Mỹ - Trung Quốc: Thương chiến tiếp hay tàn ?

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Mỹ - Trung Quốc, với các đòn “áp thuế” lẫn nhau như hiện nay, cả hai bên đã ở rất gần giới hạn khả năng của họ. Điều gì sẽ tiếp diễn trong thời gian tới? Hệ lụy ra sao? Phân tích của Báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
my trung quoc thuong chien tiep hay tan Mỹ-Trung Quốc: Vuốt mặt không còn nể mũi
my trung quoc thuong chien tiep hay tan Mỹ - Trung Quốc: Chiến tranh tiền tệ - Có hay không?
my trung quoc thuong chien tiep hay tan

Cuộc cạnh tranh chiến lược giữa hai bên sẽ còn dai dẳng và không biết đến khi nào mới kết thúc trong khi cuộc xung khắc thương mại chỉ nhất thời. (Biếm họa của trang financetwitter.com)

my trung quoc thuong chien tiep hay tan

Gặp gỡ cấp cao Mỹ - Iran: Không loại trừ nhưng khó khả thi

TGVN. Sau hội nghị G7, thế giới cảm nhận là quan hệ giữa Mỹ - Iran đang được bẻ lái chuyển chiều theo hướng giảm ...

Nhìn vào biểu hiện ra bên ngoài, cuộc xung khắc thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vừa leo lên nấc thang căng thẳng và đối địch mới. Biện pháp chính sách được hai bên cùng sử dụng là áp thuế quan bảo hộ thương mại, chỉ mức độ có khác nhau và cách thức vận dụng thể hiện chủ ý khác nhau.

Trung Quốc không thể “ngang phân” với Mỹ

Sau khi vòng đàm phán thương mại thứ 12 giữa hai bên kết thúc hồi đầu tháng 8 vừa qua mà không đạt kết quả nào và cho dù hai bên thoả thuận sẽ tiếp tục đàm phán trong tháng 9/2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn quyết định áp thuế quan bảo hộ thương mại 10% đối với thêm 300 tỷ USD giá trị hàng hoá của Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Mỹ từ ngày 1/9 vừa rồi.

Trung Quốc đáp trả bằng quyết định ngừng nhập khẩu nông sản của Mỹ và ngừng can thiệp vào thị trường ngoại hối để giữ tỷ giá hối đoái cho đồng Nhân dân tệ. Bộ Tài chính Mỹ coi đấy là hành động phá giá đồng bản tệ của Trung Quốc nên chính thức coi Trung Quốc là thao túng tiền tệ.

Khi ấy, Trung Quốc còn tuyên bố là sẽ áp thuế quan bảo hộ thương mại đối với hàng hoá của Mỹ xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, nhưng không nói rõ cụ thể áp dụng mức thuế quan nào đối với mức độ giá trị hàng hoá bao nhiêu. Tức là phía Mỹ biết rất rõ là Trung Quốc còn phản ứng nữa.

Sau đó, Trung Quốc công bố áp thuế quan bảo hộ thương mại ở mức độ từ 5 đến 10% đối với 75 tỷ USD giá trị hàng hoá của Mỹ xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc. Ngay lập tức, ông Trump trả đũa Trung Quốc bằng quyết định tăng mức thuế quan bảo hộ thương mại từ 10 lên 15% đối với thêm 300 tỷ USD dự định từ ngày 1/9/2019 và từ 25 lên 30% đối với 250 tỷ USD giá trị hàng hoá của Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Mỹ đã bị áp thuế quan bảo hộ thương mại từ trước đó.

Về khối lượng tuyệt đối mà nói thì hai bên đã áp thuế quan bảo hộ thương mại vào gần như toàn bộ giá trị hàng hoá của bên này vào thị trường của bên kia. Nếu chỉ chơi nhau bằng cách này trên phương diện này không thôi thì Trung Quốc không thể ngang bằng được với Mỹ vì Trung Quốc nhập khẩu từ Mỹ ít hơn rất nhiều Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc. Nhưng cơ cấu và trật tự quyền lực ở Trung Quốc khác biệt cơ bản so với Mỹ nên tác động tiêu cực của cuộc xung khắc thương mại này đối với ông Trump nguy hại và rủi ro hơn rất nhiều so với đối với lãnh đạo Trung Quốc về chính trị nội bộ.

Tăng trưởng kinh tế ở cả hai nước đều đã bắt đầu bị ảnh hưởng tiêu cực. Tương tự như vậy đối với tăng trưởng kinh tế và thương mại chung của thế giới. Nhưng người tiêu dùng ở Mỹ chứ không phải ở Trung Quốc hiện đã và đang còn tiếp tục phải trả giá tiêu dùng cao hơn trước cho những mặt hàng của Trung Quốc bị ông Trump áp thuế quan bảo hộ thương mại.

Điều gì sẽ tiếp diễn?

Ở đây cần phải phân biệt giữa cuộc xung khắc thương mại này với cuộc cạnh tranh chiến lược trên gần như mọi phương diện giữa Mỹ và Trung Quốc. Cuộc cạnh tranh chiến lược giữa hai bên sẽ còn dai dẳng và không biết đến khi nào mới kết thúc trong khi cuộc xung khắc thương mại chỉ nhất thời và là một phần, một cách biểu hiện của cuộc cạnh tranh chiến lược kia. Nó sẽ được hai bên kết thúc nhưng không phải để không lặp lại mà rồi sau này sẽ lại tái bùng phát.

Nếu chỉ dùng biện pháp chính sách áp thuế quan bảo hộ thương mại để tiến hành xung khắc thương mại với nhau thì Mỹ và Trung Quốc hiện đã ở rất gần giới hạn khả năng của họ. Khối lượng giá trị hàng hoá bị áp thuế quan bảo hộ thương mại chỉ có hạn, mức thuế quan bảo hộ thương mại được áp dụng có thể vô hạn, nhưng bản chất tác động vẫn không thay đổi là mức độ xung khắc như thế càng quyết liệt và kéo dài thì mức độ lợi bất cập hại và phản tác dụng càng lớn và càng tai hại về chính trị xã hội nội bộ và kinh tế, thương mại đối với cả hai bên.

Cho nên cứ nhìn vào mô thức hành xử của cả Mỹ lẫn Trung Quốc mà suy thì sẽ thấy cả hai phía đều ý thức được rằng, đã đến lúc phải cài số lùi trước khi quá muộn. Nhưng điều quan trọng với họ là, phải đi vào thoả hiệp với nhau trong thế mạnh chứ không phải trong thế yếu, trong thế chủ động dẫn dắt cuộc chơi chứ không phài bị động đối phó và bị dẫn dắt. Ông Trump cần một thoả thuận với Trung Quốc để làm bằng chứng ở Mỹ là đã chiến và đã thắng Trung Quốc. Trung Quốc cần thoả thuận với Mỹ để tiền lệ hiện tại rồi đây không trở thành thông lệ trong quan hệ với Mỹ.

Hiện tại, Mỹ và Trung Quốc vẫn mới chỉ sát phạt nhau bằng biện pháp chính sách áp thuế quan bảo hộ thương mại nên cuộc xung khắc thương mại này chưa thay đổi về bản chất và mức độ quyết liệt tuy có gia tăng nhưng chưa đủ để được coi là xung khắc thương mại đã có bước chuyển giai đoạn. Hai bên găng nhau thêm như hiện tại đang thấy chẳng qua chỉ để tạo thế cho tới đây đi vào thoả hiệp với nhau, tỏ ra không sẵn sàng khoan nhượng để làm nhụt chí kiên định “đã đâm lao thì phải theo lao” của phía bên kia.

Cuộc thương chiến này còn tiếp diễn thêm chút nữa nhưng sắp đi vào hồi kết mà cái kết này có thể sẽ đến rất nhanh chóng và bất ngờ.

Dịch Dung

my trung quoc thuong chien tiep hay tan ‘Duyên nợ’ Mỹ - Trung: Sự chia cắt không dễ dàng

TGVN. Lợi ích của Trung Quốc và Mỹ đang ngày càng gắn kết, vì thế các mối quan hệ kinh tế giữa hai nền kinh ...

my trung quoc thuong chien tiep hay tan 4 lý do khiến Trung Quốc chưa thể “vũ khí hóa” đồng Nhân dân tệ

TGVN. Đồng Nhân dân tệ (NDT) dường như đã trở thành công cụ để Trung Quốc trả đũa việc Mỹ áp thuế đối với hàng hóa ...

my trung quoc thuong chien tiep hay tan Đồng Nhân dân tệ hạ giá - 'cứu cánh' của nhà xuất khẩu Trung Quốc?

TGVN. Các nhà xuất khẩu Trung Quốc đang kỳ vọng, sự hạ giá liên tục của đồng Nhân dân tệ sẽ “cứu” họ khỏi đợt ...

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cảnh báo leo thang xung đột ở Sudan.
Tỷ phú Elon Musk thiết lập mặt trận mới trong cuộc chiến giữa các nền tảng mạng xã hội và các quốc gia

Tỷ phú Elon Musk thiết lập mặt trận mới trong cuộc chiến giữa các nền tảng mạng xã hội và các quốc gia

Tỷ phú Elon Musk chỉ trích Thủ tướng Australia về vụ gỡ phim tấn công khủng bố ở Sydney.
Bác sĩ Ấn Độ chia sẻ cách giảm nhiệt độ cơ thể trong những ngày nắng nóng

Bác sĩ Ấn Độ chia sẻ cách giảm nhiệt độ cơ thể trong những ngày nắng nóng

Bác sĩ Manjusha Agarwal, Bệnh viện Gleneagles Parel Mumbai Ấn Độ chia sẻ một số cách để đánh bại nắng nóng trong mùa Hè này.
Xuất khẩu ngày 22-28/4: Một loại nông sản hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD; Việt Nam 'kiếm' hơn nửa tỷ USD từ xăng dầu

Xuất khẩu ngày 22-28/4: Một loại nông sản hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD; Việt Nam 'kiếm' hơn nửa tỷ USD từ xăng dầu

Báo TG&VN cập nhật những tin tức xuất khẩu mới nhất trong tuần từ 22-28/4.
Sắp diễn ra cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Saudi Arabia

Sắp diễn ra cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Saudi Arabia

Cuộc họp đặc biệt của về 'Hợp tác toàn cầu, tăng trưởng và năng lượng cho phát triển' sẽ diễn ra trong hai ngày 28-29/4 tại thủ đô Riyadh của ...
Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles vừa tiết lộ thêm khoản viện trợ mới trong chuyến thăm chớp nhoáng tới Ukraine.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động