![]() |
Bài viết của tác giả Srijan Sharma đăng tải trên trang Fair Observer ngày 17/3. (Nguồn: Ảnh chụp màn hình) |
Những diễn biến mới
Với Ấn Độ, những năm gần đây, phạm vi ảnh hưởng truyền thống của nước này gặp nhiều thách thức khi khu vực biên giới phía Đông và Tây trở nên bất ổn do khủng hoảng Myanmar và Bangladesh. Thậm chí, New Delhi không khỏi bận tâm về tình hình an ninh phía Đông Bắc, nơi đang chứng kiến sự gia tăng của đường dây buôn lậu ma túy và vũ khí.
Ấn Độ đang áp dụng biện pháp ngoại giao thận trọng, song cách tiếp cận này dần kém hiệu quả trước những biến động ngày càng phức tạp trong khu vực. Trong khi đó, Pakistan tiếp tục tăng cường chiều sâu chiến lược, đặc biệt sau căng thẳng tại Afghanistan và Bangladesh. Ngoài ra, Trung Quốc đang củng cố sự hiện diện mạnh mẽ trong khu vực thông qua Sáng kiến Vành đai và con đường (BRI). Thực trạng gần đây ở Nam Á và khu vực lân cận cho thấy các yếu tố có thể gây bất lợi cho Ấn Độ đang âm thầm gia tăng.
Trong khi đó, bên kia biên giới, Pakistan đang nỗ lực cân bằng chiến lược bằng cách duy trì quan hệ tốt với Bangladesh, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó Dhaka được đưa vào trục Islamabad-Bắc Kinh nhằm đối trọng New Delhi. Dù chiến lược này có ý nghĩa dài hạn, song Pakistan cũng đương đầu không ít thách thức.
Một là mối đe dọa từ Taliban ở Kabul đang gia tăng, đặc biệt là sự trỗi dậy của lực lượng khủng bố ISIS-Khorasan đang cố gắng củng cố vị thế tại Afghanistan.
Hai là, dù là các đối tác chiến lược của Pakistan, nhưng Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ cân nhắc kỹ lưỡng cách xử lý quan hệ với Islamabad. Trong chuyến thăm Pakistan ngày 13/2, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nhấn mạnh, New Delhi và Islamabad nên giải quyết vấn đề Kashmir thông qua đối thoại, khác trước đây khi Ankara luôn ủng hộ Pakistan mạnh mẽ trong tranh chấp biên giới với Ấn Độ.
Trong khi đó, Trung Quốc lên kế hoạch chuyển trọng tâm sang Mỹ, khi Washington có ý định đối đầu trực tiếp Bắc Kinh tại khu vực Nam Á.
![]() |
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (trái) và Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif ký tuyên bố chung tại phiên họp lần thứ 7 của Hội đồng hợp tác chiến lược cấp cao Thổ Nhĩ Kỳ-Pakistan tại Islamabad ngày 13/2. (Nguồn: Văn phòng Thủ tướng Pakistan) |
Ngoại giao khéo léo
Giữa khó khăn chồng chất, đường lối đối ngoại khéo léo đang giúp Ấn Độ kiểm soát tốt các mối đe dọa mới nổi, đồng thời củng cố và mở rộng phạm vi ảnh hưởng truyền thống. Có nhiều dẫn chứng điển hình cho điều này.
Về quan hệ với Afghanistan, tháng 6/2022, New Delhi đã cử phái đoàn đến Kabul để thảo luận việc tái lập quan hệ sau khi chính quyền Thủ tướng Narendra Modi đóng cửa Đại sứ quán Ấn Độ tại Kabul hồi tháng 8/2021. Phái đoàn này có nhiệm vụ tạo điều kiện thuận lợi cho phân phối viện trợ nhân đạo tới người dân Afghanistan, giúp New Delhi xây dựng lòng tin với Taliban ngay sau quá trình chuyển đổi chính trị.
Về quan hệ với Bangladesh và Myanmar, sau binh biến ở Dhaka khi Thủ tướng Sheikh Hasina rời nhiệm sở ra nước ngoài, New Delhi đã tiếp xúc với các lãnh đạo đảng Dân tộc Bangladesh, nỗ lực tạo ảnh hưởng và điều hòa quan hệ với quốc gia này. Mặt khác, năm ngoái, Ấn Độ đã mời một nhóm nổi dậy ở Myanmar đến đàm phán về tình hình an ninh đang xấu đi ở biên giới Đông Bắc, vốn ảnh hưởng đến bang Manipur.
![]() |
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) tiếp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Nhà Trắng ngày 13/2. (Nguồn: AFP) |
Trên bình diện rộng hơn, chuyến thăm gần đây của Thủ tướng Narendra Modi đến Mỹ đã tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ trong cán cân quyền lực khu vực. Washington và New Delhi đang thắt chặt quan hệ chiến lược thông qua các sáng kiến COMPACT và TRUST nhằm thúc đẩy hợp tác đa phương, đặc biệt trong công nghệ và quốc phòng.
Đáng chú ý, Tổng thống Trump còn đề nghị cung cấp máy bay chiến đấu F-35 cho Ấn Độ. Nếu Thủ tướng Modi đồng ý với thỏa thuận, cục diện có thể sẽ thay đổi, đưa New Delhi vào cuộc cạnh tranh với Bắc Kinh về ưu thế không quân. Cùng với đó, khả năng phòng thủ và tấn công trên không chống lại Pakistan của Ấn Độ sẽ tăng lên đáng kể. Điều này có thể ảnh hưởng đến trục Trung Quốc-Pakistan.
Dù tình hình Tây Á và châu Âu tồn tại nhiều biến động, Ấn Độ vẫn có cơ hội mở rộng ảnh hưởng và thúc đẩy quan hệ hợp tác với Mỹ. Quá trình này sẽ giúp quốc gia Nam Á đẩy mạnh kết nối đa phương, đồng thời góp phần nâng cao vị thế New Delhi trên trường quốc tế. Tuy nhiên, Ấn Độ cần phải thận trọng trước phản ứng từ các quốc gia khác để tránh những xung đột không cần thiết.
![]()
| Điểm tin thế giới sáng 7/3: Trung Quốc 'chiến đấu đến cùng' với Mỹ, Anh dỡ lệnh phong tỏa Syria, châu Âu bàn răn đe hạt nhân Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 7/3. |
![]()
| Thỏa thuận khoáng sản Mỹ-Ukraine tạm ‘đổ bể’, EU hay ai khác có thể nhảy vào thay thế người chơi chính? Giới bình luận quốc tế nhận định, cuộc xung đột quân sự ở Ukraine không chỉ là căng thẳng về chủ quyền và an ninh ... |
![]()
| Hai đảng CDU/CSU và SPD bắt tay, Đức 'nóng lòng' chờ chính phủ liên minh mới Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) và đảng Dân chủ Xã hội (SPD) tại Đức hoàn tất giai đoạn đàm phán sơ ... |
![]()
| Nghị sĩ phe Dân chủ: Dự luật ngân sách Mỹ trao quyền kiểm soát Nhà Trắng cho tỷ phú Elon Musk Ngày 11/3, Hạ viện Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát thông qua một dự luật tạm thời nhằm duy trì ngân sách cho chính ... |
![]()
| Đảng cầm quyền Hàn Quốc sẽ làm điều này với phán quyết về Tổng thống Yoon Suk Yeol Ngày 16/3, đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền của Hàn Quốc khẳng định lập trường trước khi Tòa ra phán quyết đối với ... |