Né tránh 'lời tạm biệt', Ngoại trưởng Pompeo tự tin trong chuyến công du 'bất thường' nhất

Thu Hiền
TGVN. Chuyến công du nước ngoài 10 ngày của Ngoại trưởng Pompeo vừa qua dường như không phải để nói một lời tạm biệt mà là nhằm củng cố khi còn có thể những chính sách của chính quyền Tổng thống Trump với Trung Đông.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Né tránh 'lời tạm biệt', Ngoại trưởng Pompeo vẫn tự tin trong 'chuyến công du bất thường' nhất
Ngoại trưởng Pompeo lầu đầu tiên đặt chân tới Cao nguyên Golan. (Nguồn: AP)

Người đứng đầu ngành ngoại giao của chính quyền Tổng thống Donald Trump phải làm gì khi các đồng minh Mỹ đang chuẩn bị và chờ đón một trang mới trong mối quan hệ với chính quyền Joe Biden, còn tổng thống đương nhiệm thì vẫn chưa chấp nhận thất bại? Đây chính là bài toán phức tạp mà Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phải tìm lời giải trong chuyến công du bất thường nhất kéo dài 10 ngày, một chuyến đi dường như để nói lời tạm biệt nhưng lại né tránh báo giới và vẫn nỗ lực thúc đẩy chính sách ngoại giao phá vỡ mọi chuẩn mực của ông Trump với khu vực Trung Đông.

Phá vỡ những điều kiêng kỵ

Sau Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Gruzia, điểm dừng chân thứ tư của ông Pompeo là Jerusalem, nơi ông đẩy mạnh chiến lược của Tổng thống Trump là ủng hộ tích cực cho Israel và gây áp lực tối đa với Iran.

Trong chuyến công du có thể là cuối cùng của mình trên cương vị người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ, ông Pompeo đã phá vỡ những điều cấm kỵ và trở thành ngoại trưởng Mỹ đầu tiên tới thăm một khu định cư của Israel ở Bờ Tây, cụ thể hơn là nhà máy sản xuất rượu vang Psagot. Ông cũng đã trở thành Ngoại trưởng Mỹ đầu tiên đến thăm Cao nguyên Golan, nơi đã bị Israel thôn tính từ tay Syria và được Tổng thống Trump công nhận.

Về phần mình, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã ca ngợi “tình bạn lớn lao” của ông Pompeo, song với ý thức rõ ràng về tương lai, ông cũng đã điện đàm với ông Biden và đã có một cuộc đối thoại được văn phòng ông mô tả là rất “ấm áp”.

Ông Pompeo cũng nhấn mạnh thành tựu mang dấu ấn của Tổng thống Trump khi tham gia vào chuyến thăm đầu tiên đến Jerusalem cùng với Ngoại trưởng Bahrain, nước đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel hồi tháng trước.

Tiếp đó, ông tới thăm Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất, nước cũng đã bình thường hóa quan hệ với nhà nước Do Thái. Ngày 21/11, ông có mặt tại Qatar để gặp gỡ các nhà đàm phán của chính phủ Afghanistan và Taliban, sau đó kết thúc chuyến công du với chặng dừng chân cuối cùng tại Saudi Arabia.

Củng cố chính sách, khiến ông Biden khó đảo chiều

Ngày càng có nhiều đồn đoán về những hành động mạnh mẽ hơn của Mỹ chống lại Iran. Khi được hỏi về khả năng Mỹ đang cân nhắc một cuộc tấn công quân sự vào Iran, ông Pompeo được cho là đã trả lời rằng Tổng thống Mỹ “luôn có quyền làm những điều cần thiết để đảm bảo người Mỹ được an toàn”.

Trong khuôn khổ chuyến thăm các nước Arập Vùng Vịnh, ông Pomepo hôm 22/11 đã lên tiếng ca ngợi những nỗ lực không ngừng nghỉ của chính quyền Tổng thống Trump nhằm kiềm chế Iran, ngay cả khi có thể chính quyền mới của ông Joe Biden đang chuẩn bị bước vào Nhà Trắng. Người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ đã sử dụng chuyến công du Trung Đông cuối nhiệm của mình nhằm củng cố chiến dịch “gây sức ép tối đa” lên Iran, dường như để cho ông Joe Biden khó có thể đảo ngược lại nó.

Tại Jerusalem, ông Pompeo phát biểu trong một tuyên bố rằng Washington sẽ duy trì chính sách “gây sức ép tối đa” để cô lập Iran và ca ngợi chính sách này là “cực kỳ hiệu quả”. Ông cảnh báo Mỹ có thể áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt mới trong “các tuần và tháng tới đây”.

Cũng trong chuyến công du, ông Pomepo cũng ca ngợi chiến lược Trung Đông của chính quyền Trump với sự tập trung vào Iran như một “mối đe dọa trung tâm của khu vực”, cũng như chiến dịch gây sức ép tối đa. Ông nhấn mạnh: “Đó vẫn là chính sách của chúng tôi cho đến chừng nào nhiệm kỳ của chúng tôi hoàn tất”.

Về phần mình, ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden từng nói ông muốn quay trở lại chính sách xích lại gần Iran. Giới phân tích cho rằng, ông Biden dự kiến sẽ sẵn sàng hơn trong việc thỏa hiệp với Iran nhằm tránh một sự leo thang nghiêm trọng, dù ông có thể sẽ vẫn gây sức ép với Iran về cả chương trình tên lửa chứ không chỉ hạt nhân.

Kết quả bầu cử Mỹ 2020: Ông Joe Biden nói Tổng thống Trump 'bối rối', Ngoại trưởng Pompeo lần đầu phát biểu về chuyển giao quyền lực

Kết quả bầu cử Mỹ 2020: Ông Joe Biden nói Tổng thống Trump 'bối rối', Ngoại trưởng Pompeo lần đầu phát biểu về chuyển giao quyền lực

TGVN. Ngoại trưởng Mike Pompeo nói sẽ có một cuộc chuyển giao suôn sẻ sang chính quyền nhiệm kỳ 2 của ông Trump còn ông ...

Ngoại trưởng Mike Pompeo: Mỹ hy vọng có thể 'thể chế hóa' nhóm Bộ Tứ để kiềm chế Trung Quốc

Ngoại trưởng Mike Pompeo: Mỹ hy vọng có thể 'thể chế hóa' nhóm Bộ Tứ để kiềm chế Trung Quốc

TGVN. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 9/10 cho biết chính phủ nước này hy vọng có thể 'thể chế hóa' nhóm Bộ Tứ, bao ...

Ngoại trưởng Pompeo tuyên bố Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc từ chức

Ngoại trưởng Pompeo tuyên bố Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc từ chức

TGVN. Ngày 14/9, Ngoại trưởng Mike Pompeo thông báo Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Terry Branstad sẽ từ chức trong bối cảnh gia tăng ...

(theo AFP)

Xem nhiều

Đọc thêm

Dự thảo Luật Nhà giáo tạo bước đột phá trong xây dựng đội ngũ

Dự thảo Luật Nhà giáo tạo bước đột phá trong xây dựng đội ngũ

Dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ, bắt đầu từ những thay đổi trong quản lý ...
Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Ngày 7/11, Hải quân Pháp thông báo chuẩn bị triển khai tàu sân bay Charles de Gaulle trong 4 tuần tới.
Sau 9 tháng đình trệ, đàm phán hòa bình Colombia tái khởi động

Sau 9 tháng đình trệ, đàm phán hòa bình Colombia tái khởi động

Ngày 7/11, Bộ Ngoại giao Brazil bày tỏ tin tưởng vào tiến trình hòa đàm giữa Chính phủ Colombia và Lực lượng quân đội giải phóng quốc gia (ELN).
Hàn Quốc và Mỹ siết chặt hợp tác, sẵn sàng ứng phó nguy cơ trên không gian

Hàn Quốc và Mỹ siết chặt hợp tác, sẵn sàng ứng phó nguy cơ trên không gian

Hàn Quốc và Mỹ nhất trí tổ chức một cuộc tập trận mô phỏng trên la bàn ứng phó với các mối đe dọa trên không gian vào năm 2025.
Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

‘Nước Mỹ trên hết’, ‘chia sẻ trách nhiệm’, ‘áp lực tối đa’, ‘cây gậy và củ cà rốt’… sẽ là những cách tiếp cận mới mang ‘thương hiệu’ riêng của ...
Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình: Chuyến công tác của Thủ tướng đã thành công hết sức tốt đẹp, cả đa phương và song phương

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình: Chuyến công tác của Thủ tướng đã thành công hết sức tốt đẹp, cả đa phương và song phương

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình trả lời về kết quả chuyến công tác tại Trung Quốc từ ngày 5-8/11 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Ngày 7/11, Hải quân Pháp thông báo chuẩn bị triển khai tàu sân bay Charles de Gaulle trong 4 tuần tới.
Sau 9 tháng đình trệ, đàm phán hòa bình Colombia tái khởi động

Sau 9 tháng đình trệ, đàm phán hòa bình Colombia tái khởi động

Ngày 7/11, Bộ Ngoại giao Brazil bày tỏ tin tưởng vào tiến trình hòa đàm giữa Chính phủ Colombia và Lực lượng quân đội giải phóng quốc gia (ELN).
Hàn Quốc và Mỹ siết chặt hợp tác, sẵn sàng ứng phó nguy cơ trên không gian

Hàn Quốc và Mỹ siết chặt hợp tác, sẵn sàng ứng phó nguy cơ trên không gian

Hàn Quốc và Mỹ nhất trí tổ chức một cuộc tập trận mô phỏng trên la bàn ứng phó với các mối đe dọa trên không gian vào năm 2025.
Châu Âu và hồi chuông cảnh tỉnh cho việc tự vệ: Sự thật bẽ bàng bị phơi bày, bầu cử Mỹ có thể là 'giọt nước' tràn ly

Châu Âu và hồi chuông cảnh tỉnh cho việc tự vệ: Sự thật bẽ bàng bị phơi bày, bầu cử Mỹ có thể là 'giọt nước' tràn ly

Xung đột Ukraine phơi bày nhiều điểm yếu trong khả năng tự vệ của châu Âu và việc ông Trump tái đắc cử có thể làm đảo lộn an ninh lục địa này.
Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Nga cho rằng, thế giới đã bước vào giai đoạn dài biến động và thay đổi mà cuối cùng sẽ dẫn đến một trật tự thế giới đa cực.
Rabbi Silverman: Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ giải quyết vấn đề Ukraine và Trung Đông thế nào?

Rabbi Silverman: Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ giải quyết vấn đề Ukraine và Trung Đông thế nào?

Thế giới và Việt Nam phỏng vấn nhanh ông Rabbi Silverman, công dân Mỹ gốc Do Thái về chiến thắng của ông Donald Trump và đường hướng giải quyết các vấn đề nóng của nước ...
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác?

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác?

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Phiên bản di động