Mỹ áp dụng mạnh chiến thuật 'cây gậy và củ cà rốt' với Israel, 'bổn cũ soạn lại' liệu còn tác dụng?

Hà Anh
"Cây gậy và củ cà rốt" là chiến lược quen thuộc với nhiều nước lớn, trong đó có Mỹ. Tuy nhiên, trong thời điểm căng thẳng leo thang tại Trung Đông, Israel quyết "rạch ròi" trong các lợi ích chiến lược, chiến thuật này liệu có hiệu quả hay không?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Toan tính của Biden khi sử dụng “cây gậy và củ cà rốt” với Israel
Mỹ đã gửi Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tới Israel. (Nguồn: AP)

Trong những tháng cuối cùng tại nhiệm, Tổng thống Mỹ Joe Biden phát đi tín hiệu sẵn sàng sử dụng viện trợ quân sự của Mỹ như một “cây gậy và củ cà rốt” cho Israel, qua đó ảnh hưởng tới cuộc đối đầu rủi ro cao của nước này với Iran và các nhóm chiến binh được Iran hậu thuẫn.

Những động thái đối lập

Cách tiếp cận này khiến Washington ngày càng can dự vào quá trình ra quyết định của Israel chỉ vài tuần trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, song vẫn chưa rõ liệu nó sẽ giúp đạt được các mục tiêu của ông Biden hay không, trong đó bao gồm ngăn chặn một cuộc xung đột khu vực rộng lớn hơn và buộc Israel giải quyết tình hình nhân đạo ngày càng trở nên tồi tệ ở Dải Gaza.

Ngày 13/10, chính quyền Tổng thống Biden tuyên bố sẽ gửi khoảng 100 binh sĩ đến Israel cùng một hệ thống chống tên lửa tiên tiến của Mỹ, đợt triển khai hiếm hoi trong bối cảnh Thủ tướng Benjamin Netanyahu cân nhắc tiến hành một cuộc tấn công trả đũa Iran sau vụ Iran tấn công tên lửa vào ngày 1/10.

Cùng ngày, chính quyền Tổng thống Biden cũng đã gửi thư cho Israel và cảnh báo nước này phải thực hiện các bước trong tháng tới để cải thiện tình hình nhân đạo ở Gaza, hoặc phải đối mặt với các hạn chế tiềm tàng đối với viện trợ quân sự Mỹ.

Về mặt công khai, giới chức Mỹ nhận định những động thái có vẻ đối lập này phù hợp với các chính sách lâu dài nhằm đảm bảo quốc phòng cho Israel và ủng hộ việc bảo vệ dân thường trong cuộc xung đột đã kéo dài một năm ở Gaza.

Tuy nhiên, một số quan chức nhận định rằng đây là những cột mốc để Mỹ gia tăng can dự vào chiến lược của Israel ngay cả khi ông Biden sắp rời nhiệm sở.

Israel thường xuyên phản đối lời khuyên của Mỹ và gây ra nhiều khó khăn chính trị cho chính quyền ông Biden – vốn đã phải đối mặt với áp lực từ một số nhà hoạt động tự do thuộc đảng đảng Dân chủ về việc sử dụng đòn bẩy của Mỹ để kiềm chế Israel.

Aaron David Miller, thành viên cấp cao tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình quốc tế cảnh báo, Washington khó có thể cắt giảm hỗ trợ quân sự cho Israel nếu xung đột với Iran trở nên trầm trọng hơn.

Ngày 16/10, phía Israel cho biết 50 xe tải cứu trợ đã được chuyển đến phía Bắc Gaza từ Jordan, một kết quả ban đầu có thể xuất phát từ các yêu cầu của Mỹ.

Toan tính của Biden khi sử dụng “cây gậy và củ cà rốt” với Israel
Hình ảnh mô phỏng cách đánh chặn tên lửa của hệ thống THAAD. (Nguồn: Sputnik)

Điều chỉnh nhỏ, thay đổi lớn

Theo số liệu của Israel, ông Biden đã ưu tiên về mặt quốc phòng cho nước này kể từ khi các chiến binh Hamas kích động xung đột. Tổng thống Biden đã từ chối dừng nguồn vũ khí chảy vào Israel, ngoại trừ những quả bom nặng 2.000 pound (khoảng 900 kg), bất chấp sự phản đối của những người theo đảng Dân chủ khác khi cuộc xung đột của Israel ở Gaza đã khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng.

Chính quyền Mỹ hồi tháng 4 đã yêu cầu dân thường và nhân viên cứu trợ hoạt động ở Gaza được bảo vệ tốt hơn. Mỹ cho biết, đã gia tăng tạm thời dòng viện trợ chảy vào khu vực này.

Tuy nhiên, bức thư ngày 13/10 dường như là tối hậu thư rõ ràng nhất dành cho chính phủ của ông Netanyahu kể từ khi xung đột ở Gaza bùng phát, trong đó nêu rõ các bước cụ thể mà Israel phải thực hiện trong vòng 30 ngày, bao gồm cho phép tối thiểu 350 xe tải chở hàng viện trợ vào Gaza mỗi ngày.

John Ramming Chappell, Cố vấn pháp lý và vận động tại Trung tâm vì Người dân trong xung đột, đánh giá bức thư làm dấy lên khả năng Washington sẽ khiến Israel không đủ điều kiện để nhận vũ khí từ Mỹ trước những hạn chế của nước này trong hoạt động cung cấp viện trợ.

“Đây là một bước nhỏ hướng tới một sự thay đổi rất quan trọng”, ông nhận định.

Ngày 16/10, ông Netanyahu đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp để thảo luận về việc mở rộng viện trợ nhân đạo cho Gaza và viện trợ có khả năng sẽ sớm tăng lên.

Theo các cựu quan chức và chuyên gia phân tích, quyết định triển khai Hệ thống Phòng thủ Tên lửa Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD) đến Israel cũng là một bước tiến lớn tương tự, phù hợp với chiến lược cung cấp cho Israel hỗ trợ quân sự chặt chẽ với mục tiêu tác động đến cách nước này tiến hành các hoạt động quân sự.

Một cựu quan chức quốc phòng mô tả nỗ lực triển khai này là “sự thay đổi mô hình”, xét đến học thuyết an ninh lâu đời của Israel là "tự mình bảo vệ bản thân". Song nó cũng có khả năng gia tăng rủi ro với Mỹ.

Trung Đông đang hồi hộp chờ đợi phản ứng của Israel sau khi Tehran quyết định tấn công vào đầu tháng này nhằm trả đũa cho hành động leo thang quân sự của Israel tại Liban.

Ông Biden đã phản đối việc Israel tiến hành bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào các địa điểm hạt nhân của Iran và bày tỏ lo ngại về một cuộc tấn công vào các địa điểm năng lượng.

Theo ông Thomas Karako, Giám đốc dự án phòng thủ tên lửa tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, việc Mỹ gửi THAAD đến Israel có lẽ là động thái nhằm cố gắng thuyết phục người Israel "không nên hành động quá đáng”. Rõ ràng, không thể gửi một tài sản trị giá hàng tỷ USD mà không có một số điều kiện kèm theo.

Nhà Trắng đã không trả lời trực tiếp câu hỏi rằng liệu việc gửi hệ thống THAAD đến Israel có phải là một phần của thỏa thuận mà Israel đồng ý, qua đó không tấn công các địa điểm dầu mỏ hoặc hạt nhân của Iran hay không.

Tóm lại, với Israel, Mỹ đã sử dụng cách tiếp cận "cây gậy và củ cà rốt", tuy nhiên, vẫn chưa thể biết chiến thuật này có hiệu quả với Tel Aviv vào thời điểm này hay không, đặc biệt cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang đến rất gần.

Vũ khí nào đang được Ukraine sử dụng trong cuộc tấn công tỉnh Kursk của Nga?

Vũ khí nào đang được Ukraine sử dụng trong cuộc tấn công tỉnh Kursk của Nga?

Thống kê cho thấy một số quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), bao gồm Mỹ, Anh và Đức, ...

EU hé lộ tính toán mới ở Ukraine, Italy nhắc nhở Kiev về giới hạn sử dụng vũ khí

EU hé lộ tính toán mới ở Ukraine, Italy nhắc nhở Kiev về giới hạn sử dụng vũ khí

Ngày 30/8, Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell đã tiết lộ ...

Trung Đông: Hezbollah tuyên bố vào giai đoạn 'tính sổ công khai', Israel tính lập vùng đệm ở biên giới với Lebanon, Ai Cập cảnh báo xung đột toàn diện

Trung Đông: Hezbollah tuyên bố vào giai đoạn 'tính sổ công khai', Israel tính lập vùng đệm ở biên giới với Lebanon, Ai Cập cảnh báo xung đột toàn diện

Nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột toàn diện trong khu vực Trung Đông khi giao tranh giữa Israel và phong trào Hezbollah ở ...

Sau 50 ngày bặt tin và Bộ trưởng Quốc phòng Israel hủy thăm Mỹ, Tổng thống Biden cuối cùng đã điện đàm với Thủ tướng Israel

Sau 50 ngày bặt tin và Bộ trưởng Quốc phòng Israel hủy thăm Mỹ, Tổng thống Biden cuối cùng đã điện đàm với Thủ tướng Israel

Ngày 9/10, Nhà Trắng thông báo, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris đã có cuộc hội đàm “hiệu quả” với ...

Tình hình Lebanon: Mỹ cảnh tỉnh Israel sau 'vi phạm gây sốc' khiến LHQ nóng mặt, EU nói 'không thể chấp nhận'

Tình hình Lebanon: Mỹ cảnh tỉnh Israel sau 'vi phạm gây sốc' khiến LHQ nóng mặt, EU nói 'không thể chấp nhận'

Việc xe tăng quân đội Israel xâm nhập trái phép khu vực đóng quân của Lực lượng Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (UNIFIL) ...

(theo Reuters)

Bài viết cùng chủ đề

Chảo lửa Trung Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 22/10/2024: Giá xuất khẩu tăng mạnh, Mỹ tiếp tục là thị trường lớn nhất của tiêu Việt

Giá tiêu hôm nay 22/10/2024: Giá xuất khẩu tăng mạnh, Mỹ tiếp tục là thị trường lớn nhất của tiêu Việt

Giá tiêu hôm nay 22/10/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 142.500 – 143.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 22/10/2024: Giá vàng ‘bốc đầu’ chóng mặt giữa sóng bầu cử Mỹ, cơn sốt vàng ở BRICS, vàng nhẫn xé tan mọi kỷ lục

Giá vàng hôm nay 22/10/2024: Giá vàng ‘bốc đầu’ chóng mặt giữa sóng bầu cử Mỹ, cơn sốt vàng ở BRICS, vàng nhẫn xé tan mọi kỷ lục

Giá vàng hôm nay 22/10/2024: Giá vàng tăng chóng mặt giữa bất ổn toàn cầu. Các nước BRICS tăng dự trữ. Giá vàng nhẫn và SJC đồng loạt đi lên.
Cơ hội hợp tác toàn cầu trong ngành công nghiệp LPG

Cơ hội hợp tác toàn cầu trong ngành công nghiệp LPG

LPG Expo năm 2024 sẽ diễn ra từ 22-23/10 tại Hà Nội, quy tụ các nhà lãnh đạo, nhà đầu tư và các doanh nghiệp, nhà sản xuất LPG hàng ...
Những 'con chim đầu đàn' trong công nghiệp xanh của Na Uy góp mặt tại GEFE2024

Những 'con chim đầu đàn' trong công nghiệp xanh của Na Uy góp mặt tại GEFE2024

Na Uy cam kết mạnh mẽ đổi mới sáng tạo và trách nhiệm với môi trường thông qua các giải pháp xanh của từng công ty tham gia GEFE2024.
Tin thế giới 21/10: Nga quyết không buông tay Triều Tiên, 'kẻ thù' của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ qua đời tại Mỹ, Iran kiện Israel lên IAEA

Tin thế giới 21/10: Nga quyết không buông tay Triều Tiên, 'kẻ thù' của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ qua đời tại Mỹ, Iran kiện Israel lên IAEA

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h qua.
Giải hạn kiến tạo, Lamine Yamal sánh vai Messi

Giải hạn kiến tạo, Lamine Yamal sánh vai Messi

Lamine Yamal thiết lập dấu mốc kiến tạo ấn tượng tại Barcelona ở trận thắng Sevilla 5-1 thuộc vòng 10 La Liga.
Tin thế giới 21/10: Nga quyết không buông tay Triều Tiên, 'kẻ thù' của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ qua đời tại Mỹ, Iran kiện Israel lên IAEA

Tin thế giới 21/10: Nga quyết không buông tay Triều Tiên, 'kẻ thù' của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ qua đời tại Mỹ, Iran kiện Israel lên IAEA

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h qua.
Thực hư việc Triều Tiên đưa quân đến Nga: Hàn Quốc hành động, NATO 'đổ thêm dầu', Moscow lên tiếng, Bình Nhưỡng vẫn lặng im

Thực hư việc Triều Tiên đưa quân đến Nga: Hàn Quốc hành động, NATO 'đổ thêm dầu', Moscow lên tiếng, Bình Nhưỡng vẫn lặng im

Hàn Quốc đã có hành động đầu tiên nhằm phản ứng với thông tin Triều Tiên điều quân đến hỗ trợ Nga trong xung đột với Ukraine.
Quan hệ Nga-Mỹ: Moscow điểm 'sự lừa dối' về vấn đề hạt nhân, nêu điều kiện hợp tác với chính quyền mới, nói gì về ông Trump?

Quan hệ Nga-Mỹ: Moscow điểm 'sự lừa dối' về vấn đề hạt nhân, nêu điều kiện hợp tác với chính quyền mới, nói gì về ông Trump?

Nga khẳng định chưa bao giờ tránh đối thoại và cũng không làm gián đoạn cuộc đối thoại với Mỹ.
Chảo lửa Trung Đông: Israel ra lệnh tấn công mục tiêu mới ở Lebanon, tuyên bố kiện Tổng thống Pháp; vũ khí Mỹ 'vào vị trí'

Chảo lửa Trung Đông: Israel ra lệnh tấn công mục tiêu mới ở Lebanon, tuyên bố kiện Tổng thống Pháp; vũ khí Mỹ 'vào vị trí'

Lực lượng Phòng vệ Israel đã ra thông báo kêu gọi người dân ở Lebanon nhanh chóng rời xa khu vực quanh tòa nhà văn phòng của Al-Qard Al-Hassan.
Sudan: Chỉ huy khu vực miền Trung của RSF dẫn lực lượng đầu hàng phe quân đội

Sudan: Chỉ huy khu vực miền Trung của RSF dẫn lực lượng đầu hàng phe quân đội

Sau 18 tháng Sudan lâm vào nội chiến, gần 3 triệu người tị nạn đã chạy trốn khỏi nước này để tìm kiếm sự an toàn ở các nước láng giềng và xa hơn.
Bị tấn công thường xuyên, Hạm đội Biển Đen của Nga liên tục phải di chuyển

Bị tấn công thường xuyên, Hạm đội Biển Đen của Nga liên tục phải di chuyển

Theo ông Dmitry Rogozin, Thượng nghị sĩ vùng Zaporozhye, Nga đã buộc phải tái triển khai Hạm đội Biển Đen .
Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Việc EU và GCC họp thượng đỉnh đầu tiên sau 35 năm thiết lập quan hệ có thể muộn, song là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Thượng đỉnh SCO: Tìm ổn định trong bất định

Thượng đỉnh SCO: Tìm ổn định trong bất định

Thượng đỉnh Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) diễn ra tại Pakistan với sự tham dự của nhiều lãnh đạo cấp cao.
Thượng đỉnh SNG Moscow: Mối quan tâm đến Á-Âu đang tăng lên

Thượng đỉnh SNG Moscow: Mối quan tâm đến Á-Âu đang tăng lên

Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) diễn ra ngày 8/10 dưới sự chủ trì của Tổng thống Liên bang Nga V. Putin cùng nguyên thủ 9 nước SNG.
Tổng thống Maldives thăm Ấn Độ: Nỗ lực hàn gắn và cân bằng

Tổng thống Maldives thăm Ấn Độ: Nỗ lực hàn gắn và cân bằng

Trong nỗ lực hàn gắn mối quan hệ 'cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt' gần đây với New Delhi, Tổng thống Maldives đã thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ...
Bầu cử Tổng thống Mozambique: Cuộc đua ‘tứ mã’

Bầu cử Tổng thống Mozambique: Cuộc đua ‘tứ mã’

Theo Hiến pháp Mozambique, bầu cử tổng thống được tổ chức theo hình thức phổ thông đầu phiếu.
Một năm xung đột Israel-Hamas: Nguy cơ cuộc chiến toàn diện

Một năm xung đột Israel-Hamas: Nguy cơ cuộc chiến toàn diện

Ngày 7/10 đánh dấu tròn một năm cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Nobel, giải thưởng danh giá bậc nhất thế giới được trao cho các cá nhân và tổ chức đạt những thành tựu lớn lao cho nhân loại theo ý nguyện của Alfred Nobel.
Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

La Francophonie là tên gọi của cộng đồng các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp, ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ năm trên thế giới...
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu, sự tác động của El Nino và La Nina khiến 2024 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục thiên tai đáng buồn...
Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ishiba Shigeru bất ngờ giành chiến thắng trong cuộc đua vào ghế Chủ tịch LDP, đồng nghĩa sẽ trở thành thủ tướng Nhật Bản tiếp theo.
Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Là tên dự án nghiên cứu thực hiện bởi Trường ĐH KHXH&NV, với sự hỗ trợ của Viện KAS (Đức) được thực hiện trong 3 năm, từ 2021 đến 2023, qua 3 giai đoạn.
Phiên bản di động