Na Uy: Đối tác tin cậy của Việt Nam và châu Á

Trong thế kỷ XXI, sức hút kinh tế toàn cầu đã và đang chuyển dần sang khu vực châu Á. Đi kèm với sự dịch chuyển đó là hợp tác khu vực ngày càng sâu sắc hơn. Na Uy ủng hộ xu thế phát triển này, và trong những năm qua, chúng tôi đã tích cực củng cố quan hệ của mình với châu Á.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
na uy doi tac tin cay cua viet nam va chau a Trung Quốc, Na Uy nhất trí bình thường hóa quan hệ
na uy doi tac tin cay cua viet nam va chau a Con đường nào ít tổn thương nhất cho nước Anh?

Ủng hộ mạnh mẽ tự do thương mại

Sau đây là những lý do chính của chính sách trên, cũng như phác thảo những lĩnh vực hợp tác tiềm năng nhất trong tương lai giữa Na Uy và khu vực châu Á.

Na Uy đã nỗ lực tham gia một số diễn đàn hợp tác kinh tế và chính trị quan trọng nhất châu Á. Cụ thể, năm 2012, Na Uy được kết nạp làm thành viên Hội nghị Cấp cao Á-Âu (ASEM) - diễn đàn đối thoại chính trị quan trọng giữa châu Á và châu Âu. ASEM là cơ chế có giá trị và hiệu quả để chúng tôi thảo luận các vấn đề chính trị cùng các đối tác của mình ở châu Á và châu Âu. Năm 2015, Na Uy được chính thức công nhận là đối tác đối thoại theo ngành của ASEAN và trở thành nền kinh tế ngoài khu vực có quy mô trung bình đầu tiên trên thế giới được trao tư cách này.

na uy doi tac tin cay cua viet nam va chau a
Quốc hội Na Uy đang thúc đẩy thỏa thuận thương mại Việt Nam-EFTA. (Nguồn: Sputnik)

Tăng cường thương mại đầu tư là một trong những lý do chính mà chúng tôi tiếp cận châu Á. Khu vực này hiện chiếm 30%  GDP toàn cầu, và theo dự báo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), đến năm 2050, con số sẽ tăng lên hơn 50%. Ở các nước như Ấn Độ hay Trung Quốc, tăng trưởng luôn đi kèm với việc đưa hàng trăm triệu người thoát khỏi tình trạng nghèo đói. Việt Nam, từ vị trí một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới đã trở thành nước có thu nhập trung bình vào năm 2010.

Hơn nữa, khi tự do thương mại đang phải đối mặt với nhiều thách thức, nhiều quốc gia châu Á đã có những động thái đáng hoan nghênh nhằm loại bỏ các rào cản thương mại trong khu vực. Na Uy luôn ủng hộ mạnh mẽ tự do thương mại. Mới đây, chúng tôi đã tập hợp được hơn 20 quốc gia tại Oslo để cùng nhau đẩy nhanh chương trình nghị sự về thương mại tự do của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhằm chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng WTO sẽ diễn ra tại Buenos Aires năm 2017.

Quan hệ thương mại giữa Na Uy và châu Á ngày càng phát triển sâu rộng. Hiện ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Na Uy. Kim ngạch mậu dịch của Na Uy với Việt Nam nói riêng đã tăng hơn 30% trong năm qua. Chúng tôi mong muốn quan hệ giao thương với châu Á tăng trưởng nhiều hơn. Là thành viên của Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu, Na Uy coi việc đàm phán các hiệp định thương mại tự do với một số nền kinh tế châu Á, trong đó có Hong Kong (Trung Quốc), Philippines, Singapore, Hàn Quốc và Việt Nam, là ưu tiên hàng đầu. Na Uy cũng đang tiến hành đàm phán với Ấn Độ, Indonesia và Malaysia.

Hướng tới phát triển bền vững và ổn định

Quan hệ kinh tế giữa Na Uy và châu Á đã có bề dày lịch sử vài thế kỷ. Từ những năm 1850, khi Trung Quốc và Ấn Độ là những nền kinh tế lớn chiếm gần 50% GDP toàn cầu, và khi Tokyo (Nhật Bản) còn là thủ đô chỉ có vài triệu dân, đội tàu buôn của Na Uy đã lớn nhất thế giới. Các thương thuyền và đội ngũ hàng ngàn thủy thủ của Na Uy đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của các nước châu Á cách đây 150 năm.

Hiện tại, các công ty trong lĩnh vực hàng hải của Na Uy vẫn giữ vai trò quan trọng tại nhiều quốc gia châu Á. Đồng thời, chúng tôi cũng đầu tư vào lĩnh vực thủy sản, thủy điện và dầu khí. Hiện có khoảng 500 công ty Na Uy hiện diện tại khu vực, góp phần vào sự gia tăng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở đây. Khu vực công của Na Uy cũng đang đầu tư ở châu Á. Quỹ Hưu trí toàn cầu của Chính phủ Na Uy, một trong những quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới với gần 900 tỷ USD đầu tư ra nước ngoài, đã đầu tư trên 20% vốn của mình vào châu Á.

Đầu năm nay, Na Uy đã trở thành một trong các thành viên sáng lập của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á(AIIB) với số vốn góp là 550 triệu USD. Không phải ngẫu nhiên mà mới đây, Na Uy vừa thành lập hai phái đoàn ngoại giao của mình tại Mumbai (Ấn Độ) và Yangon (Myanmar). Điều này thể hiện cam kết của chúng tôi trong việc hội nhập sâu rộng hơn với châu Á.

Một lĩnh vực hợp tác quan trọng khác với châu Á là Chương trình Nghị sự 2030 và các Mục tiêu Phát triển Bền vững. Giải quyết các thách thức toàn cầu như giáo dục, y tế và biến đổi khí hậu là những vấn đề quan tâm chung của chúng ta.

Na Uy đã tham gia hợp tác mạnh mẽ với Indonesia trong các nỗ lực giảm phát thải từ phá rừng thông qua Chương trình REDD+, và cam kết hỗ trợ 1 tỷ USD cho các nỗ lực này. Na Uy cũng đang hỗ trợ Việt Nam thực hiện các sáng kiến chuyển đổi lâm nghiệp và cộng tác với các nước láng giềng trong khu vực sông Mekong để giảm bớt tình trạng suy thoái rừng. Hàng hải và thủy sản cũng là những lĩnh vực chúng tôi có thể tạo nên sự khác biệt. Các công ty hàng đầu thế giới của Na Uy trong những lĩnh vực này đã đầu tư vào châu Á.

Với kinh nghiệm của mình, Chính phủ Na Uy hy vọng sẽ khuyến khích sự phát triển của ngành vận tải biển, đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững và thân thiện với môi trường trong khu vực. Đảm bảo sự trong lành và hiệu quả của đại dương cho các thế hệ tương lai là một ưu tiên quan trọng trong chính sách đối ngoại của Na Uy. Chúng tôi đang hoàn tất việc xây dựng một chiến lược mới của chính phủ để thúc đẩy mục tiêu này, bao gồm cả ở khu vực châu Á.

Lĩnh vực hợp tác quan trọng thứ 3 của Na Uy với châu Á là thúc đẩy hòa bình, ổn định, luật pháp quốc tế và quyền con người. Na Uy đã và đang giữ vai trò hỗ trợ trong các tiến trình hòa bình ở một số nước châu Á. Na Uy là quốc gia ủng hộ tích cực cho quyền con người. Đầu năm nay, Na Uy đã đăng cai tổ chức Hội nghị Quốc tế lần thứ 6 về xóa bỏ án tử hình với sự tham gia của đại diện từ hơn 80 nước trên thế giới.

Những thay đổi toàn cầu đang ảnh hưởng sâu sắc tới châu Á - từ góc độ phát triển kinh tế, trong bối cảnh dịch chuyển địa chính trị, và những tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu. Chúng ta đều là một phần của cộng đồng quốc tế và đều bị ảnh hưởng bởi những diễn tiến này. Vì thế, Na Uy luôn sẵn sàng hợp tác với các nước trong khu vực, trên cơ sở song phương và thông qua các diễn đàn khu vực, để tìm ra những giải pháp phát triển bền vững và ổn định cho châu Á.

Việt Nam đang trở thành thị trường hấp dẫn đối với các nhà xuất khẩu thủy sản của Na Uy. Đó là nhờ người tiêu dùng Việt Nam đang quan tâm nhiều hơn đến cá hồi Na Uy, cùng với việc Việt Nam đạt được tăng trưởng kinh tế thật ấn tượng và có tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh chóng. Nhiều công ty Na Uy đã được thành lập tại Việt Nam. Các công ty Việt Nam và Na Uy có lợi ích bổ sung cho nhau trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả dịch vụ hàng hải, công nghiệp hàng hải, hàng tiêu dùng, công nghệ thông tin và công nghệ xanh. Việc ký kết EVFTA trong đó có Na Uy và Việt Nam sẽ là bước tiến quan trọng. Một môi trường kinh doanh ổn định và có thể dự đoán là điều rất quan trọng để cho các doanh nghiệp quốc tế và Na Uy hoạt động tại Việt Nam.

Thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Na Uy đã phát triển đáng kể trong thập kỷ qua, nhưng giá trị thương mại vẫn còn khá khiêm tốn, mới đạt khoảng 550 triệu USD trong năm 2015. Trên thực tế còn có những tiềm năng chưa được khai thác như trong lĩnh vực thương mại dịch vụ liên quan đến hàng hải và năng lượng.

na uy doi tac tin cay cua viet nam va chau a Na Uy cho phép hơn 300 lính Mỹ đồn trú cách biên giới Nga 1.000km

Theo AFP/Reuters, ngày 24/10, Chính phủ Na Uy thông báo Mỹ sẽ triển khai hơn 300 binh sỹ tại căn cứ quân sự Vaernes ở ...

na uy doi tac tin cay cua viet nam va chau a Tổng thống Colombia giành giải Nobel Hòa bình 2016

Chủ nhân giải Nobel Hòa bình 2016 đã được công bố vào chiều 7/10 tại thủ đô Oslo của Na Uy. Tổng thống Colombia Juan ...

na uy doi tac tin cay cua viet nam va chau a Người Việt tại Na Uy hỗ trợ trẻ em hoàn cảnh khó khăn ở Việt Nam

Tại Oslo tối 24/9/2016 đã diễn ra Đêm Từ thiện 2016 do Hội người Việt Quê hương tại Na Uy tổ chức.

 

Borge Brende Bộ trưởng Ngoại giao Na Uy

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/11/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/11/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 27/11. Lịch âm 27/11/2024? Âm lịch hôm nay 27/11. Lịch vạn niên 27/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 27/11/2024: Ma Kết sự nghiệp chuyển biến tích cực

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 27/11/2024: Ma Kết sự nghiệp chuyển biến tích cực

Tử vi hôm nay 27/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 27/11/2024: Tuổi Tuất công việc tự tin

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 27/11/2024: Tuổi Tuất công việc tự tin

Xem tử vi 27/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 27/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Tổng thống Bulgaria Rumen Radev thăm, làm việc với lãnh đạo thành phố Hải Phòng

Tổng thống Bulgaria Rumen Radev thăm, làm việc với lãnh đạo thành phố Hải Phòng

Tổng thống Bulgaria mong muốn chia sẻ, gợi mở với thành phố Hải Phòng những kinh nghiệm, giải pháp, hợp tác về phát triển công nghiệp, cảng biển...
Việt Nam coi Trường Đại học Việt - Nhật là dự án biểu tượng hợp tác giữa hai nước

Việt Nam coi Trường Đại học Việt - Nhật là dự án biểu tượng hợp tác giữa hai nước

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.
Tin thế giới 26/11: Mỹ triển khai tên lửa tại Philippines, Nga phản đối 'đóng băng xung đột' ở Ukraine, Iran kêu gọi đưa Israel và Mỹ ra xét xử

Tin thế giới 26/11: Mỹ triển khai tên lửa tại Philippines, Nga phản đối 'đóng băng xung đột' ở Ukraine, Iran kêu gọi đưa Israel và Mỹ ra xét xử

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Việt Nam coi Trường Đại học Việt - Nhật là dự án biểu tượng hợp tác giữa hai nước

Việt Nam coi Trường Đại học Việt - Nhật là dự án biểu tượng hợp tác giữa hai nước

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.
Học viện Ngoại giao: Sứ mệnh kết nối hợp tác Việt Nam-Bulgaria

Học viện Ngoại giao: Sứ mệnh kết nối hợp tác Việt Nam-Bulgaria

Trong chương trình thăm chính thức Việt Nam, sáng 26/11, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev thăm Học viện Ngoại giao.
Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary tham gia Hội chợ từ thiện ngoại giao ở Budapest

Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary tham gia Hội chợ từ thiện ngoại giao ở Budapest

Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary tham gia Hội chợ từ thiện lần này với hai gian hàng giới thiệu đồ lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống.
Tư vấn lãnh sự Việt Nam-Australia lần thứ 18: Đối thoại cởi mở, thực chất về hợp tác lãnh sự hai nước

Tư vấn lãnh sự Việt Nam-Australia lần thứ 18: Đối thoại cởi mở, thực chất về hợp tác lãnh sự hai nước

Ngày 26/11, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao đã diễn ra cuộc họp Tư vấn lãnh sự lần thứ 18 giữa Việt Nam và Australia.
Bộ Ngoại giao trao Giấy Chấp nhận lãnh sự cho Lãnh sự danh dự Mông Cổ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bộ Ngoại giao trao Giấy Chấp nhận lãnh sự cho Lãnh sự danh dự Mông Cổ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Cục trưởng Cục Lãnh sự Doãn Hoàng Minh trao Giấy Chấp nhận lãnh sự cho ông Nguyễn Xuân Hạnh, Lãnh sự danh dự Mông Cổ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Mở ra triển vọng mới cho sự hợp tác giữa Việt Nam với Brasov, Romania

Mở ra triển vọng mới cho sự hợp tác giữa Việt Nam với Brasov, Romania

Các hoạt động ở Brasov của đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới giữa Việt Nam và các địa phương của Romania.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Người bạn đồng hành Báo Thế giới và Việt Nam

Người bạn đồng hành Báo Thế giới và Việt Nam

Như tên gọi “Thế giới và Việt Nam”, hành trình 35 năm của Báo luôn khắc họa rõ nét hình ảnh sống động và chặng đường đối ngoại của Việt Nam với bạn bè khắp ...
Chuyến thăm cấp Nhà nước 'hiếm hoi' của Quốc vương Campuchia thể hiện tình cảm đặc biệt với Việt Nam

Chuyến thăm cấp Nhà nước 'hiếm hoi' của Quốc vương Campuchia thể hiện tình cảm đặc biệt với Việt Nam

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Quốc vương Campuchia thể hiện tình cảm hữu nghị đặc biệt của Quốc vương dành cho đất nước và nhân dân Việt Nam.
Báo Thế giới và Việt Nam - 'Sợi dây' kết nối tôi với dải đất xinh đẹp hình chữ S

Báo Thế giới và Việt Nam - 'Sợi dây' kết nối tôi với dải đất xinh đẹp hình chữ S

Báo Thế giới và Việt Nam đã và đang có giá trị đặc biệt đối với tôi...
Khói bụi đưa Ấn Độ và Pakistan xích lại

Khói bụi đưa Ấn Độ và Pakistan xích lại

Gần đây, cả thành phố Lahore, tỉnh Punjab của Pakistan và thủ đô New Delhi của Ấn Độ đều được xếp vào danh sách những thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
Tiếp cận thông tin quốc tế qua Thế giới và Việt Nam

Tiếp cận thông tin quốc tế qua Thế giới và Việt Nam

Từ một độc giả trung thành đến cộng tác viên của Báo Thế giới và Việt Nam là hành trình tiếp cận tri thức, thông tin quốc tế nhiều kỷ niệm của tôi.
Đại sứ Bulgaria kỳ vọng về kết quả hữu hình cho quan hệ song phương qua chuyến thăm của Tổng thống Rumen Radev

Đại sứ Bulgaria kỳ vọng về kết quả hữu hình cho quan hệ song phương qua chuyến thăm của Tổng thống Rumen Radev

Theo Đại sứ Bulgaria Pavlin Todorov, chuyến thăm của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev thể hiện cam kết tăng cường và nâng cao quan hệ với Việt Nam.
Phiên bản di động