Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị trong cuộc gặp vào tháng 10/2018 tại thủ đô Bắc Kinh. Cả hai dự kiến sẽ thăm Hàn Quốc vào tháng tới. (Nguồn: Korea Times) |
Theo các nguồn tin, Seoul và Bắc Kinh đang đàm phán về chuyến đi của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tới Hàn Quốc vào tháng tới, mặc dù hình thức và thời gian vẫn chưa được quyết định.
Nếu kế hoạch thành hiện thực, đây sẽ là chuyến thăm Hàn Quốc thứ hai của Ngoại trưởng Vương Nghị trong vòng chưa đầy 1 năm. Chuyến thăm gần đây nhất của ông Vương Nghị diễn ra vào tháng 12/2019.
Ông Dương Khiết Trì, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đã đến Busan vào tháng trước và gặp Cố vấn An ninh Quốc gia Suh Hoon.
Theo lịch trình, Ngoại trưởng Vương Nghị dự kiến sẽ hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà Kang Kyung-wha về các vấn đề song phương đang chờ xử lý, bao gồm chuyến đi của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Hàn Quốc, cũng như tình hình an ninh trên Bán đảo Triều Tiên. Nhưng các nỗ lực của Bắc Kinh có thể sẽ tập trung vào thuyết phục Seoul không tham gia quỹ đạo của Mỹ trong việc kiềm chế Trung Quốc.
Chuyến đi của nhà ngoại giao cấp cao Trung Quốc còn mang thêm ý nghĩa khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo dự kiến cũng sẽ tới Hàn Quốc vào đầu tháng tới. Park Won-gon, Giáo sư chính trị quốc tế tại Đại học Toàn cầu Handong cho biết: “Chuyến đi của ông Vương là biện pháp đối phó của Trung Quốc với chuyến thăm Hàn Quốc của Ngoại trưởng Pompeo”.
Tin liên quan |
Chính sách đối ngoại của tân Thủ tướng Suga Yoshihide: Chủ nghĩa thực dụng trong thế giới hỗn độn |
Ông Park cho biết, Ngoại trưởng Mỹ dự kiến sẽ thúc giục Hàn Quốc bày tỏ ý định tham gia vào một hình thức mở rộng của Bộ Tứ (Quad) - diễn đàn được thành lập vào năm 2007 để củng cố hợp tác quân sự trước sự trỗi dậy của Trung Quốc.
"Nhân chuyến thăm dự kiến sắp tới của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Hàn Quốc, Trung Quốc có thể khiến chính phủ Hàn Quốc tránh xa chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương do Mỹ dẫn đầu, nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của nước này trong khu vực", Giáo sư Park nhận định.
Shin Beom-chul, Giám đốc Trung tâm Ngoại giao và An ninh tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia Hàn Quốc nhận định, Trung Quốc sẽ “ăn miếng trả miếng” trước chuyến thăm của Ngoại trưởng Pompeo.
"Trong khi Mỹ sẽ thúc giục Hàn Quốc gắn bó với liên minh Hàn-Mỹ, Trung Quốc có thể sẽ làm căng thẳng mối quan hệ chiến lược song phương này, nhưng cuối cùng, cả hai nước sẽ cố gắng giành được Hàn Quốc về phía mình trong quan hệ ngoại giao", ông Shin nói.
Tuần trước, phát biểu tại hội thảo trực tuyến do tổ chức phi lợi nhuận Asia Society có trụ sở tại Mỹ tổ chức, Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha cho rằng, tham gia Bộ Tứ để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc không phải là một ý kiến hay.
"Chúng tôi chắc chắn sẽ suy nghĩ rất kỹ về việc liệu tham gia liên minh Bộ Tứ có phục vụ lợi ích an ninh của Hàn Quốc hay không", bà nhấn mạnh.
Rõ ràng rằng, trên mặt trận ngoại giao, Hàn Quốc cần phải có cách tiếp cận thận trọng và có những tính toán riêng để cân bằng áp lực giữa Washington và Bắc Kinh, giống như lời nhận định của ông Shin Beom-chul: “Mặc dù Hàn Quốc đang cố gắng hưởng lợi từ các mối quan hệ với cả Mỹ và Trung Quốc, nhưng sẽ không có lợi ích nào đạt được khi hiểu sai về ý định thực sự của hai cường quốc này".
| Xử lý bài toán căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng, Nhật Bản chọn 'im hơi lặng tiếng'? TGVN. Sau nhiều năm cảnh báo các nước về mối nguy từ Bắc Kinh, Tokyo hiện đang áp dụng một chính sách “im hơi lặng ... |
| Phân tách Mỹ-Trung trong bối cảnh Covid-19: Suy thoái toàn cầu là mối đe dọa lớn nhất TGVN. Các báo cáo gần đây cho thấy, Trung Quốc sẽ không còn đóng góp vào sự phục hồi trên toàn thế giới như sau ... |
| Giới chuyên gia: Quan hệ Mỹ-Trung hiện đan xen chặt chẽ với nhau TGVN. Giới chuyên gia bác bỏ ý tưởng về một cuộc Chiến tranh Lạnh, nói rằng mối quan hệ kinh tế giữa hai cường quốc ... |