Mục tiêu chung gắn liền với doanh nghiệp

Theo TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cần phải tăng cường cơ hội tiếp xúc và đối thoại giữa hoạch định chính sách với cộng đồng doanh nghiệp, người dân để họ hiểu biết hơn về Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương.


Ông nghĩ gì về AEC?

AEC là cộng đồng mở, là khối liên kết nhưng mở với khu vực và nền kinh tế toàn cầu. AEC là cộng đồng gắn với tự do hóa thương mại, dịch vụ đầu tư và hợp tác phát triển.

Theo tôi, phải nhận thức đầy đủ hơn về sân chơi ASEAN. Đừng nhìn ASEAN chỉ như một khối kinh tế với các thành viên có sức mạnh không lớn. Hãy nhìn ASEAN như một thị trường để sản xuất kinh doanh vì độ mở của nó. Đây là một thị trường quan trọng có thể kết nối mạnh với khu vực và thế giới qua các mạng, chuỗi sản xuất, qua đó mỗi nước sẽ tăng được vị thế của mình trên nhiều góc độ, chẳng hạn vị thế mặc cả, đàm phán.

Tuy nhiên, muốn thay đổi từ cách nhìn, đến đi vào thực thi các cam kết ASEAN với mức độ sẵn sàng thì nhận thức về ASEAN phải có chuyển biến mạnh mẽ hơn. Có thể thấy chương trình hành động đã có nhiều nhưng quan trọng là sự tương thích với chiến lược phát triển, với luật pháp trong nước để chỉnh sửa.

Ông đánh giá thế nào về sự chuẩn bị của Việt Nam khi tham gia AEC vào cuối năm 2015?

Việt Nam đã thu hẹp đáng kể về mặt văn bản pháp lý, hệ thống văn bản pháp quy và các cam kết đã đáp ứng được đòi hỏi, lộ trình và chương trình hành động hướng tới AEC, nhưng khả năng thực thi trên bốn trụ cột của AEC (gồm Thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất; Một khu vực kinh tế cạnh tranh; Một khu vực phát triển đồng đều và Hội nhập với nền kinh tế toàn cầu) vẫn còn khoảng cách khá xa. Đây không phải là vấn đề quá lớn, vì các nước ASEAN khác cũng thế, do khó khăn chung của kinh tế toàn cầu và riêng mỗi nước, thể chế và kết nối giữa các nước ASEAN.

Tuy nhiên, sự chuẩn bị và hiểu biết của doanh nghiệp về một cộng đồng kinh tế chung còn thấp. Theo kết quả điều tra vừa qua, chỉ khoảng 30% số doanh nghiệp thích nghi được.

Doanh nghiệp không quan tâm nhiều đến AEC vì họ chỉ nghĩ đến việc làm ăn trong nước, chưa để ý đến sự gắn kết với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và thị trường nước ngoài. Do vậy sự sẵn sàng của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn yếu.

Tuy nhiên, đôi khi có những doanh nghiệp đã có sự gắn kết với ASEAN, với thế giới rồi nhưng họ không biết. Chẳng hạn, họ quan hệ với các doanh nghiệp trong nước, nhưng doanh nghiệp đó lại liên kết qua thương mại, dịch vụ trong ASEAN, khu vực và thế giới.

Như vậy, chương trình hành động đã có đầy đủ, vậy cần tiếp tục làm gì để Việt Nam hội nhập tốt hơn?

Việc thực thi bao giờ cũng là khâu yếu nhất của không riêng Việt Nam, mà của cả ASEAN. Đã có chương trình chung cũng như của từng nước thành viên, nhưng vấn đề là làm sao phải đẩy được tiến độ cả về mặt cam kết, pháp lý, thực thi. Việc thực thi phải đúng như các cam kết.

Bạn đã nghĩ bạn là một công dân ASEAN chưa? Vấn đề quyết định là mục tiêu chung đều gắn liền với cuộc sống của người dân và doanh nghiệp. Do vậy, cần phải tăng cường cơ hội tiếp xúc và đối thoại giữa các nhà hoạch định chính sách với cộng đồng doanh nghiệp, người dân để họ hiểu biết hơn về AEC. Hiểu, biết này không chỉ là đầy đủ mà phải sâu, vì đó không chỉ là cơ hội hay thách thức mà quan trọng hơn đó còn là tính pháp lý. Vì khi tham gia sân chơi lớn thì yêu cầu pháp lý rất quan trọng, để có thể bảo vệ được chính mình nhằm giảm thiệt hại khi vấp phải chuyện này chuyện kia.

Ông nhìn nhận thế nào về lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam?

Mặc dù có cạnh tranh rất quyết liệt, nhưng ASEAN là mạng, là chuỗi của khu vực và toàn cầu do vậy việc tham gia ASEAN giúp doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, len chân vào những mạng và chuỗi toàn cầu ấy một cách tốt hơn.

Trên thực tế, Việt Nam không chỉ là nơi nhận đầu tư mà nhiều doanh nghiệp trong nước đã mở rộng đầu tư sang các nước thành viên ASEAN và các nước khác để tham gia vào chuỗi giá trị của thế giới theo cách mới. ASEAN cũng mở ra cơ hội hợp tác cho cộng đồng doanh nghiệp, vấn đề tài chính của các doanh nghiệp trong nước cũng được hưởng lợi hơn nhờ mối liên kết toàn cầu.

Tuy nhiên, thách thức đầu tiên là tính cạnh tranh sẽ rất cao. Trong khi đó, mức độ và tiến độ hội nhập của ta chậm hơn một số nước nên về kinh nghiệm sẽ yếu hơn.

Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam thuộc hạng vừa và nhỏ thì việc hội nhập này có thua thiệt?

Có thể thấy, việc liên kết của ASEAN và khu vực Đông Á cơ bản do thị trường dẫn dắt, mặc dù đi sau về vốn, tiềm lực yếu hơn nhưng thời gian qua doanh nghiệp Việt Nam vẫn có những bước phát triển, đây là bản năng về kinh doanh trong sự vận động của thị trường.

Nếu đứng ở góc độ này thì cũng không phải quá bi quan về thị trường và con người Việt Nam, nhưng cần phải thấy rõ bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp thì vẫn cần phải có nhiều giải pháp, trong đó quan trọng là giải pháp tầm vĩ mô. Chẳng hạn, về khả năng chống đỡ các cú sốc thì doanh nghiệp chưa nhiều kinh nghiệm do thiếu tầm nhìn về dài hạn, nên cần có sự hỗ trợ của Chính phủ. Vấn đề hỗ trợ cần có cách thức, không nên làm méo thị trường, trong trường hợp xảy ra cú sốc cần có giải pháp thích hợp.

Minh Thủy (thực hiện)

Xem nhiều

Đọc thêm

Đội hình đội tuyển Indonesia dự ASEAN Cup 2024: Vắng nhiều cầu thủ ngôi sao

Đội hình đội tuyển Indonesia dự ASEAN Cup 2024: Vắng nhiều cầu thủ ngôi sao

Vì nhiều lý do khác nhau, đội tuyển Indonesia không thể triệu tập đội hình mạnh nhất tham dự ASEAN Cup 2024.
​​​​​​​Năm nguyên nhân cho sự đi xuống của Man City

​​​​​​​Năm nguyên nhân cho sự đi xuống của Man City

Năm trận thua liên tiếp, một kỷ lục mà không ai dám nghĩ đến khi mà Man City vẫn đang được dẫn dắt bởi Pep Guardiola.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/11/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/11/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 27/11. Lịch âm 27/11/2024? Âm lịch hôm nay 27/11. Lịch vạn niên 27/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 27/11/2024: Tuổi Tuất công việc tự tin

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 27/11/2024: Tuổi Tuất công việc tự tin

Xem tử vi 27/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 27/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Công nghiệp khí khẳng định vị thế trong nền kinh tế Việt Nam

Công nghiệp khí khẳng định vị thế trong nền kinh tế Việt Nam

Công nghiệp khí đã và tiếp tục được Đảng, Nhà nước xác định là lĩnh vực nền tảng để phục vụ cho phát triển kinh tế đất nước trong giai ...
Giá cà phê hôm nay 26/11/2024: Giá cà phê tăng 'dựng đứng' ngay đầu tuần, diễn biến bất ngờ trong mùa thu hoạch, giá còn tăng?

Giá cà phê hôm nay 26/11/2024: Giá cà phê tăng 'dựng đứng' ngay đầu tuần, diễn biến bất ngờ trong mùa thu hoạch, giá còn tăng?

Giá cà phê hôm nay 26/11/2024: Giá cà phê tăng 'dựng đứng' ngay đầu tuần, diễn biến bất ngờ trong mùa thu hoạch, giá còn tăng?
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động