TIN LIÊN QUAN | |
Mỹ nâng cấp Bộ Tư lệnh tác chiến Mạng | |
Mỹ cam kết tăng cường hợp tác với ASEAN |
Phát biểu tại buổi lễ bàn giao chức Tư lệnh PACOM cho Đô đốc Philip Davidson từ Đô đốc Harry Harris, người được Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm làm Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis nhấn mạnh: "Quan hệ với các đồng minh và đối tác của chúng ta ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đã chứng tỏ có ý nghĩa quyết định đối với việc duy trì sự ổn định khu vực.
Để công nhận sự kết nối ngày càng tăng giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, hôm nay, chúng ta đổi tên Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ thành Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ".
Từ trái sang: Đô đốc Harry Harris; Tướng Joe Dunford, Tổng Tham mưu trưởng; Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis và Đô đốc John Richardson tham dự buổi lễ bàn giao chức Tư lệnh PACOM tại Trân Châu Cảng, Hawaii ngày 30/5. (Nguồn: AFP) |
PACOM, với biên chế khoảng 375.000 nhân viên quân sự và dân sự, đảm trách mọi hoạt động quân sự của Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương mở rộng, bao gồm cả Ấn Độ.
Việc đổi tên PACOM mang ý nghĩa công nhận sự liên quan về quân sự của Ấn Độ với Mỹ ngày càng tăng, chứ không đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ tăng cường thêm binh lực tới khu vực trên vào thời điểm này.
Năm 2016, Mỹ và Ấn Độ đã ký thỏa thuận về việc sử dụng lãnh thổ, các căn cứ hải quân và không quân của nhau để phục vụ công tác sửa chữa và cung ứng hậu cần.
Ngoài ra, Mỹ cũng muốn thâm nhập thị trường quốc phòng rộng lớn của Ấn Độ. Hiện Washington là nhà cung cấp vũ khí lớn thứ 2 cho New Delhi, với tổng giá trị các hợp đồng mua bán quốc phòng trong thập kỷ qua lên tới gần 15 tỷ USD.
Đô đốc Harris được đề cử làm Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc Ngày 18/5, Nhà Trắng thông báo Tổng thống Donald Trump đã đề cử Đô đốc Harry Harris làm Đại sứ mới của Mỹ tại Hàn ... |
Mỹ, Nhật đề cao quan hệ đồng minh tại châu Á - Thái Bình Dương Ngày 26/3, các quan chức quân đội cấp cao của Mỹ và Nhật Bản đã tái khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ ... |
“Ấn Độ - Thái Bình Dương”: Cách tiếp cận mới cho chiến lược cũ Mặc dù gặp nhiều thách thức trong thực tiễn triển khai, nhưng chiến lược “Ấn Độ - Thái Bình Dương” (Indo-Pacific) được kỳ vọng sẽ ... |