Xu thế bất ổn 2024

HOÀNG SƠN
Thế giới bước vào năm 2024 trong tình trạng bất ổn với những căng thẳng địa chính trị leo thang, gây biến động trên toàn cầu. Tư duy Chiến tranh lạnh quay trở lại, toàn cầu hóa gặp phải “cơn gió ngược” khiến bức tranh kinh tế thế giới vẫn nhiều gam màu xám.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Xu thế bất ổn 2024
Xu thế bất ổn 2024.

Xung đột tiếp diễn

Cuối năm, trang mạng The Strategist có đăng bài viết của tác giả Richard N. Haass, Chủ tịch danh dự của Hội đồng quan hệ đối ngoại (Mỹ), nhận định năm 2023 sẽ được ghi nhớ như một năm chiến tranh và hầu như không có hòa bình. Chính vì thế, câu hỏi lớn nhất mà dư luận đặc biệt quan tâm là liệu thế giới bước vào năm 2024 sẽ có được cơ hội bình yên.

Rất tiếc là khó có thể lạc quan nếu nhìn vào hai cuộc xung đột gay cấn nhất hiện nay. Dù đã sắp bước sang năm thứ ba nhưng xung đột Nga-Ukraine không những vẫn tiếp tục dai dẳng mà còn gia tăng mức độ quyết liệt và không khoan nhượng. Sau cuộc phản công thất bại, trong khi viện trợ của Mỹ và châu Âu bị gián đoạn, Ukraine đã buộc phải chuyển sang phòng ngự để ngăn đà tiến quân của Nga. Đối đầu dần chuyển sang thế giằng co trong xung đột tiêu hao, còn triển vọng tái hiện các cuộc đàm phán hòa bình vẫn mờ mịt bởi sự bất đồng trong quan điểm của hai bên. Cả Moscow và Kiev dường như đều sẵn sàng cho cuộc xung đột kéo dài, bất chấp thương vong cao, tổn thất thiết bị và thiệt hại kinh tế.

Cũng như xung đột Nga-Ukraine, tình hình Trung Đông vẫn chưa thể hạ nhiệt. Dù đã bước sang tháng thứ ba nhưng giao tranh giữa Israel và lực lượng Hamas ở Dải Gaza vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. Triển vọng về một lệnh ngừng bắn tiếp theo đang giảm dần khi cả Israel và Hamas đều tuyên bố sẵn sàng cho một trận chiến lâu dài. Tình huống đáng ngại nhất là xung đột Israel - Hamas có thể cuốn các quốc gia lân cận, đặc biệt là Iran, vào vòng xoáy bạo lực, chuyển thành xung đột khu vực với những tác động toàn cầu. Nếu điều này xảy ra, nó sẽ làm gián đoạn tuyến đường biển qua eo biển Hormuz, nơi vận chuyển tới 20% nguồn cung dầu lửa thế giới.

Thêm vào đó, kết quả của hơn 70 cuộc bầu cử diễn ra trong năm 2024, đặc biệt là ở Mỹ, Nga, Nam Phi, Ấn Độ, Đài Loan (Trung Quốc)… được cho là sẽ có nhiều tác động đến tình hình thế giới. Ở Mỹ, nếu như cựu Tổng thống Donald Trump trở lại nắm quyền, ông có thể sử dụng quyền hành pháp của mình để làm chậm lại hoặc thậm chí ngăn chặn việc viện trợ cho Ukraine.

Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể coi là chắc chắn tái cử bởi hiện ông không có đối thủ cạnh tranh. Ở Ấn Độ, hơn 900 triệu cử tri đủ tư cách sẽ đi bỏ phiếu để quyết định số phận chính trị của Thủ tướng Narendra Modi, người được coi là đã thay đổi diện mạo và nâng tầm Ấn Độ. Mexico cũng có thể tạo bất ngờ nếu như gạt bỏ truyền thống và bầu Thị trưởng Mexico Claudia Sheinbaum làm nữ Tổng thống đầu tiên…

Cạnh tranh chiến lược gay gắt

Trong năm 2024, sự chia rẽ, mâu thuẫn và thậm chí là đối đầu căng thẳng giữa các nước lớn sẽ còn tiếp diễn. Nổi lên là cuộc cạnh tranh chiến lược trên mọi phương diện giữa Mỹ và Trung Quốc và cuộc đối đầu trực tiếp về chính trị và gián tiếp về quân sự giữa Mỹ, NATO với Nga liên quan đến xung đột ở Ukraine.

Mặc dù cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại San Francisco hồi tháng 11/2023 đã phần nào giải tỏa tình trạng “đóng băng” trong quan hệ giữa hai nước, Washington và Bắc Kinh cam kết hợp tác quản lý rủi ro có thể phát sinh, nhưng đối đầu Mỹ-Trung sẽ vẫn là xu hướng nổi lên trong năm 2024. Những “cuộc chiến” thương mại, công nghệ cùng vấn đề Đài Loan tiếp tục đặt quan hệ Mỹ - Trung trong trạng thái căng thẳng.

Trên quy mô toàn cầu, Mỹ sẽ tìm mọi cách duy trì trật tự thế giới đơn cực do Washington lãnh đạo. Không chấp nhận trật tự thế giới đa cực đang hình thành rõ nét, Mỹ tiếp tục củng cố và mở rộng NATO, đồng thời nỗ lực thiết lập “liên minh các quốc gia dân chủ” trên toàn cầu để chống lại cái mà Washington coi là “các quốc gia chuyên chế” như Nga, Trung Quốc, Iran...

Tuy nhiên, cục diện địa chính trị thế giới lại chuyển dịch theo xu hướng đa cực, đa trung tâm với bước mở rộng mạnh mẽ của nhiều tổ chức khu vực và quốc tế. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO), Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS), Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) quyết định mở rộng thành viên.

Xu hướng này sẽ tiếp tục trong những năm tới, bởi tính chất phức tạp và hậu quả của các thách thức an ninh phi truyền thống, từ an ninh mạng, lương thực, khí hậu, năng lượng tới an ninh tiền tệ, công nghệ... đang tạo ra mối đe dọa đối với sự tồn tại, phát triển chung của toàn nhân loại mà không quốc gia đơn lẻ nào đủ sức một mình giải quyết. Điều này cho thấy xu thế các nước ngày càng quan tâm đến một thế giới đa cực hơn, nơi mà các nước nhỏ có cơ hội lớn hơn để tham gia định hình và quyết định các vấn đề có ảnh hưởng đến chính mình, chống lại sự áp đặt của chủ nghĩa đơn cực, như Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa khẳng định: “Việc BRICS mở rộng giúp tổ chức này đóng vai trò bức tường thành chống lại một thế giới đơn cực”.

Tác động đến chủ nghĩa đơn cực trong tương lai còn phải kể đến vai trò đang ngày càng nổi lên của các quốc gia tầm trung. Điều này có thể thấy qua hoạt động ngoại giao của Thổ Nhĩ Kỳ trong vai trò trung gian hòa giải trong cuộc xung đột Nga - Ukraine, cũng như trong việc thúc đẩy Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen. Hay như chính sách đối ngoại của Saudi Arabia có thể coi là ví dụ điển hình về cách một quốc gia đang vận động trong môi trường địa chính trị phức tạp để khẳng định vị thế. Khéo léo xoay xở để đặt mình vào vị trí giữa các siêu cường, Riyadh đã nâng vai trò và tầm ảnh hưởng của mình không chỉ trong khu vực mà còn trên thế giới.

Kinh tế nhiều gam màu xám

Trong bối cảnh địa chính trị phức tạp, kinh tế thế giới năm 2024 nhiều khả năng sẽ nặng về những gam màu xám, thể hiện qua ba đặc trưng lớn: Tăng trưởng chậm, nhạy cảm cao và thay đổi sâu sắc. Các tổ chức quốc tế đều tỏ ra thận trọng trong các dự báo bởi không dễ đoán định trong bối cảnh các yếu tố tiêu cực và tích cực đan xen lẫn nhau. Theo Báo cáo triển vọng kinh tế mới nhất của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), tăng trưởng toàn cầu sẽ vẫn ở mức thấp do tác động của việc thắt chặt chính sách tiền tệ, thương mại yếu và niềm tin kinh doanh còn thấp. OECD cho rằng tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ giảm nhẹ xuống 2,7% vào năm 2024, so mới mức 2,9% của năm 2023.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tỏ ra không mấy lạc quan khi dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2024 chỉ ở mức 2,9%, thấp hơn nhiều so với con số trung bình 3,8% trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2019. Còn theo dự báo mới nhất của Fitch Ratings, do tác động của việc thắt chặt tiền tệ, sự sụt giảm của thị trường bất động sản Trung Quốc và sự trì trệ của nền kinh tế khu vực đồng Euro, tăng trưởng GDP của thế giới năm 2024 sẽ chỉ ở mức 2,1%.

Dưới tác động liên tiếp của các rủi ro lớn, bao gồm dịch bệnh, tăng lãi suất và địa chính trị, cấu trúc nợ của một số nước trên thế giới bị méo mó nghiêm trọng. Năm 2024, dự kiến có hơn 30% các nước trên toàn cầu phải đối diện với rủi ro nợ tăng. Một số thị trường mới nổi sẽ phải cùng lúc đối diện với các thách thức đến từ thị trường lao động, như dân số già hóa, thiết hụt kỹ năng và tỷ lệ thất nghiệp tăng… Điều này có thể gây nên rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội.

Lãnh đạo các nước chia sẻ kỳ vọng cao về tương lai thế giới năm 2024

Lãnh đạo các nước chia sẻ kỳ vọng cao về tương lai thế giới năm 2024

Trải qua năm 2023 đầy biến động, lãnh đạo các nước gửi gắm thông điệp năm 2024 tới người dân toàn cầu, chứa đựng nguyện ...

Điểm tin thế giới sáng 4/1: Houthi tiếp tục tấn công tàu trên Biển Đỏ, NATO mua 1.000 tên lửa Patriot, Chủ tịch Đại học Harvard từ chức

Điểm tin thế giới sáng 4/1: Houthi tiếp tục tấn công tàu trên Biển Đỏ, NATO mua 1.000 tên lửa Patriot, Chủ tịch Đại học Harvard từ chức

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 4/1.

Người dân trên khắp thế giới đang đón mừng năm mới 2024 thế nào?

Người dân trên khắp thế giới đang đón mừng năm mới 2024 thế nào?

Thời khắc chuyển giao giữa năm cũ 2023 và năm mới 2024 đang đến rất gần. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù ở nơi ...

Những xu hướng công nghệ triển vọng năm 2024

Những xu hướng công nghệ triển vọng năm 2024

Năm 2024 dự báo đánh dấu bước tiến quan trọng trong sự phát triển của công nghệ với những triển vọng hứa hẹn nhiều đột ...

Thế giới hân hoan chào đón năm mới 2024

Thế giới hân hoan chào đón năm mới 2024

Khép lại năm 2023 còn nhiều khó khăn và xung đột, nhiều nước trên thế giới đã lần lượt đón chào năm mới 2024 với ...

Đọc thêm

Cần đấu tranh bóc gỡ thông tin xấu độc trên không gian mạng

Cần đấu tranh bóc gỡ thông tin xấu độc trên không gian mạng

Bảo vệ các giá trị văn hóa của đất nước giờ đây khó khăn nhất là trên không gian mạng chứ không phải trên không gian báo chí truyền thống.
Đồng minh của Mỹ chưa cân nhắc phát triển vũ khí hạt nhân

Đồng minh của Mỹ chưa cân nhắc phát triển vũ khí hạt nhân

Hàn Quốc chưa cân nhắc việc sở hữu vũ khí hạt nhân "vào lúc này", vì Mỹ đã đồng ý sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ đồng ...
Anh chuẩn bị có công viên giải trí lớn nhất châu Âu

Anh chuẩn bị có công viên giải trí lớn nhất châu Âu

Công ty Universal Destinations & Experiences sắp xây dựng công viên giải trí lớn nhất châu Âu, dự kiến thu hút hàng triệu du khách mỗi năm.
Bầu cử Mỹ 2024: Các nhà kinh tế lên tiếng về kế hoạch thuế quan của ông Trump, nói người tiêu dùng chịu thiệt

Bầu cử Mỹ 2024: Các nhà kinh tế lên tiếng về kế hoạch thuế quan của ông Trump, nói người tiêu dùng chịu thiệt

Các nhà kinh tế học từng giành giải Nobel cho rằng, kế hoạch kinh tế của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ châm ngòi cho lạm phát.
Xác minh đối tượng đưa tin lộ đề thi tốt nghiệp THPT 2024

Xác minh đối tượng đưa tin lộ đề thi tốt nghiệp THPT 2024

Theo Bộ GD&ĐT, trong một số nhóm, diễn đàn có chia sẻ, lan truyền thông tin sai sự thật về việc 'lộ đề thi tốt nghiệp THPT 2024.
Muôn vàn cảm xúc tại vòng bảng Euro 2024

Muôn vàn cảm xúc tại vòng bảng Euro 2024

Reuters đã ghi lại những khoảnh khắc ấn tượng tại vòng bảng Euro 2024, từ ánh mắt thất thần, giọt nước mắt tiếc nuối đến pha ghi bàn đẹp mắt…
Đồng minh của Mỹ chưa cân nhắc phát triển vũ khí hạt nhân

Đồng minh của Mỹ chưa cân nhắc phát triển vũ khí hạt nhân

Hàn Quốc chưa cân nhắc việc sở hữu vũ khí hạt nhân "vào lúc này", vì Mỹ đã đồng ý sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ đồng minh.
Hé lộ thông tin về thỏa thuận an ninh EU-Ukraine, Liên minh châu Âu sẽ hứa hẹn gì với Kiev?

Hé lộ thông tin về thỏa thuận an ninh EU-Ukraine, Liên minh châu Âu sẽ hứa hẹn gì với Kiev?

Các thành viên EU đã chấp thuận một thỏa thuận về những đảm bảo an ninh cho Ukraine và hai bên sẽ ký kết vào ngày 27/6.
Quốc gia thứ 2 trên thế giới bổ nhiệm Đại sứ tại Afghanistan từ khi Taliban kiểm soát

Quốc gia thứ 2 trên thế giới bổ nhiệm Đại sứ tại Afghanistan từ khi Taliban kiểm soát

Mỹ đã đưa ra bình luận về quyết định của Nicaragua bổ nhiệm Đại sứ ở Afghanistan, hiện đang do Taliban kiểm soát.
Thái Lan: Gần 3.000 ứng cử viên tiến hành vòng bỏ phiếu cuối cùng bầu Thượng viện khóa mới

Thái Lan: Gần 3.000 ứng cử viên tiến hành vòng bỏ phiếu cuối cùng bầu Thượng viện khóa mới

Gần 3.000 ứng cử viên thượng nghị sĩ từ 20 nhóm ngành nghề đã tiến hành bỏ phiếu để bầu ra 200 thành viên Thượng viện nhiệm kỳ 2024-2029.
Trung Quốc coi năng lượng xanh là 'chìa khóa' để đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Trung Quốc coi năng lượng xanh là 'chìa khóa' để đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Đặc phái viên của Trung Quốc về biến đổi khí hậu khẳng định, năng lực sản xuất rộng lớn của nước này giúp thế giới tăng tốc áp dụng năng lượng xanh.
Triều Tiên phóng tên lửa: Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc triệp tập họp khẩn, Mỹ-Nhật-Hàn phản ứng

Triều Tiên phóng tên lửa: Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc triệp tập họp khẩn, Mỹ-Nhật-Hàn phản ứng

Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc triệu tập một cuộc họp đánh giá tình hình an ninh để thảo luận vụ phóng tên lửa đạn đạo mới nhất của Triều Tiên.
Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Câu chuyện Vạn Hồ cố gắng phóng mình vào không gian bằng một chiếc ghế cho thấy khát vọng này đã rất lâu đời ở Trung Quốc.
IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

Đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với hệ sinh thái biển.
Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Nghị viện châu Âu đã thông qua Hiệp ước về di cư và tị nạn, một dự án được khởi động cách đây chín năm và trải qua rất nhiều thăng trầm.
Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu hướng chuyển đổi xanh mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng kéo theo sự phân hóa giữa các nhóm quốc gia.
Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Mỹ cấm nhập khẩu uranium được làm giàu từ Nga. Cấm vận này ảnh hưởng đến công nghiệp hạt nhân dân sự của Mỹ thế nào và và liệu châu Âu có sẵn sàng hỗ ...
Nửa thế kỷ 'gọi tên' một cường quốc hạt nhân

Nửa thế kỷ 'gọi tên' một cường quốc hạt nhân

Cách đây nửa thế kỷ, Ấn Độ đã kích nổ thành công quả bom hạt nhân đầu tiên, chính thức đưa New Delhi gia nhập câu lạc bộ các cường quốc hạt nhân.
Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden tìm cách giành 'át chủ bài' của ông Trump

Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden tìm cách giành 'át chủ bài' của ông Trump

Những chính sách mới của Tổng thống Mỹ Joe Biden liên quan đến vấn đề nhập cư dường như đang tác động không nhỏ đến cục diện bầu cử Mỹ năm 2024.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel mang theo 'mớ bòng bong' tới Mỹ, gỡ chỗ này lại rối chỗ kia

Bộ trưởng Quốc phòng Israel mang theo 'mớ bòng bong' tới Mỹ, gỡ chỗ này lại rối chỗ kia

Không chỉ câu chuyện xung đột ở dải Gaza, căng thẳng leo thang giữa Israel-Hezbollah cũng khiến Mỹ phải đau đầu tìm giải pháp.
Bầu cử Mỹ 2024: Màn tranh biện 'một đối một' đầu tiên, xứ cờ hoa hướng về sân khấu Atlanta ngóng chờ hai tầm nhìn tương lai khác biệt

Bầu cử Mỹ 2024: Màn tranh biện 'một đối một' đầu tiên, xứ cờ hoa hướng về sân khấu Atlanta ngóng chờ hai tầm nhìn tương lai khác biệt

Tổng thống Mỹ Joe Biden và ứng viên đảng Cộng hoà Donald Trump sẽ đối đầu trực tiếp lần đầu tiên vào ngày 27/6.
Financial Times: Nâng cao năng lực cạnh tranh là điều cấp thiết với châu Âu

Financial Times: Nâng cao năng lực cạnh tranh là điều cấp thiết với châu Âu

Trọng tâm hành động của Nghị viện châu Âu (EP) trong những năm tới là thay đổi mô hình kinh tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của châu Âu.
Truyền thông quốc tế ấn tượng với vị thế ngày càng cao của Việt Nam

Truyền thông quốc tế ấn tượng với vị thế ngày càng cao của Việt Nam

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga được truyền thông quan tâm với những đánh giá ấn tượng, cho thấy vị thế ngày càng cao của Việt Nam.
Bangkok Post: Tổng thống Nga Putin - 'Idol' của nhiều người dân Việt Nam

Bangkok Post: Tổng thống Nga Putin - 'Idol' của nhiều người dân Việt Nam

Tờ Bangkok Post của Thái Lan phỏng vấn nhiều người dân Việt Nam về cảm nhận đối với Tổng thống Nga Putin.
Phiên bản di động