TIN LIÊN QUAN | |
Iran có bằng chứng vụ máy bay Mỹ xâm phạm không phận, cảnh báo Washington chớ làm gì thiếu thận trọng | |
Những vụ tấn công tàu hàng ở Eo biển Hormuz |
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Nguồn: New York Times) |
Mỹ - Iran: Lời mời chưa thật chân thật TGVN. Cả Mỹ và Iran đều vừa có “lời mời” đối thoại trực tiếp gửi đến nhau, trong khi tình hình vùng Vịnh vẫn nóng ... |
Trên Twitter, phát biểu về quyết định của mình tối ngày 21/6, Tổng thống Mỹ cho biết đã dừng lệnh tấn công Iran 10 phút trước khi triển khai, sau khi được thông báo nó có thể khiến 150 người thiệt mạng. Theo ông, chiến dịch tấn công quy mô này là “không cân xứng” với việc trả đũa cho máy bay do thám không người lái RQ-4 Global Hawk bị Iran bắn rơi trong không phận quốc tế.
Trước đó, nhà lãnh đạo này cũng khẳng định không muốn căng thẳng leo thang, cho rằng có thể Iran đã “mắc sai lầm”, đổ lỗi cho một ai đó “hành xử bừa bãi và ngớ ngẩn”.
Quyết định được Tổng thống Donald Trump đưa ra trong bối cảnh ông vừa chính thức công bố tham gia tranh cử Tổng thống năm 2020. Một ngày sau đó, Thượng viện Mỹ đã phủ quyết kế hoạch bán vũ khí cho ba nước Arab, trong đó có đồng minh Saudi Arabia của Mỹ, nhằm chống lại Iran.
Biết người, biết mình
Về cơ bản, mục tiêu của ông chủ Nhà Trắng không phải là tiến hành chiến tranh với Iran, chí ít là cho đến thời điểm này. Điều mà ông hằng theo đuổi là tìm kiếm một thỏa thuận “công bằng hơn”, mang lại lợi ích cho Mỹ và đảm bảo Iran sẽ không bao giờ có được vũ khí hạt nhân.
Đó là lý do mà nhà lãnh đạo này triển khai chiến dịch “áp lực tối đa” nhằm phong tỏa Iran, bắt đầu từ cấm vận giao thương, bán vũ khí cho các đồng minh của Mỹ trong khu vực, gửi quân đến vùng Vịnh, thậm chí có thể công khai đổ lỗi cho Iran gây hấn trước như trong vụ tàu chở dầu Nhật Bản và Na Uy bị tấn công.
Song khi Iran tiếp tục đứng vững trước áp lực từ mọi phía này, Mỹ dần bế tắc. Ông Donald Trump luôn muốn tỏ rõ sự khác biệt so với các Tổng thống trước và trong phần lớn thời gian tại vị, ông đã làm được điều đó. Tuy nhiên, một cuộc chiến tranh Mỹ - Iran có thể phá hủy tất cả những gì ông gây dựng bấy lâu nay. Nó không chỉ khiến ông bị “đánh đồng” với những người tiền nhiệm khi tiến hành chiến tranh ở Trung Đông, mà còn làm hủy hoại di sản kinh tế - chính trị mà ông đã dày công xây dựng trong cả nhiệm kỳ. Người Mỹ đã quá chán nản khi bị sa lầy tại những cuộc chiến tốn kém, không hồi kết và điều ông Trump cần làm là kết thúc, thay vì khơi mào thêm nhiều xung đột như vậy.
Nghiêm trọng hơn, một cuộc chiến tranh với Iran, quốc gia tưởng chừng đã “ngủ yên” sau khi ký kết Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), chẳng khác nào khẳng định rằng quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân của ông Donald Trump là sai lầm.
Những vụ tấn công tàu hàng ở Eo biển Hormuz TGVN. Eo biển Hormuz án ngữ trên tuyến đường vận chuyển dầu và khí gas quan trọng của thế giới, chia tách các nước vùng ... |
Cùng đếm ngược, Mỹ - Iran "chiếu tướng" châu Âu TGVN. Tuyên bố đe dọa làm giàu uranium vượt mức được JCPOA cho phép của Iran mang sắc thái xử lý tình huống của nước này ... |
Đòn dứ hoàn hảo
Trước đó, đương kim Tổng thống Mỹ đã nhiều lần nổi tiếng với việc “dứ đòn”, đe dọa đối phương dù đó có là Trung Quốc, Triều Tiên hay Iran. Lần này, một lần nữa ông Trump đã “bổn cũ soạn lại” nhằm đạt được nhiều mục đích khác nhau.
Đầu tiên, hành động dừng lệnh tấn công ngay trước khi triển khai 10 phút là cách ông Donald Trump xây dựng hình ảnh nhà lãnh đạo có thể đưa ra quyết định sáng suốt vào thời điểm then chốt, đồng thời thể hiện "tinh thần" nhân đạo.
Quan trọng hơn, ông Trump đang muốn thể hiện sự thay đổi trong cách tiếp cận vấn đề: Thay vì đơn phương đưa ra quyết định như thời gian đầu nhiệm kỳ, Tổng thống giờ đây đã biết lắng nghe từ quan chức, cố vấn và có suy nghĩ độc lập trước khi đưa ra quyết định then chốt. Ông Trump chỉ vừa mới tuyên bố tham gia tranh cử 3 ngày trước và màn thể hiện như vậy là cách ghi điểm không gì tốt hơn trong mắt cử tri.
Thứ hai, động thái này là cách Mỹ khéo léo thể hiện vị thế của mình trước Iran: Washington hoàn toàn có khả năng đáp trả mọi hành động khiêu khích, gây thiệt hại nặng nề cho Tehran. Điều này được thể hiện rõ nét qua việc ông Trump công bố con số thương vong “150 người Iran” một khi chiến dịch được triển khai.
Thứ ba, hành động này hướng tới việc xoa dịu giới chính trị ở Mỹ, vốn đòi Tổng thống Donald Trump có hành động đáp trả động thái khiêu khích đến từ Iran. Ngay cả “kẻ thù không đội trời chung” của ông Trump, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cũng cho rằng Mỹ, cùng các đồng minh, cần phản ứng một cách “chiến lược và thông minh” nhằm đối phó với Iran.
Bà Pelosi gọi, ông Trump trả lời: Động thái vừa đủ của Tổng thống Mỹ không chỉ xây dựng hình ảnh cá nhân, thể hiện cái uy của Washington trước Tehran, mà còn tránh đẩy xứ cờ hoa sa lầy vào một cuộc chiến vô nghĩa và tốn kém. Ngưng lệnh tấn công Iran khi ấy vừa là bước đi thức thời, vừa là trò chơi quyền biến với nhân vật chính - Donald Trump.
Sau sự cố tàu chở dầu, Ấn Độ triển khai 2 tàu hải quân đến Vịnh Oman Hải quân Ấn Độ đã triển khai 2 tàu đến Vịnh Oman để đảm bảo sự di chuyển an toàn cho các tàu treo cờ ... |
Cho rằng Mỹ không trung thực, Tehran khẳng định máy bay bị bắn hạ xâm phạm lãnh hải Iran Theo Reuters, ngày 20/6, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif tuyên bố, Mỹ đang nói dối về việc máy bay do thám không người lái ... |
Washington cáo buộc Iran bắn hạ máy bay không người lái của Mỹ trên không phận quốc tế Ngày 20/6, một quan chức Mỹ giấu tên cho biết, một máy bay không người lái của quân đội Mỹ đã bị một tên lửa ... |