Năm mắt xích quan trọng trong một thế giới phân mảnh

Minh Anh
Đó là năm quốc gia - những chủ thể kết nối kinh tế quan trọng trong một thế giới phân mảnh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cảnh báo mới nhất của IMF, sự phân mảnh của nền kinh tế thế giới có thể khiến GDP toàn cầu giảm 4,5% trong năm 2024. (Nguồn: Foreign Policy)
Cảnh báo mới nhất của IMF, sự phân mảnh của nền kinh tế thế giới có thể khiến GDP toàn cầu giảm 4,5% trong năm 2024. (Nguồn: Foreign Policy)

Theo phân tích dữ liệu thương mại và đầu tư của Bloomberg, Ba Lan, Mexico, Morocco, Indonesia và Việt Nam đang cùng được hưởng lợi từ việc tái sắp xếp và cải tổ của chuỗi cung ứng toàn cầu, nhằm ứng phó với những biến động mới về địa chính trị, địa kinh tế trên thế giới.

“Những thế lực kinh tế mới”

Căng thẳng tiếp tục gia tăng giữa Trung Quốc và phương Tây, đặc biệt là châu Âu và Mỹ, khi các sự kiện chính trị quốc tế làm tăng thêm sự bất ổn trên toàn cầu.

Theo phân tích trên, nằm giữa các đường đứt gãy địa chính trị mới hình thành, một số quốc gia đang nổi lên như những “người chiến thắng”. Họ đang trở thành những mắt xích quan trọng, đóng vai trò kết nối trong nền kinh tế toàn cầu vốn đang bị phân mảnh, làm nên các “thế lực kinh tế mới”.

Năm 2022, nhóm quốc gia này có tổng quy mô kinh tế lên tới 4 nghìn tỷ USD - nhiều hơn Ấn Độ và gần bằng Đức hoặc Nhật Bản. Theo mục tiêu đã đề ra, dù sở hữu nền chính trị hay có quá khứ khác nhau, họ đều có mục tiêu chung là mong muốn nắm bắt cơ hội kinh tế, bằng cách tự định vị là mối liên kết mới giữa Trung Quốc và Mỹ, hoặc châu Âu, Trung Quốc và các nền kinh tế châu Á khác.

Không phải là những nền kinh tế duy nhất phải đối mặt với xu hướng phân mảnh của kinh tế toàn cầu, nhưng “không phải ai cũng chọn phe” trước sự hấp dẫn từ Washington và Bắc Kinh. Theo nhận định của giới chuyên gia, năm quốc gia này đã nổi lên, trở thành những nền tảng trung gian quan trọng, nhờ vị trí địa lý và khả năng thúc đẩy hợp tác thương mại.

Người ta còn gọi đó là những nền kinh tế kết nối, vì trong nhiều trường hợp, đây không còn chỉ là kết nối song phương giữa hai nền kinh tế. Mức độ toàn cầu hóa diễn ra tại đây phản ánh đầy đủ từ thuế quan đến địa chính trị, thương mại, đầu tư, dẫn dắt sự chuyển hướng liên kết giữa các nền kinh tế lớn, thông qua các nền kinh tế trung gian này.

Chẳng hạn, đứng giữa sự cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc, họ trở thành trung tâm điều hòa giữa các nhà sản xuất lớn với các thị trường lớn, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Vì vậy, thế giới đang chứng kiến sự kéo dài của chuỗi cung ứng toàn cầu được bổ sung những điểm dừng mới.

Chẳng hạn, Việt Nam hay Mexico được gọi là những “điểm cân bằng tinh tế” khi bảo đảm đầu mối nối giữa hai người khổng lồ Mỹ-Trung Quốc đi cạnh nhau, nhưng luôn cạnh tranh với nhau. Trong đó, nổi lên vai trò của các quan hệ thương mại tự do và các hiệp định thương mại tự do.

Mexico, vốn là một phần của Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), với sự khác biệt lớn trong mối quan hệ kinh tế với Mỹ và Canada. Đây cũng là một phần quan trọng của chuỗi cung ứng ở Bắc Mỹ, là lý do hàng đầu khiến các nhà sản xuất Trung Quốc đầu tư vào Mexico.

Theo giới quan sát đánh giá, điều này tương tự với Việt Nam. Trong mục tiêu gây dựng mạng lưới thương mại toàn cầu, kể từ những năm 1990, Việt Nam đã nỗ lực xây dựng mối quan hệ kinh tế tốt đẹp với cả Mỹ và Trung Quốc. Các mối quan hệ nền tảng này của Việt Nam có trước cả khi các căng thẳng về địa chính trị hiện tại hình thành trên toàn cầu.

Cũng như Mexico, Việt Nam đang nổi lên như một trung tâm sản xuất quan trọng của thế giới. Bởi không chỉ rất gần Trung Quốc - công xưởng của thế giới về vị trí địa lý, Việt Nam còn có quan hệ rất tốt với Mỹ, thị trường hấp dẫn hàng đầu thế giới.

Ba Lan được hưởng lợi khi ở bên cạnh Đức - một nhà sản xuất rất lớn và cũng là một phần của thị trường chung EU - thị trường tiêu dùng khổng lồ. Tất nhiên, trong một thế giới toàn cầu phân cực hơn, những lợi thế kinh tế này càng trở nên quan trọng hơn.

Trong khi đó, Morocco nằm ở nơi giao hòa giữa châu Phi và châu Âu, có mối quan hệ thương mại tự do với Mỹ, cũng như EU - có nghĩa là, giống như Mexico, nước này sớm trở thành một trung tâm đầu tư, sản xuất và hơn nữa, họ đang thực sự nỗ lực định vị trong các lĩnh vực năng lượng mới.

Tất nhiên, trong bối cảnh một sự chuyển đổi lớn đang diễn ra trong nền kinh tế toàn cầu, dịch chuyển từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng xanh, không chỉ Morocco, mà rất nhiều quốc gia đều đang tìm cách tận dụng xu hướng này.

Indonesia, quốc gia cùng ở khu vực Đông Nam Á, có dân số đông và nhiều tài nguyên thiên nhiên đang trở thành một thành phần quan trọng trong xu hướng này. Đặc biệt, trong quá trình xanh hóa nền kinh tế toàn cầu, Indonesia có rất nhiều thứ mà thế giới cần, chẳng hạn như niken để sản xuất xe điện. Điểm đáng chú ý là chính phủ Indonesia luôn từ chối đứng về một phía, không chủ động “tán tỉnh” Mỹ hay Trung Quốc. Indonesia đang rất cố gắng để biến mình thành một điểm dừng thiết yếu, hoặc một nguồn quan trọng trong chuỗi cung ứng năng lượng xanh, hay cụ thể hơn là xe điện.

Nỗ lực vượt qua chính mình

Theo phân tích của các chuyên gia thuộc Bloomberg Economics, điều quan trọng là Ba Lan, Mexico, Morocco, Indonesia và Việt Nam đều đã nỗ lực vượt qua chính mình, chứng minh tính hiệu quả về kinh tế, vượt ngoài mong đợi khi đại diện cho 4% GDP toàn cầu, thu hút hơn 10% (khoảng 550 tỷ USD) trong tổng số các dự án mới đầu tư vào lĩnh vực xanh, từ năm 2017. Tất cả đều ghi nhận, kim ngạch thương mại của năm nền kinh tế này với thế giới tăng nhanh hơn mức trung bình chung, trong suốt nửa thập kỷ qua.

Qua nghiên cứu dữ liệu từ hơn 25.000 công ty, các nhà kinh tế tại Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) nhận thấy, chuỗi cung ứng đang được kéo dài khi các quốc gia này trở thành điểm dừng, bổ sung mắt xích thương mại mới.

Trên thực tế, khi các doanh nghiệp quốc tế thực hiện đa dạng hóa chuỗi cung ứng, dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, họ thường lựa chọn các quốc gia có nền kinh tế hội nhập cao với Trung Quốc như Mexico hay Việt Nam - nơi đầu tư của nhà sản xuất hàng đầu châu Á đã tăng ấn tượng những năm gần đây và đang trở thành mắt xích quan trọng trong thương mại Mỹ-Trung Quốc.

Điều này cho thấy, không hẳn là nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc đang tách rời, mà họ chỉ liên kết ở những nơi khác.

Như vậy, xét về tổng thể, những mối liên hệ mới này là bằng chứng cho thấy, cảnh báo về sự kết thúc của toàn cầu hóa không chính xác. Thực tế, hàng hóa vốn vẫn di chuyển qua biên giới, thậm chí còn nhiều hơn, chỉ khác là thế giới đã xuất hiện thêm các “thế lực kinh tế” mới.

Bức tranh kinh tế thế giới từ những góc nhìn đa chiều

Bức tranh kinh tế thế giới từ những góc nhìn đa chiều

Nhìn lại năm 2023, có thể nói, đã có những tín hiệu vui khi nền kinh tế thế giới cơ bản “hạ cánh an toàn”, ...

Tự chủ chiến lược trong một thế giới bất định

Tự chủ chiến lược trong một thế giới bất định

Những diễn biến lớn gần đây, từ đại dịch Covid-19 đến xung đột Nga-Ukraine, cũng như căng thẳng ở eo biển Đài Loan, là lời ...

Tăng trưởng kinh tế Israel giảm mạnh; Thống đốc BoI nói về 'một vị thế hàng đầu thế giới'

Tăng trưởng kinh tế Israel giảm mạnh; Thống đốc BoI nói về 'một vị thế hàng đầu thế giới'

Ngày 19/2, Cục Thống kê Trung ương Israel công bố số liệu cho thấy, kinh tế nước này tăng trưởng 2% trong năm 2023, thấp ...

Bất chấp xung đột, giao tranh, IMF vẫn lạc quan về triển vọng kinh tế thế giới năm 2024

Bất chấp xung đột, giao tranh, IMF vẫn lạc quan về triển vọng kinh tế thế giới năm 2024

Ngày 11/2, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cho biết bà tin tưởng vào triển vọng kinh tế thế giới ...

Kinh tế thế giới nổi bật (16-22/2): Nga hoàn thành lời hứa với châu Phi, ngũ cốc Ukraine ‘đánh bật’ hàng Ba Lan khỏi Đức, EU thích LNG Mỹ

Kinh tế thế giới nổi bật (16-22/2): Nga hoàn thành lời hứa với châu Phi, ngũ cốc Ukraine ‘đánh bật’ hàng Ba Lan khỏi Đức, EU thích LNG Mỹ

Nga hoàn thành cam kết đưa 200.000 tấn ngũ cốc miễn phí tới châu Phi, Ba Lan đề xuất áp dụng hạn ngạch nhập khẩu ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

TS. Nguyễn Văn Thân thông tin, Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc 2024 đã thu hút hơn 500 đại biểu từ hai quốc gia.
Khát vọng về 'chân trời tăng trưởng và phát triển mới' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam-Hàn Quốc

Khát vọng về 'chân trời tăng trưởng và phát triển mới' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam-Hàn Quốc

Chiều nay (21/11), Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc năm 2024 đã diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Hà Nội.
Giới thiệu hình ảnh, tiềm năng của Bình Định với nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan

Giới thiệu hình ảnh, tiềm năng của Bình Định với nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan

Từ 21-23/11, tại TP. Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định tổ chức sự kiện Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan.
Giá cà phê hôm nay 21/11/2024: Giá cà phê bật tăng mạnh mẽ, xuất khẩu giảm sâu, hàng Việt sẽ vẫn tuân thủ EUDR

Giá cà phê hôm nay 21/11/2024: Giá cà phê bật tăng mạnh mẽ, xuất khẩu giảm sâu, hàng Việt sẽ vẫn tuân thủ EUDR

Giới phân tích dự báo sản lượng cà phê vụ 2024 - 2025 của Việt Nam có thể giảm 10-15% so với vụ 2023 - 2024. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê ...
Thu hút vốn FDI xanh: Lợi thế nhiều, thách thức lớn

Thu hút vốn FDI xanh: Lợi thế nhiều, thách thức lớn

Baoquocte.vn. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xanh đang hòa mình cùng làn sóng phát triển kinh tế xanh của đất nước.
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Tồn kho ngày càng lớn, giá chung cư tại TPHCM chạm 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11 ghi nhận đồng USD tăng giá so với các đồng tiền chính, neo ở mức đỉnh trong một năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11: USD neo đỉnh một năm, EUR, Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11: USD neo đỉnh một năm, EUR, Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11 ghi nhận USD tăng lên mức cao nhất trong một năm so với các loại tiền tệ chính.
Phiên bản di động