TIN LIÊN QUAN | |
Mỹ - Trung khó thỏa hiệp ở Thượng đỉnh G20 | |
Quan hệ Mỹ - Trung: Nguy cơ leo thang thành chiến tranh lạnh toàn diện |
Quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới gần như đã “chạm đáy” kể từ khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền. Chiến tranh thương mại, bất đồng quan điểm về Đài Loan, Biển Đông hay các điểm nóng địa chính trị khác trên thế giới là những hồ sơ nổi cộm trong quan hệ Mỹ - Trung hiện nay. Giới quan sát thậm chí đã hơn một lần thấy quan chức của Mỹ "đe dọa" phát động một cuộc chiến tranh lạnh mới với Trung Quốc.
Quan hệ Mỹ - Trung. (Nguồn: American Progress) |
Trong khi đó, hiện nay Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis lại đang được giới phân tích chiến lược cho là nhân vật đang tìm cách cân bằng trở lại mối quan hệ song phương. Một trong những nỗ lực của ông là nhằm xây dựng lòng tin và thúc đẩy hợp tác quân sự. Việc này thể hiện rõ trong chuyến thăm Bắc Kinh hồi tháng Sáu vừa qua.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, ông James Mattis vẫn giữ thái độ ôn hoà, ngay cả khi phải chịu chỉ trích về việc Lầu Năm Góc từng gọi Bắc Kinh là “đối thủ cạnh tranh chiến lược”. Ông Mattis cho biết phía Mỹ rất thận trọng khi lựa chọn các từ ngữ, giải thích rằng “đối thủ cạnh tranh” không có nghĩa là “kẻ thù”. Bên cạnh đó, người đứng đầu Lầu Năm Góc cũng đề xuất các biện pháp giảm nguy cơ va chạm và xây dựng lòng tin, nhằm củng cố hợp tác quốc phòng song phương.
Không chỉ vậy, trong vòng chưa đầy 5 tháng với 3 cuộc tiếp xúc cấp cao, ngày 9/11, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã gặp người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phượng Hoà để thảo luận về nỗ lực giảm thiểu rủi ro nhằm tránh sự va chạm không đáng có, đồng thời khẳng định Washington và Bắc Kinh sẽ “cạnh tranh lành mạnh” và sẽ không gây ra bất kỳ hậu quả nghiêm trọng nào.
Tuy vậy, Lầu Năm Góc dường như đã “bỏ ngoài tai” những nỗ lực kiềm chế khủng hoảng và hàn gắn quan hệ quốc phòng của ông Mattis. Hải quân Mỹ đã tăng tần suất hoạt động trên Biển Đông và eo biển Đài Loan, điều tàu chiến ra biển khơi, và thực hiện 6 lần tuần tra bảo vệ tự do hàng hải (FONOP) ở Biển Đông trong vòng 12 tháng. Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Mỹ để ngỏ khả năng tăng tần suất hoạt động của tàu chiến và cân nhắc điều tàu sân bay qua lại khu vực eo biển Đài Loan, bất chấp những cáo buộc của Bắc Kinh về việc Washington hậu thuẫn Đài Bắc và can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.
Cuối tháng Chín, hải quân hai nước đã gần đụng độ trên Biển Đông do tàu khu trục của Trung Quốc tiến đến gần tàu USS Decatur với khoảng cách “không an toàn và thiếu chuyên nghiệp”. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chỉ trích hành động này là cố ý, song Bắc Kinh đánh giá cao tài quân sự, khả năng xử lý quan hệ khéo léo cũng như ủng hộ lập trường tránh xung đột vũ trang của ông Mattis.
Về phần mình, giới quân sự Bắc Kinh tỏ ra cứng rắn hơn khi Lầu Năm Góc coi Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh chiến lược” trên Biển Đông. Song, một Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ có khả năng cân bằng quan hệ với quân đội Trung Quốc sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy hợp tác quốc phòng giữa hai nước, vốn đã được chính ông "tự hào" đánh giá là đặt được nền móng cho quan hệ tích cực giữa hai nước. Câu hỏi mà nhiều người đặt ra là ông Mattis sẽ còn ở lại bao lâu trong nội các của Tổng thống Trump để có thể góp phần giảm căng thẳng và cân bằng mối quan hệ hai nước.
Lãnh đạo Mỹ - Trung sẽ gặp nhau bên lề G20 Ngày 13/11, một quan chức Mỹ cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ gặp ... |
Trung Quốc và Mỹ đều cố tranh thủ sự ủng hộ ở châu Á Trung Quốc và Mỹ đang can dự ngoại giao mạnh mẽ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong tuần này, trong bối cảnh giới ... |
Trung Quốc kêu gọi giải quyết các vấn đề thương mại với Mỹ Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đã kêu gọi Trung Quốc và Mỹ giải quyết một cách thích đáng các vấn đề, trong đó ... |