tại Belarus và Thổ Nhĩ Kỳ.

Các yêu cầu lãnh thổ tối thiểu đối với Nga bao gồm việc Ukraine công nhận bán đảo Crimea bị sáp nhập là một phần của Nga và công nhận độc lập đối với các khu vực ly khai Donetsk và Lugansk; đồng thời Ukraine phải từ bỏ ý định trở thành thành viên NATO.

Về phần mình, Tổng thống Zelensky đã nói rằng tình trạng của Bán đảo Crimea và các khu vực ly khai do có thể được thảo luận, nhưng với điều kiện là bất kỳ thay đổi lớn nào sẽ cần phải được đưa ra trưng cầu dân ý, điều này có thể sẽ làm thất bại bất kỳ ý tưởng nào.

Ông Abbas Gallyamov, cựu quan chức từng chuẩn bị các bài phát biểu cho Điện Kremlin và hiện là nhà tư vấn chính trị, nhận định: "Chìa khóa đối với Tổng thống Putin là quyền lực, sức ép và chiến thắng. Tổng thống Putin cần một thỏa thuận về tính trung lập của Ukraine. Nhưng điều này rõ ràng là chưa đủ. Ông ấy cũng muốn công nhận Bán đảo Crimea và các nước cộng hòa (tự xưng) ly khai là Lugansk và Donetsk".

Lời kêu gọi "mòn mỏi"

Chưa thể tiến tới được thỏa thuận với Nga trong "một sớm một chiều", Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vẫn hướng tới phương Tây để kêu gọi được hỗ trợ.

Trong bài phát biểu qua video trước các lãnh đạo NATO tại hội nghị thượng đỉnh ngày 24/3, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhấn mạnh rằng phương Tây phải viện trợ cho nước này "không giới hạn" để đối phó lực lượng Nga.

Ông Zelensky cho biết Ukraine đề nghị NATO viện trợ hoặc bán lại 500 xe tăng, mà ông cho là chỉ chiếm 1% số xe tăng trong biên chế các nước thành viên khối quân sự này. "Nhưng chúng tôi vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng. Điều tồi tệ nhất trong cuộc xung đột này là không có câu trả lời rõ ràng cho các đề nghị trợ giúp", Tổng thống Zelensky nói.

Các lãnh đạo phương Tây không đáp ứng toàn bộ đề nghị từ Zelensky, song cam kết sẽ áp biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga và tăng viện trợ nhân đạo cho Ukraine.

Phần Lan tuyên bố sẽ gửi thêm thiết bị quân sự cho Ukraine và Bỉ thông báo bổ sung 1 tỷ Euro vào ngân sách quốc phòng để đối phó chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine.

Mỹ trong khi đó thông báo sẽ đón 100.000 người tị nạn Ukraine và hỗ trợ thêm 1 tỷ USD thực phẩm, thuốc men, nước sạch cùng các nguồn cung khác cho nước này.

Nỗ lực từ phương Tây

Các nước phương Tây tiếp tục áp thêm lệnh trừng phạt với Nga vì chiến dịch quân sự tại Ukraine. Các lãnh đạo G7 thông báo đang hạn chế sử dụng vàng dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga.

Mỹ cũng công bố vòng trừng phạt mới nhằm vào 48 công ty quốc phòng thuộc sở hữu nhà nước, 328 nghị sĩ và hàng chục người trong giới tài phiệt Nga. Nhà Trắng khẳng định các nỗ lực này nhằm giảm khả năng Nga sử dụng nguồn dự trữ quốc tế cho chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Chính phủ Anh ngày 24/3 thông báo trừng phạt thêm 65 công ty và cá nhân liên quan tới chiến dịch quân sự của Nga, trong đó có ngân hàng tư nhân lớn nhất nước này.

Mỹ và các đồng minh phương Tây trước đó áp đặt một số vòng trừng phạt với Nga, bao gồm loại một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Mỹ cũng áp lệnh cấm nhập khẩu dầu, kim cương, hải sản và vodka Nga. Nước này và các đồng minh bãi bỏ quy chế tối huệ quốc với Nga, mở đường để tăng thuế áp với các mặt hàng của Nga.

Bộ Tài chính Mỹ còn áp đặt lệnh trừng phạt đối với Tổng thống Nga Putin, phong tỏa tài sản và lợi ích tại Mỹ của ông. Tuy nhiên, biện pháp này được đánh giá là chỉ mang tính biểu tượng.

Xung đột Nga-Ukraine: Nga 'ngập' trong dầu, thế giới ngập trong nợ và bất ổn

Xung đột Nga-Ukraine: Nga 'ngập' trong dầu, thế giới ngập trong nợ và bất ổn

Xung đột Nga-Ukraine với trừng phạt và trả đũa đang khiến không chỉ Mỹ, châu Âu thêm bất ổn về chính trị, kinh tế. Cú ...

Phương Tây đang trợ lực cho Ukraine những 'siêu phẩm' vũ khí nào?

Phương Tây đang trợ lực cho Ukraine những 'siêu phẩm' vũ khí nào?

Ngoài Mỹ, các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã cung cấp nhiều vũ khí cho Ukraine nhằm đối phó với quân đội ...

(theo AFP)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Phiên toàn thể thứ hai Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Bảo đảm an ninh toàn diện vì Cộng đồng lấy người dân làm trung tâm

Phiên toàn thể thứ hai Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Bảo đảm an ninh toàn diện vì Cộng đồng lấy người dân làm trung tâm

Với chủ đề "Bảo đảm an ninh toàn diện về Cộng đồng ASEAN lấy người dân làm trung tâm", chiều 23/4, Diễn đàn Tương lai ASEAN tiếp tục Phiên toàn ...
Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 23/4 - SXMN 23/4/2024 - kết quả xổ số hôm nay 23/4

Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 23/4 - SXMN 23/4/2024 - kết quả xổ số hôm nay 23/4

XSMN 23/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 23/4/2023. kết quả xổ số ngày 23 tháng 4. xổ số hôm nay 23/4. SXMN 23/4. XSMN ...
Việt Nam trong ASEAN: Một đối tác năng động, tích cực, trách nhiệm

Việt Nam trong ASEAN: Một đối tác năng động, tích cực, trách nhiệm

Từ thời điểm gia nhập ASEAN đến nay, Việt Nam trở thành một đối tác năng động, tích cực và tham gia có trách nhiệm vào phát triển kinh tế ...
Giá cà phê hôm nay 23/4/2024: Giá cà phê robusta tăng, arabica giảm, chuyên gia dự báo đà tăng có thể còn tiếp diễn

Giá cà phê hôm nay 23/4/2024: Giá cà phê robusta tăng, arabica giảm, chuyên gia dự báo đà tăng có thể còn tiếp diễn

Giá cà phê hôm nay 23/4/2024: Giá cà phê robusta tăng, arabica giảm, chuyên gia dự báo đà tăng có thể còn tiếp diễn...
Phiên toàn thể thứ nhất Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát triển nhanh vì tương lai bền vững

Phiên toàn thể thứ nhất Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát triển nhanh vì tương lai bền vững

Với chủ đề ASEAN phát triển nhanh vì tương lai bền vững, Phiên thảo luận thứ nhất Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 diễn ra sôi nổi với nhiều ý ...
Câu chuyện của người xây dựng AWEN - 'Ngôi nhà chung' cho nữ doanh nhân ASEAN

Câu chuyện của người xây dựng AWEN - 'Ngôi nhà chung' cho nữ doanh nhân ASEAN

AWEN - Câu chuyện của một trong những người đặt viên gạch đầu tiên xây dựng AWEN - bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Mạng ...
Bị phát lệnh 'tiễn khách', Mỹ bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút quân

Bị phát lệnh 'tiễn khách', Mỹ bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút quân

Lầu Năm Góc cho biết, Mỹ đã bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút hơn 1.000 nhân viên khỏi quốc gia châu Phi này sau gần một thập kỷ hiện diện.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq, siết chặt quan hệ an ninh, kinh tế và năng lượng

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq, siết chặt quan hệ an ninh, kinh tế và năng lượng

Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq đã ký kết thỏa thuận khung chiến lược nhằm tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực an ninh, năng lượng và kinh tế giữa hai nước.
Đức đi bước 'động chạm' cả Nga lẫn Trung Quốc, Moscow và Bắc Kinh gay gắt phản pháo

Đức đi bước 'động chạm' cả Nga lẫn Trung Quốc, Moscow và Bắc Kinh gay gắt phản pháo

Trong chưa đầy một tuần, Đức đã thông báo tiến hành các cuộc bắt giữ nhiều cá nhân mà Berlin cáo buộc làm gián điệp cho Nga và Trung Quốc.
Nga nói gì về việc rút lực lượng gìn giữ hòa bình khỏi Nagorno-Karabakh?

Nga nói gì về việc rút lực lượng gìn giữ hòa bình khỏi Nagorno-Karabakh?

Việc Nga rút lực lượng gìn giữ hòa bình khỏi Nagorno-Karabakh là phù hợp với thực tế mới đang phát triển trong khu vực.
Hezbollah nã 'mưa' rocket về phía miền Bắc Israel

Hezbollah nã 'mưa' rocket về phía miền Bắc Israel

Giao tranh giữa Israel-Hezbollah đã kéo dài hơn 6 tháng qua tại khu vực biên giới giữa nước này và Lebanon, song song với xung đột tại Dải Gaza.
Lần đầu tiên, Chủ tịch Triều Tiên chỉ đạo diễn tập mô phỏng phản công hạt nhân

Lần đầu tiên, Chủ tịch Triều Tiên chỉ đạo diễn tập mô phỏng phản công hạt nhân

Chủ tịch Triều Tiên bày tỏ hài lòng về cuộc diễn tập, đánh giá cao khả năng bắn trúng và độ chính xác cao của các tên lửa nước này.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động