TIN LIÊN QUAN | |
UNASUR phản đối kế hoạch Mỹ xây tường biên giới với Mexico | |
Những "nốt trầm" của kinh tế Mỹ Latin | |
Mỹ Latinh tăng cường hội nhập về năng lượng |
Theo đánh giá của các chuyên gia, các dự án cải cách thiếu hiệu quả và không hoàn thiện, cùng với việc cắt giảm ngân sách đã khiến đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ giảm ở nhiều nước Mỹ Latin. Điều này đem lại lợi thế cho ngành công nghiệp dầu mỏ của Mỹ.
Hiện tại, khoảng 30 quốc gia Mỹ Latin đang nhập khẩu nhiên liệu (dầu diesel, xăng và các nhiên liệu khác chế xuất từ dầu mỏ) từ Mỹ. (Nguồn: Latin Post) |
Hiện tại, khoảng 30 quốc gia Mỹ Latin đang nhập khẩu nhiên liệu (dầu diesel, xăng và các nhiên liệu khác chế xuất từ dầu mỏ) từ Mỹ, với 2,32 triệu thùng/ngày, tăng 67% so với năm 2011. Trong đó, Brazil là nước có nhu cầu nhập khẩu nhiên liệu từ Mỹ lớn nhất, với 75.000 thùng/ngày (tăng 94%), theo sau là Mexico với 199.000 thùng/ngày (tăng 29%). Theo thống kê, khu vực Mỹ Latin đã nhập nhiên liệu của Mỹ với giá trị 47 tỷ USD trong năm 2016.
Nhiều quốc gia trong khu vực nhận ra điều này và đang tăng cường đầu tư cũng như kêu gọi đầu tư nước ngoài thông qua việc mở thầu thăm dò và khai thác dầu khí, nhằm nâng sản lượng dầu mỏ. Tuy nhiên, việc trợ giá xăng dầu ở nhiều nước như Ecuador, Venezuela, Mexico, Argentina và Brazil là một rào cản đối với việc thu hút đầu tư nước ngoài.
Chi phí thăm dò và khai thác cao, thiếu vốn đầu tư vào các nhà máy lọc dầu dẫn tới tình trạng xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu nhiên liệu chế xuất từ dầu mỏ ở Mỹ Latinh. Năm 2016, khu vực Mỹ Latin xuất khẩu 5,2 triệu thùng dầu thô/ngày, trong đó trên 40% là sang Mỹ. Mỹ Latin chiếm khoảng 20% trữ lượng dầu mỏ của thế giới.
ALBA ủng hộ sáng kiến về một thế giới không tường rào Trong hai ngày từ 5/3 đến 6/3, tại thủ đô Caracas, Venezuela đã diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Liên minh Bolivar cho châu Mỹ ... |
Ông Trump "hắt hơi", Mỹ Latin "cảm lạnh" Một số quốc gia Mỹ Latin, nơi chịu ảnh hưởng của Mỹ lớn hơn so với các nơi khác trên thế giới, đang phải đối ... |
Những phép thử cho Mỹ Latin Mỹ Latin hiện đang đối mặt với rất nhiều thách thức cả truyền thống lẫn phi truyền thống. |