TIN LIÊN QUAN | |
Dịch chuyển lao động trong ASEAN: Tự do chưa trọn nghĩa | |
Số 119: Dòng di cư ngược |
Sự kiện được tổ chức nhân dịp ngày Nhân quyền thế giới (10/12) và 50 năm thành lập ASEAN (1967 - 2017).
Tham gia hội nghị có hơn 100 đại biểu từ các trung tâm nghiên cứu, bộ, ngành của Indonesia, các tổ chức quốc tế, đại diện một số đại sứ quán, trường đại học và tổ chức phi chính phủ (NGO).
Nâng cao nhận thức về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người đối với lao động di cư là một trong những yếu tố quan trọng để thành công trong việc xây dựng một khu vực an toàn và thịnh vượng với Cộng đồng ASEAN. (Nguồn: Shutter Stock) |
Hội nghị nhằm tăng cường nhận thức của các nước thành viên ASEAN về vấn đề lao động di cư ảnh hưởng đến khu vực; nâng cao nhận thức của tất cả các bên liên quan về tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền con người trong di cư vì mục đích việc làm. Hội nghị cũng nhằm khuyến khích các quốc gia thành viên ASEAN chia sẻ quan điểm và sáng kiến về tác động của vấn đề di cư lao động đối với văn hóa xã hội khu vực ASEAN đến năm 2025.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Đại sứ Vương quốc Hà Lan Rob Swartbol và Bộ trưởng Bộ Nguồn nhân lực Indonesia Hanif Dakhiri đã nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của vấn đề nhân quyền và lao động di cư đối với sự phát triển nói chung của khu vực ASEAN.
Theo các quan chức này, các nước thành viên ASEAN nên coi việc di cư lao động cho mục đích việc làm trong toàn khu vực ASEAN là một quyền và cần được quản lý một cách hiệu quả.
Việc nâng cao nhận thức về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người đối với lao động di cư là một trong những yếu tố quan trọng để thành công trong việc xây dựng một khu vực an toàn và thịnh vượng với Cộng đồng ASEAN thông qua việc cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.
TS. Dinna Wisnu, Đại diện Indonesia tại Uỷ ban liên chính phủ ASEAN về Quyền con người (AICHAR) nhấn mạnh lao động di cư là một trong những xu thế toàn cầu trong giai đoạn phát triển hiện nay.
Theo số liệu của Liên hợp quốc năm 2015, trung bình mỗi năm có khoảng 3,3% dân số thế giới (tương đương 244 triệu người) dịch chuyển nơi ở và làm việc. Đây là hoạt động thường xuyên mà bất kỳ quốc gia nào cũng phải quan tâm và quản lý. Vấn đề này cũng là một trong số các chương trình ưu tiên trọng điểm của Ủy ban Liên Chính phủ về Nhân quyền ASEAN.
Trên thực tế, ở nhiều nơi trong khu vực cũng như trên thế giới, việc bảo vệ người nhập cư cùng các quyền lợi của họ vẫn là thách thức.
Bên cạnh đó, AICHR cũng lưu ý rằng hiện vẫn còn khoảng cách về quyền lao động như việc cung cấp phúc lợi xã hội, quyền tiếp cận với chăm sóc sức khỏe, tiền lương… đối với lao động nữ.
Hội nghị gồm 2 phiên, trong đó tập trung vào các nội dung: Thực trạng và các sáng kiến bảo vệ quyền con người và lao động di cư vì mục đích việc làm; Các nước thành viên ASEAN coi di cư vì mục đích việc làm là một quyền: Cơ hội và Thách thức.
Ngoài ra, một số vấn đề liên quan cũng được thảo luận như: làm thế nào thay đổi nhận thức về "công nhân nhập cư", nâng cao nhận thức về di cư an toàn cho người lao động; vấn đề "hài hòa" các quy định ở cấp quốc gia để công nhận quyền của người lao động nhập cư…
Thủ tướng Lào kêu gọi ổn định thị trường lao động ASEAN Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith đã kêu gọi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tự điều chỉnh và thích nghi để giúp ... |
Lao động Việt vẫn mò mẫm trong AEC Lao động ASEAN có thể tự do di chuyển giữa các nước trong khối. Tuy nhiên, chính sách tưởng như tích cực này khó mang ... |
Thị trường lao động ASEAN: Thừa và thiếu Từ năm 2000-2006, 36 triệu việc làm mới đã được tạo ra từ chính sự bật dậy của các nền kinh tế ASEAN. Tuy nhiên, ... |