Trung Quốc vẫn không ngừng trỗi dậy, liệu phong trào MAGA có đủ sức 'cản đường' Bắc Kinh?

Trung Thành
Giáo sư John Keane - khoa Chính trị tại Đại học Sydney (Australia) nhận định trong bài viết trên SCMP, với việc Mỹ tiếp tục dựng lên những bức tường bảo hộ, thế kỷ XXI đang dần thuộc về một Trung Quốc mạnh mẽ và năng động.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Trung Quốc vẫn không ngừng trỗi dậy, liệu phong trào MAGA có đủ sức 'cản đường' Bắc Kinh?
Lễ thượng cờ đánh dấu kỷ niệm 75 năm ngày Quốc khánh Trung Quốc tại Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh ngày 1/10/2024. (Nguồn: EPA-EFE)
Make America Great Again (MAGA) là khẩu hiệu chính trị nổi bật của Mỹ, phổ biến qua các chiến dịch tranh cử tổng thống thành công của ông Donald Trump vào năm 2016 và 2024. Khẩu hiệu này có nguồn gốc từ chiến dịch của Ronald Reagan năm 1980 nhưng được ông Trump sử dụng rộng rãi, trở thành biểu tượng cho phong trào chính trị của ông.

Ngoài vai trò là khẩu hiệu tranh cử, MAGA còn đại diện cho cơ sở chính trị của ông Donald Trump và những người ủng hộ ông. Cụm từ này cũng lan rộng trong văn hóa đại chúng, xuất hiện trong nghệ thuật, giải trí và chính trị, được sử dụng bởi cả những người ủng hộ lẫn phản đối ông.

Trong bài bình luận hai phần chuẩn bị cho Diễn đàn Bác Ngao (diễn ra từ ngày 25-28/3), Giáo sư John Keane phân tích những biến động toàn cầu sau khi Tổng thống Donald Trump tái đắc cử.

Đối mặt thách thức suy yếu

Ông nhận định phong trào MAGA (Make America Great Again – Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại) không khôi phục vị thế thống trị của Mỹ mà phản ánh dấu hiệu của sự suy yếu. Hiện nay, Mỹ phải đối mặt với Trung Quốc – đối thủ lớn nhất kể từ cuối thế kỷ XVIII – trên mọi mặt trận: kinh tế, ngoại giao và địa chính trị.

Dẫn câu ngạn ngữ cổ của Trung Quốc “Khi gió lạ thổi qua, một số người xây tường, trong khi những người khác xây cối xay gió”, Giáo sư Keane nhấn mạnh ý nghĩa sâu sắc của câu nói trong bối cảnh thế giới đầy biến động.

Ông nhận định, dù có chung lo ngại về sự suy giảm vai trò toàn cầu của Mỹ, các nhà quan sát vẫn có quan điểm khác nhau về cách thức đối phó. Ngay cả những người phản đối các sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Trump nhắm vào Trung Quốc cũng thừa nhận rằng, dù có sự suy giảm, Washington vẫn duy trì vị thế cường quốc hàng đầu thế giới.

Chiến thắng trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ đã được thể hiện theo cách mà ông Donald Trump muốn - như một thắng lợi của nỗ lực khắc phục sự suy giảm vị thế của nước Mỹ. Trong bài phát biểu nhậm chức năm 2025, ông tuyên bố đây là khởi đầu của một “thời kỳ hoàng kim” mới, đưa nước Mỹ bước vào “bốn năm vĩ đại nhất trong lịch sử”, khẳng định vị thế là quốc gia “mạnh nhất, được kính trọng nhất” trên thế giới.

Theo tác giả John Keane, nếu định nghĩa “đế chế” là một thực thể khổng lồ có sức ảnh hưởng vượt ra ngoài biên giới nhờ tiềm lực kinh tế, ngoại giao, văn hóa và quân sự, thì Trung Quốc đang nhanh chóng đạt đến tầm vóc đó. Dựa trên những diễn biến hiện tại, ông dự báo Trung Quốc sẽ trở thành thách thức địa chính trị lớn nhất mà Mỹ từng đối mặt.

Trung Quốc vẫn không ngừng trỗi dậy, liệu phong trào MAGA có đủ sức 'cản đường' Bắc Kinh?
Chuyên gia John Kean dự báo Trung Quốc sẽ trở thành mối đe dọa địa chính trị lớn nhất mà Mỹ phải đối mặt. (Nguồn: TNS)

Những đánh giá chưa đầy đủ

Để chứng minh, Giáo sư John Keane dẫn một số bằng chứng quan trọng.

Thứ nhất, xét theo tổng tài sản, bốn ngân hàng lớn nhất thế giới hiện nay đều thuộc Trung Quốc. Quốc gia này đã vượt qua các tổ chức tài chính như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hay Ngân hàng Thế giới (WB) để trở thành chủ nợ toàn cầu lớn nhất, với sự hậu thuẫn của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) do chính Trung Quốc sáng lập.

Trung Quốc cũng đang dẫn đầu xu hướng thách thức sự thống trị của đồng USD trong hệ thống tài chính toàn cầu. Giữa năm 2023, lần đầu tiên, đồng NDT vượt USD trong các giao dịch xuyên biên giới của Trung Quốc. Với thặng dư thương mại gần 1.000 tỷ USD vào năm 2024, nước này hiện là nền kinh tế giao thương lớn nhất thế giới và nắm giữ một nửa số bằng sáng chế toàn cầu.

Thứ hai, bất chấp các biện pháp của Mỹ nhằm “tách rời” Trung Quốc – từ áp thuế, cấm vận sản phẩm, dịch vụ cho đến hạn chế thiết bị viễn thông của các tập đoàn như Huawei và ZTE – nền kinh tế Trung Quốc vẫn duy trì sự ổn định.

Thứ ba, về thương mại, Trung Quốc đang sản xuất một phần ba hàng hóa chế tạo của thế giới, nhiều hơn cả Mỹ, Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc và Anh cộng lại. Trung Quốc là đối tác thương mại chính của Liên minh châu Âu EU) và Ấn Độ về hàng hóa.

Quốc gia này cũng là nhà đầu tư và đối tác thương mại lớn của nhiều nước châu Phi; và ở Mỹ Latinh, lần đầu tiên sau hai thế kỷ độc lập khỏi Tây Ban Nha và sự phụ thuộc kinh tế và quân sự vào Mỹ, một số quốc gia như Chile, Peru, Ecuador, Uruguay và Colombia đang tích cực xích lại gần Trung Quốc.

Trung Quốc vẫn không ngừng trỗi dậy, liệu phong trào MAGA có đủ sức 'cản đường' Bắc Kinh?
Giữa năm 2023, lần đầu tiên, đồng NDT đã vượt qua đồng USD trong các giao dịch xuyên biên giới của Trung Quốc. (Nguồn: Getty)

Thứ tư, chất lượng sống và tuổi thọ ở Trung Quốc có sự cải thiện rõ rệt. Năm 2022, tuổi thọ trung bình của người dân nước này đạt 78,6, tăng mạnh so với mức 51 vào năm 1962 và thậm chí vượt Mỹ. Đối với tầng lớp trung lưu – nhóm hưởng lợi nhiều nhất từ tiến bộ xã hội – con số này còn cao hơn.

Tư duy của tầng lớp trung lưu cũng thay đổi nhờ cơ hội học tập ở nước ngoài và sự phát triển của hệ thống giáo dục trong nước. Trong hai thập kỷ qua, chính phủ Trung Quốc đã tăng gần gấp 10 lần ngân sách cho giáo dục, giúp nước này vượt qua Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Italy, Anh và Canada trong lĩnh vực STEM.

Thứ năm, về năng lực quân sự, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) vẫn là lực lượng thường trực lớn nhất thế giới với 2 triệu quân nhân. PLA cũng sở hữu kho vũ khí hạt nhân mở rộng cùng lực lượng tàu ngầm nhiều hơn bất kỳ cường quốc nào khác.

Để gia tăng ảnh hưởng, PLA tích cực tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Tại Libya, Yemen và Sudan, lực lượng này đã tổ chức thành công các chiến dịch sơ tán công dân Trung Quốc khỏi vùng xung đột.

Sức mạnh quân sự của Trung Quốc còn được hậu thuẫn bởi tổ hợp quân sự-công nghiệp-không gian quy mô lớn, với những tập đoàn hàng đầu như Tập đoàn Công nghiệp Bắc Trung Quốc và Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc.

Bên ngoài biên giới, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy dòng chảy nhanh chóng của vốn, hàng hóa và dịch vụ, tham gia góp phần bảo vệ các tổ chức như Liên hợp quốc hay góp phần xây dựng các tổ chức xuyên biên giới mới như BRICS hay Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).

Theo Giáo sư John Keane, những người ủng hộ ông Trump và phong trào MAGA chưa đánh giá đầy đủ sức mạnh của Trung Quốc. Họ coi sự “trỗi dậy” của Trung Quốc là “mối đe dọa sinh tồn” với phương Tây, đồng thời dự đoán về sự sụp đổ của nước này dựa trên các vấn đề như tỷ lệ sinh giảm, bất động sản trì trệ hay thất nghiệp gia tăng.

Tuy nhiên, ông Keane cho rằng sự suy giảm của Mỹ chủ yếu do Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng trên các lĩnh vực như đầu tư, thương mại, sản xuất, AI và công nghệ số. Ông cũng cảnh báo về nỗ lực của Bắc Kinh nhằm quốc tế hóa đồng NDT, phát triển hệ thống thanh toán mới và tiền điện tử do nhà nước kiểm soát, qua đó, thách thức vị thế thống trị của đồng USD.

Đối thủ tiềm tàng của đồng USD xuất hiện, 'đòn phủ đầu' của ông Trump muốn trừ hậu họa từ trứng nước?

Đối thủ tiềm tàng của đồng USD xuất hiện, 'đòn phủ đầu' của ông Trump muốn trừ hậu họa từ trứng nước?

Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trở lại sân khấu kinh tế toàn cầu với phong cách và cách tiếp cận được giới quan ...

Bị cha đẻ của thuyết quyền lực mềm chỉ trích, nỗ lực cải tổ chính quyền của Tổng thống Donald Trump có giúp Mỹ 'lật ngược thế cờ'?

Bị cha đẻ của thuyết quyền lực mềm chỉ trích, nỗ lực cải tổ chính quyền của Tổng thống Donald Trump có giúp Mỹ 'lật ngược thế cờ'?

Theo chuyên gia, việc cắt giảm viện trợ nước ngoài chắc chắn sẽ làm suy yếu năng lực ngoại giao của Washington và tác động ...

Chính sách thuế quan của Tổng thống Trump 'đốt nóng' kinh tế toàn cầu, ASEAN liệu có bình yên vô sự?

Chính sách thuế quan của Tổng thống Trump 'đốt nóng' kinh tế toàn cầu, ASEAN liệu có bình yên vô sự?

Nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump sẽ mang đến những thách thức mới trong một hệ thống quốc tế vốn đã ...

Mỹ tung tên lửa chiến thuật với tầm bắn 'siêu khủng', hứa hẹn định hình cuộc chơi mới trên không

Mỹ tung tên lửa chiến thuật với tầm bắn 'siêu khủng', hứa hẹn định hình cuộc chơi mới trên không

Tên lửa chiến thuật tiên tiến AIM-260A (JATM) vừa được Không quân Mỹ công bố với tầm bắn mở rộng, khả năng dẫn đường vượt ...

Không phải Mỹ, Trung Quốc mới là quốc gia giữ vai trò 'thống lĩnh' về sản xuất công nghệ cao

Không phải Mỹ, Trung Quốc mới là quốc gia giữ vai trò 'thống lĩnh' về sản xuất công nghệ cao

Chiến lược "Made in China 2025" đã giúp Trung Quốc "vượt mặt" Mỹ và phương Tây trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cao.

(theo SCMP)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

Nhân 100 ngày nắm quyền, Tổng thống Trump tặng ngành nhập khẩu ô tô và phụ tùng 'món quà giảm nhẹ thuế quan'

Nhân 100 ngày nắm quyền, Tổng thống Trump tặng ngành nhập khẩu ô tô và phụ tùng 'món quà giảm nhẹ thuế quan'

Mức thuế ô tô 25% vẫn được áp dụng, nhưng sẽ không còn chồng lên mức thuế 25% đối với nhôm và thép mà Tổng thống Trump đã ký vào ...
Nhớ về 'thời hoa đỏ', một lá phổi và câu chuyện 200cc máu

Nhớ về 'thời hoa đỏ', một lá phổi và câu chuyện 200cc máu

Tôi đã có dịp trò chuyện cùng cựu chiến binh Nguyễn Tài Đạt, nghe ông kể lại những năm tháng chiến tranh gian khổ, hào hùng của dân tộc.
Dư luận quốc tế: Chiến tranh Việt Nam là cuộc xung đột phi lý nhất của thế kỷ trước; minh chứng về sức mạnh của lòng bao dung và tinh thần hòa giải

Dư luận quốc tế: Chiến tranh Việt Nam là cuộc xung đột phi lý nhất của thế kỷ trước; minh chứng về sức mạnh của lòng bao dung và tinh thần hòa giải

Dư luận quốc tế: Chiến tranh Việt Nam là cuộc xung đột phi lý nhất của thế kỷ trước; minh chứng về sức mạnh của lòng bao dung và tinh ...
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Điểm dừng chân đặc biệt - nơi hiện thực và ký ức cùng tồn tại

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Điểm dừng chân đặc biệt - nơi hiện thực và ký ức cùng tồn tại

Sự kiện 30/4 không chỉ là dịp để người Việt Nam tưởng nhớ quá khứ hào hùng mà còn là cơ hội để bạn bè quốc tế hiểu hơn về ...
Đại sứ Việt Nam tại Nga thăm động viên Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ

Đại sứ Việt Nam tại Nga thăm động viên Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ

Mới đây, Đại sứ Việt Nam tại Nga Đặng Minh Khôi đã tới thăm, động viên đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Lễ duyệt binh tại Quảng ...
Thống kê 'chống lại' Arsenal sau trận thua PSG

Thống kê 'chống lại' Arsenal sau trận thua PSG

Nếu lịch sử lặp lại, Arsenal sẽ có rất ít cơ hội lọt vào trận chung kết Champions League sau thất bại trước PSG trong trận bán kết lượt đi.
Dư luận quốc tế: Chiến tranh Việt Nam là cuộc xung đột phi lý nhất của thế kỷ trước; minh chứng về sức mạnh của lòng bao dung và tinh thần hòa giải

Dư luận quốc tế: Chiến tranh Việt Nam là cuộc xung đột phi lý nhất của thế kỷ trước; minh chứng về sức mạnh của lòng bao dung và tinh thần hòa giải

Dư luận quốc tế: Chiến tranh Việt Nam là cuộc xung đột phi lý nhất của thế kỷ trước; minh chứng về sức mạnh của lòng bao dung và tinh thần hòa giải...
Căng thẳng Ấn Độ-Pakistan: Trung Quốc hối kiềm chế, LHQ đề xuất hòa giải, Thủ tướng Ấn Độ để quân đội tự do hành động trong đáp trả khủng bố

Căng thẳng Ấn Độ-Pakistan: Trung Quốc hối kiềm chế, LHQ đề xuất hòa giải, Thủ tướng Ấn Độ để quân đội tự do hành động trong đáp trả khủng bố

Giữa lúc căng thẳng Ấn Độ-Pakistan vẫn leo thang sau vụ tấn công khủng bố tại Kashmir.
Israel ra điều kiện tiên quyết để đổi lấy ngừng bắn 5 năm ở Dải Gaza, LHQ lo lắng viện trợ nhân đạo thành 'công cụ quân sự'

Israel ra điều kiện tiên quyết để đổi lấy ngừng bắn 5 năm ở Dải Gaza, LHQ lo lắng viện trợ nhân đạo thành 'công cụ quân sự'

Các cuộc đàm phán ngừng bắn ở Dải Gaza vẫn đang tiếp diễn tại Cairo dưới sự trung gian của Ai Cập, Qatar và Mỹ.
Một nước cam kết xây dựng quan hệ với Nga 'gắn kết hơn cả quốc gia thống nhất'

Một nước cam kết xây dựng quan hệ với Nga 'gắn kết hơn cả quốc gia thống nhất'

Tổng thống Belarus và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thể hiện quyết tâm đưa mối quan hệ song phương lên tầm cao mới.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố 'đang cứu Ukraine', Nga khẳng định nhiều lần đề nghị đàm phán trực tiếp

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố 'đang cứu Ukraine', Nga khẳng định nhiều lần đề nghị đàm phán trực tiếp

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng, ông đang làm điều có ích là cứu Ukraine ra khỏi xung đột với Nga.
Quân đội đối mặt 'bài toán' suy giảm binh sĩ nghiêm trọng, Anh thử nghiệm 'lời giải' mới

Quân đội đối mặt 'bài toán' suy giảm binh sĩ nghiêm trọng, Anh thử nghiệm 'lời giải' mới

Anh có thể sẽ mất tới ba năm để số lượng binh sĩ trong quân đội nước này bắt đầu tăng trưởng trở lại.
Hội nghị mùa Xuân của IMF và WB: Những câu hỏi về sự bất ổn và bất định

Hội nghị mùa Xuân của IMF và WB: Những câu hỏi về sự bất ổn và bất định

Hội nghị mùa Xuân của IMF và WB năm nay chứng kiến bức tranh xám màu của kinh tế thế giới, trước áp lực từ thuế quan Mỹ.
Nga-Iran: Bắt tay vượt khó

Nga-Iran: Bắt tay vượt khó

Hiệp ước đối tác chiến lược toàn diện trong 20 năm được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Nga và Iran trong bối cảnh hiện nay.
Bất ngờ chiến lược trong quan hệ quốc tế và một số hàm ý chính sách

Bất ngờ chiến lược trong quan hệ quốc tế và một số hàm ý chính sách

Bất ngờ chiến lược đang nổi lên như một trong những vấn đề then chốt trong quan hệ quốc tế đương đại, đặc biệt trong bối cảnh trật tự thế giới đang trải qua biến ...
Lời giải khó cho bài toán hạt nhân Iran

Lời giải khó cho bài toán hạt nhân Iran

Cuộc gặp đầu tiên sau nhiều năm giữa Mỹ và Iran tại Oman bàn về thỏa thuận hạt nhân cho dù chưa như kỳ vọng, nhưng cho thấy thiện chí...
Tín hiệu mới từ Damascus

Tín hiệu mới từ Damascus

Những hoạt động ngoại giao dồn dập cho thấy quyết tâm của Damascus mới trong việc “phá băng” quan hệ với khu vực.
Thủ tướng Israel thăm Mỹ: Nhiều kỳ vọng, ít kết quả

Thủ tướng Israel thăm Mỹ: Nhiều kỳ vọng, ít kết quả

Tờ Times of Israel đánh giá chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu không mang lại nhiều kết quả tích cực như kỳ vọng.
Mật nghị Hồng y: Đằng sau cánh cửa Nhà nguyện đóng kín để tìm kiếm tân Giáo hoàng

Mật nghị Hồng y: Đằng sau cánh cửa Nhà nguyện đóng kín để tìm kiếm tân Giáo hoàng

Mật nghị Hồng y là các cuộc họp và bỏ phiếu kín của các Hồng y để bầu ra nhà lãnh đạo mới của Giáo hội Công giáo, hay còn gọi là Giáo hoàng.
Cách mạng thực phẩm xanh: Kinh nghiệm từ những nhà tiên phong

Cách mạng thực phẩm xanh: Kinh nghiệm từ những nhà tiên phong

Từ chiến lược quốc gia đến việc thay đổi trong nông nghiệp, tiêu dùng... một số nước đang đi đầu trong việc chuyển đổi xanh trong hệ thống thực phẩm.
Năng lượng xanh: Chìa khóa cho tương lai bền vững

Năng lượng xanh: Chìa khóa cho tương lai bền vững

Năng lượng xanh là giải pháp sạch thay thế các nguồn truyền thống, giúp giảm phát thải và hướng tới tương lai bền vững.
Động đất ở châu Á: Sự nổi giận của thiên nhiên và nỗi đau ở lại

Động đất ở châu Á: Sự nổi giận của thiên nhiên và nỗi đau ở lại

Trái đất, vốn dĩ là nơi nuôi dưỡng sự sống, cũng là nơi chứng kiến những thảm kịch kinh hoàng do động đất gây ra.
NATO 76 tuổi – Liên minh quân sự hùng mạnh hay 'gã khổng lồ' chao đảo?

NATO 76 tuổi – Liên minh quân sự hùng mạnh hay 'gã khổng lồ' chao đảo?

Dù NATO vẫn duy trì vai trò quan trọng trong nền an ninh toàn cầu, nhưng tổ chức này đang đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng.
Bước ngoặt mới ở Trung Á

Bước ngoặt mới ở Trung Á

Thỏa thuận biên giới giữa Uzbekistan, Tajikistan và Kyrgyzstan là bước ngoặt quan trọng góp phần ổn định và phát triển bền vững giữa ba nước...
Phiên bản di động