PGS. TS. Trần Xuân Nhĩ: Giáo dục cần tạo ra những con người tử tế, hạnh phúc và có trách nhiệm với xã hội

Nguyệt Anh
PGS. TS Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, giáo dục đúng đắn là giúp người học trở thành người tốt, sống tử tế, hạnh phúc và có trách nhiệm với xã hội.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
PGS. TS. Trần Xuân Nhĩ
PGS. TS. Trần Xuân Nhĩ cho rằng, giáo dục phải tạo ra những con người sống tử tế, hạnh phúc và có trách nhiệm với xã hội. (Nguồn: KTĐT)

Với quyết tâm khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định các mục tiêu cụ thể đến 2025, 2030 và 2045. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước: Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triến, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Báo Thế giới và Việt Nam đã có cuộc trao đổi với PGS. TS Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT liên quan vấn đề học thật, thi thật để tạo ra những người tài trong tương lai, góp phần đưa đất nước phát triển, phồn vinh.

Phải coi học thật, thi thật là vấn đề cấp bách

Trong cuộc làm việc với Bộ GD&ĐT, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh câu chuyện “học thật, thi thật, nhân tài thật”. Góc nhìn của ông về tầm quan trọng của vấn đề này ở nước ta hiện nay?

Tôi cho rằng, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ rất quan trọng bởi vì dạy và học cốt trang bị cho người học những kiến thức cần thiết, giúp bản thân họ cũng như xã hội phát triển Nếu học không thật, dạy không thật, thi không thật là lừa dối chính bản thân mình, có hại đối với xã hội. Thậm chí, nếu không học thật sẽ không có đủ kiến thức để giúp cho bản thân phát triển. Chính vì lẽ đó, ngành giáo dục phải làm thế nào để mọi người hiểu được học thật, dạy thật và thi thật là vấn đề cấp bách để đánh giá tri thức, đào tạo ra những người có phẩm chất tốt đẹp.

Theo ông, tại sao vấn đề này lại được quan tâm đến như vậy trong xã hội hiện nay?

Thực tế, hiện nay nhiều người chưa hiểu rõ việc học thật, dạy thật, thi thật có tầm quan trọng như thế nào, đem lại lợi ích ra sao. Không ít người quan niệm, con học thật nhiều để trở thành người tài sau này, nên ra sức nhồi nhét, cho trẻ học thêm, đó là quan điểm sai lầm.

Tôi cho rằng, thời đại ngày nay càng cần thiết đề cao khẩu hiệu “Tiên học Lễ, hậu học Văn”, phải dạy cho người ta biết lễ nghĩa, biết làm người, sống tử tế, dạy văn hóa. Giáo dục đúng đắn là giúp người học trở thành người tốt, sống tử tế, hạnh phúc, có trách nhiệm với xã hội.

Để khắc phục những khó khăn và đạt được mục tiêu "Học thật, thi thật, nhân tài thật", theo ông cần có những giải pháp nào?

Câu chuyện này đã được nhắc đi nhắc lại nhiều năm nay. Đây là bài toán khó nhưng chúng ta buộc phải… giải. Theo tôi, Nhà nước phải có chính sách đầu tư cho giáo dục một cách thích đáng. Đặc biệt, phải chú ý tới việc đào tạo ra những người thầy có đủ tư cách, phẩm chất, là tấm gương sáng. Nhưng bên cạnh đó, cần có những chế tài nghiêm khắc.

"Chính sách và môi trường đều là những yếu tố quan trọng, nhưng phải hiểu giáo dục không phải là phúc lợi xã hội mà là một sự đầu tư thích đáng. Phải hiểu quan điểm, giáo dục là sự đầu tư và theo tính toán, hiện nay không có sự đầu tư nào “lãi” bằng sự đầu tư cho giáo dục".

Trước hết, để làm được điều này, ngành giáo dục phải chống bệnh thành tích ở mọi cấp, từ thấp tới cao. Câu nói của Thủ tướng như một hồi chuông, buộc mọi người phải có trách nhiệm suy nghĩ và cùng phải vào cuộc để loại bỏ sự giả dối trong giáo dục.

Vấn đề nằm ở giáo dục, làm sao để người thầy hiểu rõ sự cần thiết của việc dạy thật, học thật và thi thật. Đồng thời, cần đầu tư thêm cho giáo viên có điều kiện, đảm bảo cuộc sống sinh hoạt, để họ toàn tâm toàn ý trong sự nghiệp giáo dục theo tinh thần người thầy phải vì học trò thân yêu, đem lại kiến thức, tri thức thật cho học sinh. Bên cạnh đó, đề cao giáo dục đạo đức cho người thầy, nhất là ở các trường sư phạm. Đào tạo ra giáo viên từ suy nghĩ đến hành động phải là tấm gương sáng tạo, học tập không ngừng.

Để có "sản phẩm" giáo dục chất lượng, tử tế và hạnh phúc

Ông có thể chia sẻ những tiêu chí để đánh giá một sản phẩm giáo dục được coi là "tử tế và hạnh phúc" trong thời đại ngày nay?

Người ta thường nói, đất nước có “rừng vàng, biển bạc” sẽ có điều kiện để phát triển, làm thế nào để khai thác ra được những tài nguyên này. Nhưng trong thời đại công nghệ, vấn đề lúc này là trí tuệ. Tức là, cần những con người trí tuệ, hiểu biết thế nào là Công nghệ 4.0, biết ứng dụng công nghệ trong công việc cũng như cuộc sống.

Giờ đây, xã hội đang ngày càng số hóa. Nếu chúng ta không có kiến thức thì làm sao có thể sống trong xã hội 4.0? Khi chính quyền đưa ra chính sách số hóa thì một tiêu chuẩn quan trọng của con người là biết sử dụng điện thoại thông minh, công nghệ, Internet, để hiểu được thế nào là cuộc CMCN 4.0, trang bị cho mình những kiến thức cần thiết, cơ bản để phát triển trong xã hội hiện tại.

PGS. TS. Trần Xuân Nhĩ và góc nhìn về nền giáo dục thực học
Cần quan tâm đến đời sống của giáo viên để họ có thể tận hiến với nghề. (Ảnh: Nguyễn Trang)

Theo ông, những yếu tố nào tạo nên một sản phẩm giáo dục tử tế và hạnh phúc?

Trở lại vấn đề phải học thật, dạy thật và thi thật mới tạo ra những con người – sản phẩm giáo dục có chất lượng, tử tế và hạnh phúc. Đó là yếu tố vô cùng quan trọng từ nhận thức đến hành động. Bạn trẻ có học thật mới trở thành con người có năng lực; dạy thật để người ta có trí thức, sống tử tế, từ kiến thức ấy mới tạo ra được giá trị thật, giúp xã hội tốt lên. Hiểu được yếu tố học thật, thi thật, dạy thật trong xã hội này chính là chìa khóa giúp tạo ra những sản phẩm giáo dục thật, chất lượng, có năng lực trong tương lai.

Chính việc học thật, thi thật làm cho con người, xã hội tốt lên trong xã hội hiện đại, làm cho đất nước ngày phát triển như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói, phải làm thế nào để đất nước mình sánh vai với năm châu bốn biển. Nghị quyết của Đảng cũng đặt ra mục tiêu đến năm 2045, nước ta phải trở thành một nước có thu nhập cao. Đó là những yếu tố theo tôi nghĩ bây giờ giáo dục phải hướng đến bởi vì học thật, thi thật là vô cùng quan trọng để tạo ra nhân tài thật.

Vậy làm thế nào để đảm bảo rằng sản phẩm giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn nuôi dưỡng tâm hồn và đạo đức cho người học?

Vấn đề cũng ở chỗ giáo dục. Làm sao để người thầy hiểu rõ tầm quan trọng của dạy học thật, học thật và thi thật. Đồng thời, đầu tư thêm cho giáo viên có điều kiện để họ toàn tâm toàn ý trong sự nghiệp giáo dục theo tinh thần người thầy phải vì học trò thân yêu, giảng thế nào để đem lại kiến trức, tri thức thật cho học sinh.

Bên cạnh đó, đề cao giáo dục đạo đức cho người thầy, đặc biệt ở các trường sư phạm đào tạo ra những người thầy từ suy nghĩ đến hành động phải là tấm gương sáng tạo. Giáo dục quan tâm đến những vấn đề đó bởi người thầy là tấm gương sáng, chắc chắn họ sẽ dạy thật.

Vậy vai trò của chính sách, cơ chế và môi trường giáo dục trong việc thúc đẩy việc tạo ra sản phẩm giáo dục tử tế và hạnh phúc như thế nào, thưa ông?

Học thật, thi thật, nhân tài thật là nói về phía người học, còn về người quản lý, ta hãy học thế giới, học theo những điều họ đã làm tốt. Nói rộng ra, Nghị quyết số 29-NQ/TW xác định đường lối rất đúng đắn nhưng trong quá trình vận hành, bị bệnh thành tích làm sai lệch đi. Chẳng hạn như trong nghị quyết nêu những gì thuộc một mối phải về một mối, còn quản lý giáo dục hiện nay lại xé lẻ ra, một phần cho Bộ GD&ĐT, một phần cho Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) quản lý nên có những chỉ đạo theo đường hướng khác nhau.

Theo tôi, chính sách và môi trường đều là những yếu tố quan trọng, nhưng phải hiểu giáo dục không phải là phúc lợi xã hội mà là một sự đầu tư thích đáng. Phải hiểu quan điểm, giáo dục là sự đầu tư và theo tính toán, hiện nay không có sự đầu tư nào “lãi” bằng sự đầu tư cho giáo dục.

Ngày nay, điều quan trọng là đào tạo để con người hiểu biết được những vấn đề về giá trị về công nghệ cao, về sáng tạo. Theo tôi, để đạt được những mục đích như vậy thì chính sách của chúng ta phải tính toán và đầu tư cho giáo dục một cách thích đáng.

UNESCO đã xác định bốn trụ cột giáo dục gồm: Học để biết, học để làm, học cách sống cùng nhau và học để làm người. Đây được coi là triết lý giáo dục tương đối cô đọng, phù hợp với nền giáo dục của nhiều quốc gia trên thế giới. Học để biết tức là học cho chính mình thì không thể giả dối. Biết rồi sẽ hành động, làm ra của cải cho xã hội, giúp bản thân mình và cả xã hội tiến lên. Học để chung sống là học làm người, biết sống, ứng xử trong các mối quan hệ gia đình cũng như ngoài xã hội.

Như vậy, nhiệm vụ chính của giáo dục là phải đem lại cho con người và xã hội những kiến thức hữu ích, cần thiết. Nếu bạn trẻ có một nghề đạt đến trình độ tinh thông ắt sẽ thành công và mang về vinh quang đúng như câu thành ngữ “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. Thi cử để đánh giá người ta ở mức độ, trình độ thế nào. Vậy nên, giả dối trong chuyện thi cử rất nguy hiểm, tạo ra những sản phẩm giáo dục lỗi trong tương lai.

Xin cảm ơn ông!

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn chia sẻ: “Học thật hay thực học xét về phương diện nội dung là nền giáo dục dạy người ta tri thức, kỹ năng, phẩm chất, đạo đức, tạo ra năng lực thật, tức những gì mà người học có thể dùng nó cho công việc, cho mưu sinh, cho đời, cho đất nước… Học thật, thi thật trước hết và luôn luôn là việc của ngành Giáo dục nhưng cũng là của toàn xã hội. Nếu mọi người cùng đồng lòng vì nền giáo dục thực chất, vì cuộc sống chất lượng và sự phát triển của đất nước thì một trong những việc đầu tiên cả xã hội chung tay hành động là tất cả cùng vì thực học”.
Phụ nữ hiện đại phải biết giá trị bản thân

Phụ nữ hiện đại phải biết giá trị bản thân

Phụ nữ hiện đại cần biết tận dụng mọi nguồn lực để giải quyết những công việc trong gia đình cũng như xã hội.

Phụ nữ nắm cơ hội để tỏa sáng

Phụ nữ nắm cơ hội để tỏa sáng

Phụ nữ nên biết tận dụng công nghệ, các kênh truyền thông xã hội để xây dựng hình ảnh cá nhân và mở rộng cơ ...

Kỳ 1: Cần cơ chế, chính sách nâng cao đời sống lao động nữ

Kỳ 1: Cần cơ chế, chính sách nâng cao đời sống lao động nữ

Trước sự biến đổi không ngừng của thế giới, khoa học kỹ thuật, lao động nữ phải trên tâm thế sẵn sàng thay đổi, luôn ...

Đổi mới, sáng tạo, áp dụng chuyển đổi số trong công tác phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ

Đổi mới, sáng tạo, áp dụng chuyển đổi số trong công tác phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ theo xu hướng phát triển mạnh mẽ của ...

Nguyệt Anh (thực hiện)

Bài viết cùng chủ đề

Giáo dục Việt Nam

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 12/12/2024: Giá vàng 'phi như bay', thế giới bám sát mốc 2.700 USD/ounce, trong nước tăng tiền triệu

Giá vàng hôm nay 12/12/2024: Giá vàng 'phi như bay', thế giới bám sát mốc 2.700 USD/ounce, trong nước tăng tiền triệu

Giá vàng hôm nay 12/12/2024 ghi nhận thị trường trong nước và quốc tế "dắt tay nhau" đi lên.
Giá tiêu hôm nay 12/12/2024: Xuất khẩu tiêu Việt Nam giảm về lượng, tăng về giá trị, người dân ‘chuộng’ trồng xen canh

Giá tiêu hôm nay 12/12/2024: Xuất khẩu tiêu Việt Nam giảm về lượng, tăng về giá trị, người dân ‘chuộng’ trồng xen canh

Giá tiêu hôm nay 12/12/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 147.200 đồng/kg.
Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc sau 2 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương và trách nhiệm cao

Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc sau 2 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương và trách nhiệm cao

Chủ tịch Quốc hội cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổng kết Kỳ họp thứ 8 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ ...
Khi áo dài và âm nhạc truyền thống trở thành ‘sứ giả’ gắn kết các quốc gia

Khi áo dài và âm nhạc truyền thống trở thành ‘sứ giả’ gắn kết các quốc gia

Đại sứ Palestine Saadi Salama trên cương vị là Trưởng Đoàn Ngoại giao tại Việt Nam đã tổ chức tiệc trưa giao lưu giữa các Đại sứ của Đoàn Ngoại ...
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình ...
Mohamed Salah trở thành 'vua' sút phạt của Liverpool cùng Gerrard

Mohamed Salah trở thành 'vua' sút phạt của Liverpool cùng Gerrard

Mohamed Salah đạt hai cột mốc ghi bàn ấn tượng tại Champions League ở trận Liverpool thắng Girona tại lượt thứ 6 vòng phân hạng Champions League 2024/25.
Sao Mai Group: Tình người còn mãi - Quà tặng cuộc sống

Sao Mai Group: Tình người còn mãi - Quà tặng cuộc sống

Sao Mai vẫn luôn như thế, chưa bao giờ đi lệch khỏi quỹ đạo vai trò và định hướng của mình.
Australia tăng cường nỗ lực tìm hiểu, bảo tồn động vật không xương sống

Australia tăng cường nỗ lực tìm hiểu, bảo tồn động vật không xương sống

Hơn 9.000 loài côn trùng và động vật không xương sống bản địa Australia đã tuyệt chủng kể từ khi người châu Âu đến định cư tại đây vào năm 1788.
Quy định về cấp giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Quy định về cấp giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Ngày 15/11, Bộ GTVT ban hành Thông tư 35/2024 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế; đào tạo, kiểm tra, cấp ...
Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng chống HIV và bạo lực trên cơ sở giới

Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng chống HIV và bạo lực trên cơ sở giới

Gặp gỡ thường niên khẳng định cam kết của Liên hợp quốc trong việc xóa bỏ kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo lực dựa trên giới.
Sống xanh từ hành động nhỏ

Sống xanh từ hành động nhỏ

Baoquocte.vn. Khuyến khích lối sống xanh thông qua những câu chuyện về những thay đổi nhỏ hằng ngày có thể tạo ra tác động đáng kể đến môi trường.
Những điều cần biết về xác thực sinh trắc học từ ngày 1/1/2025

Những điều cần biết về xác thực sinh trắc học từ ngày 1/1/2025

Từ ngày 1/1/2025, không xác thực sinh trắc học thì có rút tiền ATM/chuyển khoản được không? Xác thực sinh trắc học như thế nào?
Lợi ích sức khỏe của việc ngâm chân trong nước ấm đúng cách

Lợi ích sức khỏe của việc ngâm chân trong nước ấm đúng cách

Thêm muối khoáng Epsom, vài giọt tinh dầu hay sử dụng nước 40 độ C sẽ khiến việc ngâm chân trở nên thư giãn và hiệu quả hơn.
Những thực phẩm lành mạnh có đặc tính chống viêm trong mùa Đông

Những thực phẩm lành mạnh có đặc tính chống viêm trong mùa Đông

Cá béo, quả mọng, rau lá xanh hay dầu ô liu... nên được thêm vào chế độ ăn để giảm tình trạng viêm do thời tiết lạnh mùa Đông.
Ba nguồn protein thực vật giúp ngăn ngừa hình thành mỡ nội tạng

Ba nguồn protein thực vật giúp ngăn ngừa hình thành mỡ nội tạng

Thường xuyên ăn củ cải, kiwi, tảo bẹ giúp tăng cường quá trình đào thải chất béo ra khỏi cơ thể, giảm tích trữ mỡ nội tạng hiệu quả.
Phát hiệu u não sau khi đau dầu dai dẳng và mất thị lực

Phát hiệu u não sau khi đau dầu dai dẳng và mất thị lực

Tia Bradbury bị đau đầu dữ dội nhưng không phát hiện ra bệnh gì bất thường, nhưng nửa năm sau, phát hiện ra đó là triệu chứng của khối u não.
Chocolate đen: Thực phẩm có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2

Chocolate đen: Thực phẩm có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2

Chất flavonoid trong chocolate đen có thể bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tiểu đường tuýp 2 nhờ cải thiện cách cơ thể con người phản ứng với insulin.
Những tác dụng phụ không mong muốn nếu ăn quá nhiều đu đủ

Những tác dụng phụ không mong muốn nếu ăn quá nhiều đu đủ

Đu đủ là trái cây bổ dưỡng nhưng ăn quá nhiều có thể gây vấn đề tiêu hóa, dị ứng, làm hạ đường huyết hoặc tương tác với các loại thuốc.
Phiên bản di động