Hỗ trợ ngành thời trang
Sáng 11/5, Cuộc họp Uỷ ban Thương mại và Đầu tư (CTI) – Hội thảo về hội nhập Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) vào chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành dịch vụ - Thiết kế thời trang do Bộ Công Thương chủ trì đã diễn ra với nhiều nội dung thảo luận sôi động.
Đại biểu tham dự chụp ảnh chung tại cuộc họp Ủy ban Thương mại và Đầu tư - Hội thảo về hội nhập DNNVV vào chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành dịch vụ - Thết kế thời trang. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Tiến sĩ Andrew Yeun, Phó giám đốc của Trung tâm nghiên cứu APEC Hong Kong (Trung Quốc) đã giới thiệu kết quả nghiên cứu về hội nhập doanh nghiệp vừa và nhỏ vào chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành thời trang.
Theo ông, ngành thời trang không những có giá trị kinh tế to lớn (đóng góp khoảng 2% vào GDP toàn cầu, tương đương với 1.3 tỷ USD trong 2016) mà còn có ý nghĩa quan trọng trong định hướng văn hoá xã hội. Đồng thời, Hội thảo cũng phân tích những chính sách và biện pháp hỗ trợ cho ngành thời trang ở các nền kinh tế APEC. Bên cạnh đó, đại diện các nước thành viên cùng thảo luận các chủ đề liên quan đến nghành thiết kế thời trang và hội nhập DNVVN.
Nâng cao dịch vụ môi trường
Cuộc họp Ủy ban Thương mại và Đầu tư (CTI) – Đối thoại Chính sách Thương mại (TPD) về dịch vụ môi trường cung cấp thông tin liên quan tới việc phân loại dịch vụ môi trường; Nghiên cứu sự kết hợp giữa các sản phẩm môi trường và các dịch vụ môi trường; Thảo luận về việc APEC có thể hỗ trợ như thế nào trong công tác thúc đẩy đàm phán về dich vụ môi trường.
Cuộc họp Ủy ban Thương mại và Đầu tư (CTI) – Đối thoại Chính sách Thương mại (TPD) về dịch vụ môi trường sáng 11/5. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Trong khuôn cuộc họp, ông Jehan Sauvage, chuyên gia phân tích chính sách thương mại, Giám đốc Thương mại và Nông nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OECD) đã chia sẻ về những dịch vụ trong ngành môi trường. Ông phân loại dịch vụ thành 3 nấc theo mức quan trọng giảm dần: dịch vụ môi trường cốt lõi (xử lý nước thải, quản lý nước ngầm); Các dịch vụ liên quan đến môi trường (dịch vụ tư vấn, kỹ thuật); Những ngành dịch vụ khác liên quan gián tiếp đến môi trường (phát luật, dịch vụ kiểm toán...).
Kinh doanh nguồn nước cũng là một chủ đề được chú trọng tại cuộc họp và được tiếp cận dưới một góc độ mới. Cuộc họp đề cập tới các yếu tố là động lực thúc đẩy sự sáng tạo và hiệu quả trong lĩnh vực này. Đồng thời, các đại biểu cũng đề cập những thách thức mà lĩnh vực này phải đối mặt.
Đối với vấn đề hạn chế sử dụng đồ tái chế và sản phẩm dùng một lần, các đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của mô hình kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy cách giảm thiểu tái sử dụng và tái chế trong những hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Theo các đại biểu, cách loại bỏ, xử lý và quản lý chất thải không chỉ mang lại những lợi ích xã hội và kinh doanh mà cả môi trường.
Khắc phục thiệt hại môi trường cũng là một dịch vụ được các đại biểu đề cập một cách sôi nổi. Trong các nền kinh tế APEC, ngành này cũng gặp phải một số thách thức bắt nguồn từ những tiêu chuẩn và quy định về môi trường ở các nền kinh tế cũng như các thể chế chính trị khác nhau.
Trong phiên cuối của cuộc họp, các đại biểu đề cập tới việc kinh doanh năng lượng tái tạo một cách hiệu quả. Ý thức hiệu quả trong tư duy và hành vi có thể thay đổi và nâng cao chất lượng kinh doanh cũng nhưng tăng sự cạnh tranh trong thị trường. Theo các đại biểu, cần phải sử dụng những công nghệ tiên tiến để việc sử dụng năng lượng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, những thách thức về mặt quy định, luật lệ ở các nền kinh tế có thể cản trở sự phát triển của ngành năng lượng tái tạo.
Toàn cảnh cuộc họp. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Hợp tác quản lý rượu
Cuộc họp của Tiểu ban về tiêu chuẩn và hợp chuẩn (SCSC) và Cuộc họp kỹ thuật của Diễn đàn quản lý rượu APEC (WRF) với chủ đề “Xây dựng quan hệ để thúc đẩy hợp tác” bao gồm các nội dung liên quan đến truy xuất nguồn gốc rượu, sản xuất rượu, độ an toàn của rượu, công nghệ vi sinh học và tiêu chuẩn rượu quốc tế cũng như việc kiểm soát rượu nhập khẩu ở Việt Nam.
Cuộc họp WRF sẽ tập trung bàn thảo về Mẫu giấy chứng nhận rượu xuất khẩu (Model Export Certificate) đã được Hội nghị Bộ trưởng Thương mại (MRT) thông qua tại Peru năm 2016 nhằm loại bỏ rào cản kỹ thuật trong xuất nhập khẩu rượu trong khu vực APEC. Bên cạnh đó, cuộc họp cũng tổ chức Hội thảo bàn tròn giữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh rượu và giới nghiên cứu khoa học về hài hòa các yêu cầu kỹ thuật và phương thức phân tích rượu, hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, ghi nhãn, tiêu chuẩn quốc tế về phụ gia…
Các cuộc họp thuộc Tiểu ban SCSC trong khuôn khổ SOM 2 lần này sẽ là cơ hội để rà soát kết quả, chương trình hành động đã thực hiện trong thời gian qua, đề ra các nội dung, yêu cầu cần phối hợp, triển khai thực hiện trong thời gian tới nhằm thúc đẩy thương mại khu vực tăng trưởng bền vững, hiệu quả.
Các đại biểu trao đổi bên lề cuộc họp sáng 11/5. (Ảnh: Tuấn Anh) |
“Kế hoạch hành động thi hành luật" của Diễn đàn Quản lý Rượu (WRF) là một dự án dài hạn, tập trung vào việc giảm rào cản thương mại và tăng cường hài hòa quy định cũng như tiêu chuẩn đối với thương mại rượu vang trong khu vực APEC.
Được thành lập năm 2008, WRF đã tổ chức các cuộc họp tại San Francisco, Mỹ (2011); Auckland, New Zealand (2012); Washington. DC, Mỹ (2013); Bắc Kinh, Trung Quốc (2014); Adelaide, Australia ( 2015), và Ottawa, Canada (2016).