TIN LIÊN QUAN | |
Tổng thống Iran thực hiện chuyến thăm "lịch sử" đầu tiên tới Iraq | |
Thấy gì qua các biện pháp trừng phạt của Mỹ? |
Nhà ngoại giao Mỹ nêu rõ: "Chúng tôi có ý định đưa mức dầu mỏ xuất khẩu của Iran xuống mức 0 ngay khi có thể".
Ngoài ra, ông Pompeo cũng kêu gọi toàn bộ ngành công nghiệp dầu mỏ thế giới hợp tác với Washington để thúc đẩy chính sách đối ngoại của Mỹ, đặc biệt là ở châu Á và châu Âu.
Ngoại trưởng Mỹ khẳng định nước này sẽ tiếp tục áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào nước Cộng hòa Hồi giáo cho đến khi Tehran ngừng cái mà ông Pompeo gọi là "hành vi nham hiểm" tại châu Âu và Trung Đông.
"Chúng ta cần xắn tay áo và cạnh tranh - bằng cách tạo điều kiện đầu tư, khuyến khích các đối tác mua hàng từ chúng ta và bằng cách trừng phạt các hành vi nham hiểm", ông Pompeo giải thích.
Theo Ngoại trưởng Pompeo, Mỹ cũng sẽ sử dụng năng lượng để thúc đẩy sự thịnh vượng giữa các nước trong khi các nước khác lợi dụng các nguồn năng lượng của họ cho hoạt động nham hiểm.
Mỹ dự định đẩy sản lượng xuất khẩu dầu thô của Iran về 0. (Nguồn: Orfonline) |
Mỹ đã áp đặt lại các lệnh trừng phạt đối với Iran vào năm ngoái sau khi Tổng thống Donald Trump rút quốc gia này khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 mà người tiền nhiệm của ông đã ký kết cùng với Nga, Trung Quốc, Đức, Pháp và Vương quốc Anh và Iran.
Các lệnh trừng phạt nhằm vào không chỉ nền kinh tế của Iran mà cả các cá nhân và tổ chức tiếp tục làm ăn với nước này. Các hạn chế của Mỹ cũng bao gồm các biện pháp kiềm chế ngành công nghiệp dầu mỏ của Iran.
Theo hãng tin IRNA, doanh thu từ xuất khẩu dầu của Tehran tính đến tháng 3 năm nay đã tăng 48,9% so với năm ngoái, bất chấp sự trừng phạt của Mỹ. Nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng giá dầu toàn cầu.
Tuy nhiên, giá dầu gần đây đã giảm từ 80 USD mỗi thùng xuống còn 50 USD trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như tình trạng dư cung trên thị trường dầu.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố sáu sáng kiến năng lượng mới nhằm biến Mỹ trở thành quốc gia thống trị năng lượng toàn cầu bao gồm năng lượng hạt nhân, than đá, các rào cản thương mại, một đường ống dẫn Mỹ - Mexico, cho thuê ngoài khơi và Khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).
Kể từ khi nhậm chức, ông Trump cũng đã khôi phục lại việc xây dựng các dự án đường ống dẫn dầu trong nước như đường ống Dakota Access và Keystone XL.
Tổng thống Iran: Ngoại trưởng Zarif từ chức là đi ngược lại các lợi ích quốc gia Tổng thống Iran Hassan Rouhani ngày 27/2 đã bác đơn xin từ chức của Ngoại trưởng Mohammad Javad Zarif vì cho rằng việc này đi ... |
Mỹ khẳng định chính sách với Iran không thay đổi Ngày 25/2, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố, chính sách của nước này đối với Tehran sẽ không thay đổi kể cả khi Ngoại ... |
Iran muốn “thiết lập quan hệ chặt chẽ” với các nước vùng Vịnh để đảm bảo an ninh ở Trung Đông Tổng thống Iran Hassan Rouhani ngày 17/2 tuyên bố Tehran muốn thiết lập quan hệ chặt chẽ với tất cả các quốc gia ở Trung ... |