Mỹ-Anh: Mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương có bền lâu khi hai nhà lãnh đạo chưa gặp đã sứt mẻ?

Hoài Sa
TGVN. Sau ngày 20/1, quan hệ Mỹ-Anh sẽ sang trang mới dù Tổng thống Mỹ đắc cử Joe Biden có ấn tượng ban đầu không mấy tốt đẹp về Thủ tướng Anh Boris Johnson.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hiếm khi nào mối quan hệ cá nhân giữa Thủ tướng Anh và Tổng thống Mỹ lại sứt mẻ ngay cả trước khi lễ nhậm chức diễn ra, nhưng cả hai bên đều tin rằng có thể khắc phục được. (Nguồn: FT)
Hiếm khi nào mối quan hệ cá nhân giữa Thủ tướng Anh và Tổng thống Mỹ lại sứt mẻ ngay cả trước khi lễ nhậm chức diễn ra, nhưng cả hai bên đều tin rằng có thể khắc phục được vì mối quan hệ Mỹ-Anh. (Nguồn: FT)

Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden chưa từng gặp Thủ tướng Anh Boris Johnson nhưng đã có những ấn tượng ban đầu không mấy thuận lợi khi gọi Thủ tướng Anh là “bản sao về thể chất và cảm xúc” của Tổng thống Mỹ Donald Trump và coi việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU), Brexit, là một thảm họa chiến lược.

Tuy nhiên vào ngày 20/1 tới khi ông Biden nhậm chức Tổng thống Mỹ, một giai đoạn mới trong quan hệ Anh-Mỹ sẽ bắt đầu khi Thủ tướng Anh coi mối quan hệ đối tác là nền tảng của tầm nhìn “Nước Anh toàn cầu” hậu Brexit.

Có thể khắc phục được

Hiếm khi nào mối quan hệ cá nhân giữa Thủ tướng Anh và Tổng thống Mỹ lại sứt mẻ ngay trước khi lễ nhậm chức diễn ra, nhưng cả hai bên đều tin rằng có thể khắc phục được.

Vai trò chủ nhà ở cả hai hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước phát triển G7 và Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu COP 26 trong năm nay sẽ mang lại cho Thủ tướng Anh Boris Johnson cơ hội hiếm có để xây dựng quan hệ đối tác với Mỹ dựa trên các mục tiêu chính sách chung. Bên cạnh đó, thỏa thuận thương mại giữa Anh và Mỹ được coi là một trong những giải pháp tiềm năng lớn cho nước Anh hậu Brexit.

Thủ tướng Johnson không hài lòng khi bị ví với Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Donald Trump với danh xưng “Ông Trump của Anh”. Một quan chức thân cận với Thủ tướng Anh cho biết: “Ông Boris Johnson ghét sự so sánh với ông Trump. Ông ấy muốn trở thành một nhà lãnh đạo chính thống của châu Âu. Khi nhìn vào gương, hình ảnh ông muốn nhìn thấy là hình ảnh tương tự như ông Macron chứ không phải ông Trump”.

Tuy nhiên, Brexit đã làm giảm uy tín của Thủ tướng Johnson trong giới Dân chủ ở Washington. Ông Biden khi còn là Phó tổng thống Mỹ thời Barack Obama đã nói rõ rằng lợi ích của Mỹ được phục vụ tốt hơn khi Anh vẫn là trái tim châu Âu.

Việc Thủ tướng Johnson đe dọa vi phạm Thỏa thuận Ngày thứ Sáu tốt lành trong đàm phán Brexit đã khiến Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden phải đưa ra lời cảnh báo. Trong khi đó, đề xuất của ông Johnson vào năm 2016 khi cho rằng cựu Tổng thống Mỹ Obama không thích Anh vì ông Obama là “một phần của Kenya” vẫn còn được ghi nhớ ở Washington.

Các nhà ngoại giao Anh đang cân nhắc các phản ứng khi Tổng thống Mỹ đắc cử Biden và Thủ tướng Anh Johnson gặp nhau. Một quan chức bày tỏ: “Cách thực hiện các cuộc trò chuyện của Thủ tướng Anh có thể khiến ông Biden khó chịu”.

Sự kiện tạo nên quan hệ

Trong khi các đời nguyên thủ tiền nhiệm hai nước có sự gắn bó với nhau ở mức độ cá nhân, ví dụ như Tổng thống Bill Clinton và Thủ tướng Tony Blair hay Tổng thống Ronald Reagan và Thủ tướng Margaret Thatcher, thì mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương thường vượt qua tính cách của các nguyên thủ.

Một quan chức Anh lưu ý rằng chiều sâu của các mối quan hệ thương mại, quân sự, văn hóa và lịch sử thường kết hợp để tạo ra mối quan hệ bền chặt giữa thủ tướng Anh và tổng thống Mỹ. “Bạn không phải lúc nào cũng có thể biết ngay từ đầu họ sẽ tiếp tục như thế nào. Sự kiện tạo nên mối quan hệ”, quan chức này nhấn mạnh.

Ông Christopher Meyer, cựu Đại sứ Anh tại Washington, nhận định: “Tôi nghĩ mọi chuyện sẽ diễn ra tốt đẹp. Về các vấn đề khó khăn mà Tổng thống Mỹ đắc cử Joe Biden sẽ phải giải quyết với các đồng minh, có mức độ phù hợp đáng kể về lợi ích quốc gia giữa Mỹ và Anh”.

Thật may mắn cho Thủ tướng Anh khi ông sẽ chủ trì hai sự kiện quốc tế quan trọng trong năm 2021, ngay khi Anh hoàn toàn rời EU. Thủ tướng Anh coi “một nước Anh độc lập” là một cường quốc có khả năng tập hợp, có thể hoạt động trên phạm vi toàn cầu và cam kết với trật tự quốc tế cũng như duy trì các giá trị dân chủ.

Hội nghị thượng đỉnh G7 vào tháng 6/2021, có thể là sự kiện quốc tế lớn đầu tiên của Tổng thống Mỹ thứ 46, nhằm vạch ra lộ trình thoát khỏi đại dịch Covid-19. Các nền dân chủ khác bao gồm Hàn Quốc, Australia và Ấn Độ sẽ được mời làm khách mời của Hội nghị G7 và hiện được coi là Hội nghị D10 không chính thức do London khởi xướng.

Một điểm may mắn khác của Thủ tướng Johnson là ông Biden cam kết hợp tác với các đồng minh về chống biến đổi khí hậu tại Hội nghị thượng đỉnh COP 26 dự kiến được tổ chức tại Glasgow vào tháng 11 năm nay, nhằm đẩy nhanh các nỗ lực giảm phát thải.

Mỹ-Anh: Tình đồng chí ‘chắc có bền lâu’ khi mối quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo chưa gì đã sứt mẻ
Mỹ-Anh, mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương thường vượt qua tính cách của các nguyên thủ. (Nguồn: Forex News)

Điểm chung lớn

Một vấn đề khác có thể trở thành điểm trùng giữa London và Washington là Trung Quốc, khi chính phủ Anh của Thủ tướng Johnson ngày càng có lập trường diều hâu hơn đối với Bắc Kinh về các vấn đề nhân quyền và công nghệ.

Trong khi đó, nước Anh dưới thời cựu Thủ tướng David Cameron bị các nhà lãnh đạo châu Âu cáo buộc là đã bị khuất phục trước Bắc Kinh. Ông Johnson từng nói với các quan chức trong chính phủ: “Mọi người nghĩ rằng tôi mềm lòng với Trung Quốc, điều đó không đúng”.

Chính phủ Anh hiện đang cấm Tập đoàn Huawei của Trung Quốc tham gia vào thiết lập hạ tầng mạng 5G của Anh, mặc dù chịu áp lực từ Mỹ, và cấm hàng nhập khẩu của Trung Quốc sử dụng lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ. Trong khi đó, EU đã ký một thỏa thuận đầu tư mới với Trung Quốc vào thời điểm cuối năm 2020.

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Anh Tom Tugendhat, người đồng chủ tịch Nhóm nghiên cứu Trung Quốc của nghị sĩ đảng Bảo thủ, người vận động cho lập trường cứng rắn hơn trong quan hệ với Bắc Kinh, cho biết: “Nhóm chuyển tiếp của Tổng thống Mỹ đắc cử Joe Biden đã đặt ra một chương trình nghị sự khó khăn về Trung Quốc nhưng còn có nhiều vấn đề để hợp tác hơn là với chính quyền sắp mãn nhiệm”.

Ông Leslie Vinjamuri, Giám đốc chương trình Mỹ và châu Mỹ tại Viện Nghiên cứu Hoàng gia Anh Chatham House, khẳng định: “Dân chủ, nhân quyền và công nghệ là những lĩnh vực lớn mà chúng ta nên mong đợi để thấy nỗ lực thực sự của chính phủ Anh và chính quyền Mỹ sắp tới phối hợp triển khai chính sách”.

Trong khi đó, Tom Wright, một chuyên gia về quan hệ Mỹ-Âu tại Viện Brookings, nhấn mạnh: “Tôi không nghĩ ông Biden sẽ giữ ấn tượng xấu trong quá khứ. Nếu Anh tích cực trong việc làm thế nào để cho thấy hai bên có nhiều lợi ích chung, điều đó sẽ quan trọng hơn đối với Tổng thống đắc cử Joe Biden so với những gì đã xảy ra trước đây”.

Hàn Quốc rút tàu chiến khỏi Eo biển Hormuz

Hàn Quốc rút tàu chiến khỏi Eo biển Hormuz

TGVN. Hàn Quốc đã rút đơn vị hải quân chống cướp biển hoạt động gần Eo biển Hormuz nhằm gửi một tín hiệu thân thiện ...

Mỹ điều lực lượng 'khủng' bảo đảm an ninh Lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ thứ 46

Mỹ điều lực lượng 'khủng' bảo đảm an ninh Lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ thứ 46

TGVN. Quân đội Mỹ ngày 15/1 xác nhận, có khoảng 25.000 binh sĩ Vệ binh Quốc gia được triển khai tại thủ đô Washington D.C ...

Việc luận tội Tổng thống Trump lần 2 sẽ ra sao khi thời điểm chuyển giao quyền lực tới gần?

Việc luận tội Tổng thống Trump lần 2 sẽ ra sao khi thời điểm chuyển giao quyền lực tới gần?

TGVN. Hạ viện Mỹ ngày 13/1 đã quyết định luận tội Tổng thống Donald Trump lần hai, làm dấy lên nhiều băn khoăn về những ...

(theo Financial Times)

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Mỹ 2020

Đọc thêm

Đại sứ Ngô Đức Mạnh: Kết quả bầu cử Tổng thống Nga và những điều sẽ đến...

Đại sứ Ngô Đức Mạnh: Kết quả bầu cử Tổng thống Nga và những điều sẽ đến...

Kết quả bầu cử cho thấy nước Nga sẽ không có xáo trộn lớn về mặt chính sách, đường hướng phát triển đất nước Nga trong thời gian tới.
Bài tarot hôm nay 20/3/2024: Hé lộ những bí ẩn của bạn trong chuyện tình yêu?

Bài tarot hôm nay 20/3/2024: Hé lộ những bí ẩn của bạn trong chuyện tình yêu?

Hãy chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá xem những bí ẩn của bạn trong chuyện tình yêu là gì nhé!
Mức đóng BHXH, BHTN, BHYT năm 2025 khi sửa Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm, Luật Bảo hiểm y tế

Mức đóng BHXH, BHTN, BHYT năm 2025 khi sửa Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm, Luật Bảo hiểm y tế

Có phải từ năm 2025, mức đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT sẽ có những thay đổi lớn khi sửa Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm, Luật ...
Giờ Trái đất năm 2024: Tắt đèn vào giờ nào, ngày nào?

Giờ Trái đất năm 2024: Tắt đèn vào giờ nào, ngày nào?

Giờ Trái đất năm 2024 sẽ diễn ra từ 20h30-21h30, thứ Bảy, ngày 23/3.
Cập nhật bảng giá xe Yamaha YZF-R15 mới nhất tháng 3/2024

Cập nhật bảng giá xe Yamaha YZF-R15 mới nhất tháng 3/2024

Bảng giá xe Yamaha YZF-R15 mới nhất tháng 3/2024 tại các đại lý trên cả nước được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Giá iPhone 14 Pro và  iPhone 14 Pro Max tăng cao vì khan hàng

Giá iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max tăng cao vì khan hàng

Giá bán của bộ đôi iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max liên tục tăng trong vài tháng trở lại đây do nguồn cung khan hiếm.
Ngoại trưởng Mỹ đến Philippines

Ngoại trưởng Mỹ đến Philippines

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã tới thủ đô Manila của Philippines và sẽ có cuộc gặp ba bên với những người đồng cấp nước chủ nhà và Nhật Bản.
Khủng hoảng Haiti: Washington nói tình huống nhân đạo 'thảm khốc nhất', cả nghìn người Mỹ tìm cách tháo chạy

Khủng hoảng Haiti: Washington nói tình huống nhân đạo 'thảm khốc nhất', cả nghìn người Mỹ tìm cách tháo chạy

Khoảng 1.000 công dân Mỹ yêu cầu Bộ Ngoại giao nước này hỗ trợ để rời Haiti, trong bối cảnh khủng hoảng nghiêm trọng tại quốc gia Mỹ Latinh.
Vừa phóng tên lửa đạn đạo, Triều Tiên lại tung vũ khí 'siêu mạnh duy nhất trên thế giới'

Vừa phóng tên lửa đạn đạo, Triều Tiên lại tung vũ khí 'siêu mạnh duy nhất trên thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã chỉ đạo cuộc huấn luyện sử dụng pháo phản lực phóng loạt cỡ nòng 600 mm.
Xung đột ở Dải Gaza: Israel tiêu diệt nhân vật Hamas quan trọng, Tổng thống Biden hành động, các bên nối lại đàm phán

Xung đột ở Dải Gaza: Israel tiêu diệt nhân vật Hamas quan trọng, Tổng thống Biden hành động, các bên nối lại đàm phán

Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Israel có cuộc điện đàm song phương đầu tiên sau hơn 1 tháng, trong bối cảnh căng thẳng liên quan xung đột ở Dải Gaza.
Mỹ muốn đàm phán với Nga và Trung Quốc, không cần điều kiện tiên quyết, Moscow nói gì?

Mỹ muốn đàm phán với Nga và Trung Quốc, không cần điều kiện tiên quyết, Moscow nói gì?

Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc cho biết, nước này đã đề xuất với Nga và Trung Quốc khởi động đàm phán về kiểm soát vũ khí.
Ukraine phản pháo tuyên bố của Tổng thống Nga, tính tìm kiếm sự hỗ trợ từ quốc gia châu Á tỷ dân

Ukraine phản pháo tuyên bố của Tổng thống Nga, tính tìm kiếm sự hỗ trợ từ quốc gia châu Á tỷ dân

Kiev phản pháo tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc để ngỏ ý tưởng thiết lập vùng đệm ở Ukraine.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu về Ukraine mới đây tại Paris với những lời kêu gọi tiếp tục hỗ trợ Ukraine nhưng đã không đưa ra được biện pháp cụ thể nào.
Hoàn thiện cấu trúc an ninh của NATO: ‘Hành trình Odyssey’ đã kết thúc!

Hoàn thiện cấu trúc an ninh của NATO: ‘Hành trình Odyssey’ đã kết thúc!

Khác với Phần Lan, hành trình trở thành thành viên NATO của Thụy Điển gập ghềnh, khó lường và kéo dài hơn rất nhiều.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan là tháng thứ Chín trong lịch Hồi giáo, được xem là tháng linh thiêng nhất trong năm đối với người Hồi giáo trên toàn thế giới.
Vụ vượt ngục gây 'sốc' và mối quan hệ với các băng đảng khét tiếng ở Haiti

Vụ vượt ngục gây 'sốc' và mối quan hệ với các băng đảng khét tiếng ở Haiti

Bất ổn chính trị, băng đảng tội phạm mọc lên như nấm khiến cuộc sống của người dân Haiti bị đe dọa nghiêm trọng, khủng hoảng nhân đạo ngày càng trầm trọng.
‘Guồng máy’ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia

‘Guồng máy’ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia

Mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia có vai trò quan trọng đối với hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực.
Phiên bản di động