TIN LIÊN QUAN | |
Toàn văn bài phát biểu của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tại Hội thảo về các ưu tiên của Năm APEC 2017 | |
Khai mạc Hội thảo về các ưu tiên của năm APEC 2017 |
Thứ trưởng đánh giá thế nào về công tác chuẩn bị cho Năm APEC của Việt Nam?
Đến lúc này tôi có thể khẳng định chắc chắn rằng, chúng ta đã sẵn sàng cho Năm APEC 2017 về mọi mặt về nội dung, hình thức và hậu cần. Đây là cả một quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng từ hai năm nay. Chính phủ đã lập ra Ủy ban Quốc gia Việt Nam về APEC 2017 gồm có 5 tiểu ban. Hiện cả 5 tiểu ban bao gồm tiểu ban Nội dung, Lễ tân, Tuyên truyền & Văn hóa, An ninh & Y tế, Vật chất & Hậu cần, cùng với Ban thư ký Quốc gia APEC 2017 đều đã sẵn sàng.
Tại Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 24 tại Peru vừa qua, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã chính thức tiếp nhận vai trò nước chủ nhà APEC từ Peru.
Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn báo chí bên lề Hội thảo. (Ảnh: Quang Hòa) |
Thưa Thứ trưởng, Việt Nam đang mong chờ ý kiến đóng góp gì của các tổ chức quốc tế, các chuyên gia, học giả trong và ngoài nước?
Chúng ta đã chuẩn bị cho APEC trong suốt hai năm qua và đến nay đã tham vấn tất cả các nền kinh tế thành viên của APEC. Cùng với sự nỗ lực rất lớn của các bộ ngành của Việt Nam, chúng ta đã xác định chủ đề của năm là “Tạo ra một động lực mới để cùng vun đắp cho tương lai chung” với 4 ưu tiên lớn về lĩnh vực liên kết kinh tế, lĩnh vực phát triển, đổi mới sáng tạo và đặc biệt là trong cải cách doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Các ưu tiên này sẽ được đưa ra bàn thảo tại hội nghị ngày hôm nay để lấy ý kiến và trên cơ sở đó, các chuyên gia, các học giả, đặc biệt là các quan chức cao cấp của các nước thành viên sẽ bàn bạc để thông qua. Mục tiêu của chúng ta là tìm được các ý tưởng chung của APEC để xây dựng một cộng đồng APEC vì tất cả các thành viên, vì người dân và vì doanh nghiệp.
Hội thảo hôm nay đã nhận được sự quan tâm lớn của các quan chức cấp cao, cộng đồng doanh nghiệp, cũng như các chuyên gia, học giả trong khu vực. Trên cơ sở các ý kiến đóng góp, chúng tôi sẽ tổng hợp lại và xây dựng các kết quả cụ thể để tiến tới các hội nghị quan chức cao cấp lần thứ nhất, thứ hai, các hội nghị Bộ trưởng trong năm APEC 2017 và cao nhất là Tuần lễ cấp cao APEC vào cuối năm 2017. Chúng ta sẽ có những kết quả và sản phẩm cụ thể, đóng góp vào tiến trình phát triển của APEC trong thời gian tới.
Thứ trưởng có thể cho biết, giới chuyên gia đánh giá thế nào về chủ đề năm APEC 2017 mà Việt Nam đưa ra?
Khi tôi tiếp xúc với các quan chức cao cấp, đại diện các cộng đồng doanh nghiệp hôm qua tại Hà Nội, cũng như tại Peru khi tháp tùng Chủ tịch nước đi dự Hội nghị cấp cao APEC 2016, khi tham khảo các nền kinh tế thành viên, họ đều đánh giá rất cao và ủng hộ về chủ đề và những ưu tiên của chúng ta trong năm APEC 2017, vì nó đáp ứng được xu thế phát triển chung của thế giới, của khu vực, đồng thời sát sườn với lợi ích của các nền kinh tế thành viên.
Trên tinh thần đó, hôm nay họ tham dự rất đông đủ và muốn đóng góp để cụ thể hóa, đưa ra những kết quả cụ thể nhất có thể đáp ứng được lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp, cũng như người dân của các nền kinh tế APEC.
Vậy cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam có thể kỳ vọng gì sau những tác động của Năm APEC 2017 tại Việt Nam, thưa Thứ trưởng?
Diễn đàn kinh tế APEC là phục vụ người dân và doanh nghiệp, do đó, chủ đề và ưu tiên của Hội nghị cũng hướng tới những đối tượng đó. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang có những diễn biến rất khó lường và phức tạp, đặc biệt tăng trưởng đang có xu hướng chậm lại trong khi đó, chủ nghĩa bảo hộ, cũng như tư tưởng chống toàn cầu hóa trỗi dậy ở một số nơi, thì hoạt động của các nền kinh tế APEC, đặc biệt là trong năm APEC 2017 này, các nền kinh tế đều muốn Việt Nam đóng vai trò tập hợp, tiếp tục để APEC là đầu tàu kéo nền kinh tế của thế giới vượt qua những khó khăn hiện tại.
Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia APEC 2017 nói chuyện với các chuyên gia, học giả quốc tế. (Ảnh: Quang Hòa) |
Muốn làm được điều này, các doanh nghiệp sẽ vừa là người thực hiện, vừa là người được hưởng thụ từ những cơ chế sáng kiến mà chúng ta sẽ đưa ra thảo luận trong ngày hôm nay và trong suốt năm APEC này, để làm sao tạo được môi trường thông thoáng nhất để doanh nghiệp APEC, cũng như doanh nghiệp của Việt Nam có thể hoạt động được.
Các doanh nghiệp Việt Nam hôm nay cũng có mặt rất đông đủ và đa dạng. Chính vì vậy, chúng tôi muốn tranh thủ tạo ra một hoạt động chung trong APEC, tạo nên môi trường thuận lợi nhất cho doanh nghiệp nói chung, cũng là tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là các lợi ích rất sát sườn với doanh nghiệp.
Trong khuôn khổ ISOM sẽ có phiên đối thoại với các doanh nghiệp. Cuộc đối thoại này sẽ tạo ra hiệu ứng rất tốt. Các doanh nghiệp sẽ đóng góp ý tưởng để tạo ra môi trường thuận lợi cho kinh doanh, nhưng đồng thời các quan chức cao cấp cũng sẽ trao đổi lại với các doanh nghiệp để làm sao kéo được các doanh nghiệp tham gia tích cực hơn vào quá trình trao đổi tự do hóa thương mại đầu tư và phát triển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Việt Nam sẵn sàng cho năm chủ nhà của APEC 2017 Đó là khẳng định của Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga, Cố vấn cao cấp Ban Thư ký APEC Việt Nam 2017. |
Giới thiệu Năm APEC 2017 tới các nền kinh tế thành viên Sáng 2/12, tại trụ sở Ban Thư ký, Ủy ban Quốc gia APEC 2017 đã diễn ra buổi gặp mặt giới thiệu về năm APEC ... |