Nhỏ Bình thường Lớn

Nâng cao hiệu quả giáo dục quyền con người

Chỉ thị số 34/CT-TTg được ký ban hành ngày 21/12 nêu rõ giáo dục quyền con người có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức xã hội, giúp ngăn ngừa, hạn chế vi phạm quyền con người.
Sinh viên ở TP.HCM bắt đầu được trở lại trường
Việc đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục góp phần nâng cao nhận thức xã hội về tầm quan trọng của giáo dục quyền con người.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 21/12/2021 về việc tăng cường thực hiện Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Chỉ thị nêu rõ giáo dục quyền con người có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức xã hội, giúp ngăn ngừa, hạn chế vi phạm quyền con người.

Trong thời gian qua, thực hiện Quyết định số 1309/QĐ-TTg ngày 5/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân (sau đây gọi là Đề án), Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cùng với các bộ, cơ quan liên quan đã triển khai một số nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ giao như tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học về nội dung và phương pháp giáo dục quyền con người; biên soạn tài liệu, giáo trình; tập huấn đội ngũ giảng viên, giáo viên để thực hiện lồng ghép nội dung quyền con người vào các chương trình giáo dục, đào tạo.

Kết quả bước đầu triển khai Đề án đã góp phần nâng cao nhận thức xã hội về tầm quan trọng của giáo dục quyền con người, đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ, quản lý, cũng như các nhà giáo, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc tổ chức triển khai Đề án còn có hạn chế như việc biên soạn tài liệu, giáo trình về quyền con người còn chậm; công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quyền con người cho đội ngũ chuyên gia, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên, giảng viên chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu đặt ra; chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục quyền con người chưa cao; việc hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, giáo dục quyền con người còn gặp nhiều khó khăn.

Do đó, một số mục tiêu đặt ra của Đề án chưa đạt được, chưa phát huy hết tác động tích cực của việc triển khai Đề án.

Nguyên nhân của những hạn chế trên chủ yếu là do một số cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan tham gia Ban điều hành Đề án và cơ quan quản lý giáo dục các cấp nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục quyền con người trong hệ thống giáo dục quốc dân chưa thật sự sâu sắc, chưa làm hết trách nhiệm, chưa kịp thời có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn việc triển khai thực hiện Đề án; công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chưa thường xuyên; việc bố trí nguồn lực để tổ chức thực hiện Đề án chưa được đầy đủ; một số cơ quan tham gia Ban Điều hành Đề án chưa chủ động phân bổ dự toán chi thường xuyên hằng năm để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án.

Để tiếp tục đẩy mạnh giáo dục quyền con người phù hợp với từng cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân trong tình hình mới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, Ủy ban Nhân dân các cấp cần tiếp tục quán triệt sâu sắc và chỉ đạo thực hiện nghiêm Đề án; quan tâm bố trí đủ nguồn lực để triển khai đồng bộ, hiệu quả nội dung giáo dục quyền con người, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trong nước và quốc tế về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục quyền con người.

Đưa nội dung quyền con người vào hệ thống giáo dục quốc dân

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiến độ biên soạn và phát hành các tài liệu truyền thông, tài liệu chuyên khảo, tham khảo về giáo dục quyền con người; hỗ trợ các cơ sở giáo dục, đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong toàn quốc củng cố hoàn thiện hệ thống tư liệu, tài liệu giáo dục; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nội dung quyền con người cho cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị, lãnh đạo chủ chốt của các đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước.

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố và các tổ chức có liên quan triển khai việc đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân một cách có hiệu quả; chủ động, tích cực hợp tác, tranh thủ nguồn lực, kinh nghiệm quốc tế về giáo dục quyền con người; chú trọng công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về quyền con người để nâng cao hiệu quả giáo dục quyền con người ở nước ta.

Xây dựng trang thông tin phổ biến, giáo dục quyền con người

Chỉ thị nêu rõ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức rà soát chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy dùng ở các cấp học thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ để tiếp tục đề xuất triển khai các nội dung phù hợp với nhiệm vụ Đề án; tổ chức xây dựng và phê duyệt chương trình, tài liệu giảng dạy dùng cho các cơ sở giáo dục, đào tạo; chỉ đạo, hướng dẫn lồng ghép, tích hợp nội dung quyền con người vào chương trình hiện hành và trong kế hoạch đổi mới chương trình, tài liệu, học liệu, sách giáo khoa phù hợp với từng cấp học, chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc các nội dung giáo dục quyền con người được quy định trong chương trình giáo dục, đào tạo.

Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tổ chức chỉ đạo rà soát, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy các nội dung giáo dục quyền con người trong kế hoạch giáo dục môn học, hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục, đào tạo, nhất là các cơ sở giáo dục đại học thuộc khối các trường luật, hành chính, nội chính; các trường đào tạo giáo viên, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm các nội dung giáo dục quyền con người được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông, tiếp tục rà soát, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy các nội dung giáo dục quyền con người trong kế hoạch giáo dục môn học, hoạt động giáo dục của nhà trường.

Hằng năm, chủ trì xây dựng kế hoạch, phối hợp với các bên liên quan tổ chức bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho giáo viên, giảng viên giảng dạy về quyền con người trong các cơ sở giáo dục, đào tạo, trừ các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; đẩy nhanh tiến độ xây dựng trang thông tin phổ biến, giáo dục quyền con người trên cổng thông tin điện tử của Bộ và hướng dẫn sử dụng trong toàn ngành.

Cùng với đó, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đẩy nhanh tiến độ xây dựng chương trình, tài liệu về quyền con người lồng ghép vào chương trình đào tạo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về quyền con người cho cán bộ quản lý, nhà giáo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức phổ biến nội dung về giáo dục quyền con người; thực hiện lồng ghép nội dung quyền con người trong chương trình đào tạo các cấp, nhất là các cơ sở đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng thuộc khối các trường luật, hành chính, nội chính; xây dựng trang Thông tin điện tử về quyền con người trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp trên cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

Rà soát, hoàn thiện chương trình giảng dạy

Bộ Quốc phòng rà soát, điều chỉnh, hoàn thiện và tổ chức phê duyệt chương trình, tài liệu giảng dạy về quyền con người trong các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Quốc phòng.

Hằng năm xây dựng kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức quyền con người cho giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ.

Đồng thời, Bộ Công an rà soát, chỉnh sửa, hoàn thiện hệ thống chương trình giáo dục, trong đó nghiên cứu lồng ghép đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục các cấp trong Công an nhân dân cho phù hợp.

Hằng năm xây dựng kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về nội dung quyền con người cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong các học viện, trường Công an nhân dân và cán bộ Công an các đơn vị, địa phương.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền

Bộ Ngoại giao tích cực tuyên truyền, quảng bá cho cộng đồng quốc tế về kết quả triển khai thực hiện Đề án; phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tăng cường nghiên cứu, trao đổi, học tập kinh nghiệm về mô hình giáo dục quyền con người trong chương trình giáo dục quốc dân ở một số nước đã thành công và có hiệu quả.

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức các khóa đào tạo kiến thức về quyền con người cho các tổng biên tập, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí trong toàn quốc; chỉ đạo các cơ quan báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng tiếp tục tuyên truyền sâu rộng ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Ban Chỉ đạo nhân quyền của Chính phủ phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Ban Điều hành Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong và ngoài nước về giáo dục quyền con người; chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các bộ, ngành trong việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh tổ chức thực hiện Đề án trên địa bàn, đặc biệt là việc bồi dưỡng kiến thức về quyền con người cho đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục để bảo đảm đạt được mục tiêu của Đề án, bố trí kinh phí thực hiện Đề án theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành.

Thực hiện Chỉ thị số 34/CT-TTg được ký ban hành ngày 21/12, ngày 23/12, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai và các cơ quan chức năng tổ chức Triển lãm ảnh, tư liệu, tài liệu lưu trữ quốc gia về thành tựu bảo đảm và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam với tên gọi “Vì Hạnh phúc của mỗi người”.

Tại sự kiện này, 200 ảnh và tài liệu được chú thích song ngữ Việt-Anh theo bố cục gồm bốn chủ đề chính.

Chủ đề một là tư tưởng quyền con người ở Việt Nam qua một số Châu bản, Mộc bản Triều Nguyễn. Triển lãm trưng bày nhóm tài liệu cổ phản ánh tư tưởng quyền con người ở các triều đại phong kiến Việt Nam, cho thấy Việt Nam tuy không phải là nơi sản sinh ra thuật ngữ quyền con người nhưng rất giàu truyền thống nhân văn và khái niệm tư tưởng nhân quyền đi liền với yêu thương con người, khoan dung, hòa ái. Nhóm gồm 24 tài liệu lưu trữ được lựa chọn từ hơn 34 nghìn tấm Mộc bản và Châu bản Triều Nguyễn - di sản tư liệu được UNESCO công nhận, hiện đang được lưu trữ tại các Trung tâm lưu trữ quốc gia thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ.

Chủ đề hai là thành tựu bảo đảm và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam từ 1945 đến nay, bao gồm các tư liệu, hình ảnh phản ánh các nỗ lực và chính sách, văn kiện chỉ đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc đảm bảo và thúc đẩy quyền con người phân theo các giai đoạn từ 1945-1986; thời kỳ Đổi mới đến nay, các nỗ lực hợp tác quốc tế về quyền con người.

Chủ đề ba là nỗ lực chống dịch Covid-19, tình người, nghĩa đồng bào trong gian khó, dịch bệnh, bao gồm những hình ảnh, tư liệu, số liệu minh chứng cho nỗ lực của Nhà nước và xã hội, tình đoàn kết tương thân tương ái, hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn, dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe, an sinh, xã hội cho người nghèo, đối tượng yếu thế trong đại dịch; các giải pháp chuyển đổi số để bảo đảm thực thi các quyền con người phù hợp với điều kiện “bình thường mới”.

Chủ đề bốn là thành tựu quyền con người ở địa phương. Theo thông lệ của các Triển lãm năm 2019 (Lâm Đồng) và 2020 (Quảng Nam), năm nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai lựa chọn giới thiệu một số hình ảnh, số liệu về Lào Cai - Đổi mới và phát triển.

Thành tựu bảo đảm và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam qua những bức ảnh

Thành tựu bảo đảm và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam qua những bức ảnh

Ngày 23/12, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai và các cơ quan chức năng tổ chức Triển lãm ...

Góp nỗ lực chung bảo đảm quyền con người của mỗi người dân trên thế giới

Góp nỗ lực chung bảo đảm quyền con người của mỗi người dân trên thế giới

Với mong muốn đóng góp tích cực, trách nhiệm và hiệu quả hơn vào nỗ lực chung thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ...