Nhỏ Bình thường Lớn

Nền giáo dục toàn học sinh giỏi: Mài ngọc chớ mài quá tay…

Nền giáo dục Việt Nam hiện nay tìm được học sinh yếu kém khó như mò kim đáy biển. Theo Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu, không thể tạo nên một sản phẩm hoàn hảo khi chấp nhận nói dối ngay từ những năm trẻ cắp sách đến trường.
TIN LIÊN QUAN
mai ngoc cho mai qua tay Gian lận thi cử: Không thể nói lỗi thuộc về địa phương!
mai ngoc cho mai qua tay Việt Nam đạt 38 giải thi học sinh giỏi Olympic khu vực và quốc tế
mai ngoc cho mai qua tay

Không phải ngẫu nhiên vấn đề giáo dục Việt Nam lại trở thành đề tài nóng trên diễn đàn Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu trăn trở trước thực trạng một lớp có 100% học sinh đạt loại giỏi. Theo ông, không thể tạo nên một sản phẩm hoàn hảo khi chấp nhận nói dối ngay từ những năm trẻ cắp sách đến trường. Trong khi đó, một đại biểu khác đặt vấn đề, thực chất trong giáo dục ở đâu với lớp có 42/43 học sinh giỏi? Nền giáo dục hiện nay tìm được học sinh yếu kém khó như mò kim đáy biển.

Khó cũng bởi, chẳng mấy ai vượt qua được tâm lý “sính điểm 10”. Người lớn luôn bận lòng với kết quả cuối năm của trẻ. Phụ huynh vui khi con đem về thật nhiều điểm 10. Giáo viên vui khi lớp có thứ hạng cao, nhiều trò cán đích giỏi. Để rồi tự lúc nào, danh hiệu học sinh giỏi đã trở thành thước đo hài lòng của người lớn. Thế nhưng có quá nhiều học sinh giỏi lại là chuyện bất bình thường.

Đề cập đến triết lý giáo dục, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam từng nói, xây dựng con người Việt Nam toàn diện, với “đức - trí - thể - mỹ”, có tinh thần dân tộc, có lòng yêu nước và có trách nhiệm quốc tế.

Bộ GD&ĐT khẳng định, việc đánh giá sự tiến bộ của học sinh bằng nhiều cách chứ không phải chỉ bằng điểm số. Như vậy, điểm 10 chưa hẳn là tất cả. Nhưng một khi chưa thể bỏ qua tư tưởng "phải là học sinh giỏi", chưa quan tâm nhiều đến những giá trị khác, đều như vắt chanh, năm sau sẽ lại “mưa” điểm 10.

GS. Nguyễn lân Dũng có lúc thốt lên, hãy xem thế giới đang dạy gì cho trẻ và vì sao trẻ em Việt Nam không được học một cách nhẹ nhàng nhưng rất hiệu quả như họ?

Ngay khi trẻ chưa đầy 2 tuổi, những bà mẹ Mỹ đã bắt đầu dạy cho con các kỹ năng tự phục vụ bản thân như đánh răng, rửa mặt, tự xúc cơm ăn, tự mặc quần áo. Từ bé, trẻ em Nhật đã được rèn tính tự lập, biết mỉm cười, biết nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ, biết cúi chào các bác tài xế khi được nhường qua đường.

Còn ở nước ta, trẻ được dạy những kiến thức cao siêu, biết nói tiếng Anh ở độ tuổi lên 2, lên 3, biết làm toán nhanh, viết chữ đẹp. Thế nhưng, trẻ lại thiếu những kỹ năng cơ bản như tự xúc cơm ăn, tự mặc quần áo, biết chào hỏi…

Khi mọi nhà đều mong con có được thành tích đáng nể, xã hội cầu thị bằng cấp, hẳn đứa trẻ sẽ khó thoát cảnh học cho ra điểm 10. Với trẻ nhỏ, sự động viên, khen ngợi từ những cố gắng nhỏ nhất mới là mấu chốt để tạo sự tự tin chứ không phải khen để phân loại giỏi, yếu.

Đứa trẻ được ví như những viên ngọc thô ráp. Nhưng mài ngọc chớ mài quá tay, khi đứa trẻ được mặc những chiếc áo quá rộng, không có môi trường giáo dục phù hợp, cái lỗi nằm ở người lớn.

Trong bối cảnh điểm 10 như sao trên trời chắc chắn sẽ có một lứa học sinh ảo tưởng, ngộ nhận về năng lực của mình. Mục đích cao nhất của giáo dục không chỉ kiến thức, điểm số mà phải dạy cho học sinh hiểu, sự trung thực, biết đặt nhân cách và danh dự lên trên hết. Bởi những giá trị đó sẽ là nền tảng cho các hành xử có trách nhiệm với chính mình và với xã hội sau này.

Nhìn ra thế giới, người Phần Lan luôn lấy con trẻ và tương lai của chúng làm trung tâm. Mục tiêu của giáo dục Pháp không phải dạy cho trẻ em kiến thức, mà dạy cho trẻ biết làm thế nào để có kiến thức. Các trường mẫu giáo ở Mỹ rất coi trọng việc dạy cho trẻ các quy tắc chuẩn mực.

Còn ở Việt Nam, đứa trẻ không có năng khiếu hội họa vẫn được cha mẹ vẽ giúp để “nặn” điểm 10. Có đứa trẻ tham gia giải toán trên mạng nhưng đứng đằng sau lại là cha mẹ.

Vì vậy, những đứa trẻ chẳng còn gì trong hành trang vào đời sau khi mang điểm 10 về nhà. Tức là, công sức, thời gian và sự kỳ vọng của gia đình, xã hội trở thành con số 0. Số 0 ấy chính là một biểu hiện của phương cách giáo dục thiếu thực chất.

Có người nói, giáo dục là cái gốc của xã hội. Nếu một ngày cái gốc ấy bị lung lay, sao tránh khỏi những hệ lụy từ sản phẩm giáo dục trong tương lai?

mai ngoc cho mai qua tay Giáo dục 2018 qua góc nhìn của một Nhà giáo

Nhìn lại giáo dục trong năm 2018, GS. NGND. Nguyễn Lân Dũng chia sẻ, điều ông trăn trở nhất chính là kỷ luật học đường ...

mai ngoc cho mai qua tay Việt Nam duy trì mức trung bình thế giới về kỹ năng tiếng Anh

Việt Nam thuộc nhóm trung bình về trình độ tiếng Anh, đạt 53,12 điểm và xếp thứ 41 trong 88 quốc gia và vùng lãnh ...

mai ngoc cho mai qua tay Anh hỗ trợ phát triển giáo dục Việt Nam

Việc ký kết biên bản hợp tác trong giáo dục giữa Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và Hội đồng Anh Việt Nam ...