Tác phẩm Sống ở Mỹ. |
Ông Alison Raymond Lanier, người viết tác phẩm Sống ở Mỹ (Living in the USA - Intercultural Press, Inc - Yarmouth, Maine-1988) đã nói chuyện với không biết bao nhiêu người trên thế giới, thu thập kinh nghiệm của hãng Overseas Bricfing Associates của ông, một hãng trong nhiều năm trời đã sử dụng người Mỹ và người nước ngoài.
Ông còn có kinh nghiệm xuất bản một tập sách dành cho/hướng dẫn người Mỹ sống và làm việc ở nước ngoài. Cuốn sách của ông được xuất bản ở chín nước khác ngoài Mỹ, bằng bảy ngữ.
Sau đây, xin tóm tắt một số đặc điểm về hành vi của người Mỹ theo Lanier.
Thách thức quyền lực – Thường thì ở nhiều nước trên thế giới, người dân nể, sợ hay có thói quen lâu đời tuân theo quyền lực. Học sinh không bẻ lại thầy cô ở lớp, những nhà khoa học trẻ không dám ngược ý với người trên mình trong nghề.
Từ nhỏ, người Mỹ đã được đào tạo để lật vấn đề, đặt câu hỏi, phân tích. Ngay ở tiểu học, học sinh tập sử dụng tủ sách và tìm ý mới. Giữa tuổi 14-15, những sinh viên trẻ đóng góp ý kiến có giá trị vào mọi lĩnh vực khoa học, từ vật lý học thiên thể đến hải dương học. Hàng năm, ngành công nghiệp tổ chức thi để nắm những tài năng trẻ ấy.
Người nước ngoài đến Mỹ thường khó chịu về sự “thóc mách” thiếu lễ độ của thanh thiếu niên Mỹ, hay thắc mắc về những quyết định của các “ban bệ”. Đó không phải là triệu chứng hỗn láo, thiếu tin tưởng. Lớp trẻ có quan niệm là họ xem xét lại “ý kiến” của người lớn tuổi chứ không phải là thách thức ”con người”, họ chỉ muốn đi sâu hơn, rộng hơn thôi.
Làm chủ thiên nhiên – Nhiều dân tộc trên thế giới, nhất là ở châu Á, tìm hiểu vị trí con người trong thiên nhiên. Người Mỹ lại tìm cách làm chủ thiên nhiên, “chinh phục vũ trụ”, “uốn nắn dòng sông”, “cải tạo sa mạc”. Người châu Á nghĩ nhiều đến cách sống hòa hợp với thiên nhiên. Còn người Mỹ khuất phục thiên nhiên dẫn đến lãng phí và ô nhiễm môi trường.
Nói thật không xã giao - Ở nhiều nước, người nói thường lựa chiều người nghe thích gì thì nói nấy. Ở Mỹ, như vậy là đánh lừa, bất lương vì giá trị cao nhất là thật thà, cao hơn lễ phép và xã giao. Khi thương lượng để ký hợp đồng, người Mỹ không loanh quanh khéo léo.
Đi đường, người Mỹ hỏi một người đứng bên đường: “Đến làng X gần nhất bao xa?”. Nhiều khi để cho khách đi đường đỡ mệt, đỡ ngại, người kia đáp: “Ồ, ngay dưới kia thôi”. Người khách Mỹ lái xe đi cả đêm, chửi rủa người kia là nói dối. Nếu là người Mỹ được hỏi đường, họ sẽ trả lời: “Ồ còn xa đấy, đến ba chục cây đấy!” Khách sẽ thất vọng nhưng biết được sự thật.
Thành công - Ở rất nhiều nơi, đều có trường hợp dựa vào thân thế của người khác để làm bệ phóng cho sự thành công. Nhưng ở Mỹ, yếu tố này rất hạn chế. Yếu tố thành công là: sẵn sàng lao động cật lực, có học hoặc tài giỏi, có sáng kiến, có cá tính dễ gây thiện cảm.
Ở một số nước, bỏ việc này chuyển sang làm việc khác bị coi là thiếu lương thiện. Ở Mỹ, nhảy từ việc này sang việc khác (job hopping) là chuyện bình thường.
Của cải không phải là đặc quyền – Nhiều người Arab, châu Phi... quen sống một hệ thống xã hội giai cấp rõ rệt: giai cấp đặc quyền có đủ của cải (xe hơi, TV màu, bể bơi...). Ở Mỹ thì khác, các của cải ấy không đắt so với thu nhập, nên rất nhiều người có: một chiếc xe hơi là của sang ở Nam Mỹ thì một cô thư ký đánh máy, một chàng sinh viên ở Mỹ có thể tậu được. Do đó, người có chút của chưa hẳn là người có học, có văn hóa, thuộc giai cấp thượng lưu.
Vấn đề giai cấp, thứ bậc – Mỹ thường tự hào là một xã hội không giai cấp. Khách lạ dễ có ấn tượng ấy vì thấy ở Mỹ lương cao và mức sinh hoạt cao, quần áo các kiểu may sẵn hàng loạt, ăn nói bỗ bã, hay sử dụng tên cúng cơm... Thực ra thì vấn đề giai cấp, tùy vào từng khu vực. Có điều là, ranh giới giai cấp rất dễ bị hủy bỏ, chỉ cần có nghị lực và thành công. Biết bao nhiêu người giàu sang xuất thân hàn vi. Người Mỹ lại thay đổi chỗ ở luôn; trong năm gia đình thì một gia đình cứ ba năm lại dọn nhà một lần. Với tâm lý tự lực, không có thành kiến giai cấp như ở nơi khác.
Từ Thế chiến II, gia đình Mỹ càng lỏng lẻo; thành công cá nhân ít ảnh hưởng đến gia đình, do đó khái niệm giai cấp cũng có phần mờ nhạt hơn. Ngày nay, các khái niệm chủng tộc, gốc rễ dân tộc, địa phương... thường át khái niệm giai cấp. Vị trí xã hội không phải là một yếu tố ổn định, thừa hưởng của giai cấp như nhiều nơi khác.
Tư duy quy nạp – Tư duy Mỹ thường xuất phát từ cái riêng và cái nhỏ để đi tới cái chung và cái rộng lớn. Họ đi từ vấn đề cá nhân và địa phương rồi mới mở rộng đến quốc gia và dân tộc.
| Những huyền thoại truyền thống về người Mỹ Xã hội Mỹ chia vụn ra thành rất nhiều mảnh, do đó có nhiều tầng văn hóa phụ và tránh được không khí quy ước. |
| Tết Việt Amagasaki 2024 hướng về nguồn cội Từ 3-4/2 (tức ngày 24 và 25 tháng 12 Âm lịch năm Quý Mão 2023), chương trình Xuân Quê hương – Tết Việt Amagasaki 2024 ... |
| Du lịch Việt kỳ vọng 'bứt tốc' trong năm 2024 Để phát triển du lịch, đặc biệt là với thị trường khách quốc tế, Việt Nam cần tính toán, xây dựng chiến lược xúc tiến, ... |
| Tôn vinh niềm vui đọc sách ở Việt Nam Ngày 19/1, Viện Pháp tại Việt Nam và tổ chức sự kiện 'Đêm đọc sách' tại Trường quốc tế Pháp Alexandre Yersin ở Hà Nội, ... |
| 'Cú huých' mới đối với ngành Du lịch Để tạo sự đột phá của ngành Du lịch, cần có các chiến dịch truyền cảm hứng, tập trung vào các phân khúc chiến lược, ... |