'Nên tiêm vaccine Covid-19 dứt điểm cho TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành nóng'

Yến Nguyệt
Dịch bùng phát, nên tập trung cao nhất nguồn vaccine lẫn nguồn nhân lực tiêm vaccine Covid-19 cho TP. Hồ Chí Minh và những tỉnh, thành bị dịch bệnh đang nặng nhất, đang gia tăng cao nhất...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đỗ Cao Bảo
Ông Đỗ Cao Bảo cho rằng nên tập trung tiêm vaccine Covid-19 cho các tỉnh thành "nóng".

Đó là quan điểm của ông Đỗ Cao Bảo (Chuyên gia truyền thông, đồng sáng lập, Ủy viên Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT) với báo Thế giới & Việt Nam về chiến lược tiêm vaccine Covid-19.

Nhiều người vẫn băn khoăn với câu chuyện vaccine “xịn”; hoang mang, lo lắng về xuất xứ, chất lượng, hiệu quả của một số loại vaccine Covid-19. Quan điểm của ông ra sao về vấn đề này?

Về nguyên tắc, tôi nghĩ rằng mỗi người có quyền tiêm hay không tiêm vaccine, có quyền chọn vaccine để tiêm. Thế nhưng, đấy là trong trường hợp đầy đủ, dư thừa vaccine như người dân các nước châu Âu, Mỹ, Canada, Australia, Nhật Bản.

Còn hầu hết người dân các nước khác (trong đó có Việt Nam) vaccine còn đang cực kỳ khan hiếm, có vaccine (đã được phê duyệt) để tiêm đã là quá tốt rồi.

Trong bối cảnh dịch bệnh đang bùng phát mạnh, nguy cơ bị nhiễm và có thể bị nhiễm nặng, có thể an nguy đến sinh mạng bản nhân thì việc mất quá nhiều thời gian vào việc lựa chọn vaccine là một hành động thiếu sáng suốt.

Việc băn khoăn, hoang mang, lo lắng, cân nhắc chọn vaccine thuần tuý vì hiệu quả của vaccine, vì sự phù hợp của vaccine với tình trạng sức khoẻ của bản thân có thể hiểu được, có thể cảm thông. Thế nhưng, chỉ vì “xuất xứ” hay định kiến riêng đó là một hành động không phù hợp, không khoa học, không những không có lợi cho bản thân, gia đình, đồng nghiệp, hàng xóm, mà còn không có lợi cho công tác phòng chống và ngăn ngừa dịch Covid-19 của quốc gia.

Thực tế, việc tiêm vaccine Covid-19 ở nước ta gặp những khó khăn gì, theo ông?

Khó khăn đầu tiên đó là chúng ta thiếu vaccine trầm trọng. Trong thời buổi khan hiếm vaccine trên toàn thế giới, vaccine mua theo hợp đồng về "nhỏ giọt", 75% số vaccine hiện có là vaccine ngoại giao, vaccine tài trợ theo chương trình Covax, cộng cả 2 nguồn cũng mới chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu.

Cùng với đó là nguồn lực để tiêm vaccine. Ngành Y tế đang phải căng mình ra trong công tác phòng chống sự lây lan của dịch (lấy mẫu, xét nghiệm, truy vết, cách ly, phong toả), điều trị và cứu bệnh nhân Covid-19.

Đồng thời, việc bảo quản và vận chuyển vaccine an toàn đến hàng chục nghìn điểm tiêm vaccine trên toàn quốc, trong đó có những vaccine phải bảo quản ở điều kiện nhiệt độ âm sâu.

Còn một khó khăn nữa là xây dựng một chiến lược tiêm vaccine phù hợp nhất, tối ưu nhất, thông minh nhất trong bối cảnh vừa thiếu vaccine, vừa thiếu nguồn nhân lực tiêm vaccine, vừa phải bảo quản và vận chuyển vaccine trong điều kiện ngặt nghèo.

Trong bối cảnh thiếu vaccine như hiện nay nên làm sao phân bổ phù hợp để người dân sớm được tiếp cận?

Bài toán phân bổ vaccine trong bố cảnh dịch bệnh bùng phát nặng nhẹ rất khác nhau giữa các tỉnh, thành phố, trong bối cảnh khan hiếm vaccine, vaccine về từng lô nhỏ, chỉ đáp ứng một phần nhu cầu; chưa kể diễn biến dịch ở các tỉnh, thành phố lại biến động không ngừng là việc không hề đơn giản.

Cùng với đó, các mối quan hệ xã hội giữa người được phân bổ và những địa phương, các tổ chức được nhận, phân sao để mọi người thấy thế là hợp lý, thấy là tốt nhất cho công tác chống dịch của quốc gia. Cuối cùng để mọi người hài lòng tương đối là công việc cực kỳ khó khăn trong bối cảnh tất cả đều đang oằn mình chống dịch.

Để giải quyết các vấn đề trên thì cần có một chiến lược tiêm vaccine thông minh nhất, tối ưu nhất, minh bạch nhất. Từ chiến lược tiêm vaccine đã được phê duyệt sẽ ra các nguyên tắc cơ bản và cách phân bổ vaccine cho từng địa phương, cho từng đối tượng được tiêm.

Theo ông, chiến lược tiêm vaccine phù hợp nhất, tối ưu nhất, thông minh nhất ở nước ta trong thời điểm này?

Như trên đã nói, chúng ra cần có chiến lược tiêm vaccine THÔNG MINH NHẤT, TỐI ƯU NHẤT. Tối ưu nhất theo nguồn vaccine hiện có, nguồn vaccine sắp về và sẽ về; tối ưu nhất trong bối cảnh nguồn nhân lực hạn chế, vừa phải phân tán chống dịch, chữa chạy cho các bệnh nhân Covid-19 vừa phải tiêm vaccine cho người dân; tối ưu nhất theo góc độ nền kinh tế ít thiệt hại nhất, có sức bật lớn nhất khi dịch bệnh qua đi.

Cá nhân tôi cho rằng, Việt Nam cần tiêm vaccine theo chiến lược "tập trung, cuốn chiếu". Đấy chính là chiến lược thông minh nhất, tối ưu nhất, phù hợp nhất trong quý 3, giai đoạn vaccine về không đủ nhu cầu.

Tập trung là như thế nào? Tập trung là tập trung cao nhất về cả nguồn vaccine lẫn nguồn nhân lực tiêm vaccine cho những tỉnh, thành dịch bệnh đang nặng nhất, đang gia tăng cao nhất. Tiếp đến là những tỉnh thành kinh tế trọng điểm, có vai trò quan trọng nhất, là động lực lớn nhất, đóng góp lớn nhất vào kinh tế và ngân sách quốc gia.

Cuốn chiếu là như thế nào? Cuốn chiếu là tiêm dứt điểm từng khu vực, từng cụm dân cư (chứ không dàn trải theo đối tượng tiêm), tiêm từ vùng lõi đô thị ra, tiêm đến khu vực nào, cụm dân cư nào dứt điểm đạt tỷ lệ tối thiểu 70% dân số trên 18 tuổi khu vực, cụm dân cư ấy (100% thì càng tốt).

Theo chiến lược ấy, tôi đề xuất thứ tự các tỉnh, thành phố được ưu tiên theo các nhóm như sau:

1) Nhóm 1: TP. Hồ Chí Minh

2) Nhóm 2: Bình Dương

3) Nhóm 3: Hà Nội

4) Nhóm 4: Đồng Nai, Long An,

5) Nhóm 5: Hải Phòng, Đà Nẵng, Bà Rịa Vũng Tàu

5) Nhóm 6: Quảng Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Cần Thơ

7) Nhóm 7: Hải Dương, Hưng Yên, Thái Nguyên, Bắc Giang, Khánh Hoà, Kiên Giang

08) Nhóm 8: 43 tỉnh thành còn lại

(20 tỉnh thành này đóng góp trên 75% thu ngân sách quốc gia)

Theo chiến lược ấy, theo thứ tự ưu tiên ấy, số vaccine về trong tháng 8, tháng 9 sẽ phân bổ cho 4 nhóm đầu (có tính đến dân số):

(1) TP. Hồ Chí Minh: 70%

(2) Bình Dương: 10%

(3) Hà Nội: 10%

(4) Đồng Nai, Long An: 5%

(5) Nhân viên y tế, lực lượng tham gia chống dịch các tỉnh thành còn lại và các đoàn ngoại giao: 5%.

Vậy vấn đề nguồn lực tiêm sẽ xử lý như thế nào, thưa ông?

Vấn đề khá quan trọng là tốc độ tiêm và nguồn lực tiêm. Thời gian qua, chúng ta tiêm khá chậm, bởi mất khá nhiều thời gian cho việc phân chia vaccine và xét duyệt đối tượng tiêm vaccine. Theo chiến lược này chúng ta chỉ tập trung vào việc tổ chức tiêm sao cho nhanh nhất thôi.

Về nguồn lực tiêm, cần huy động cao nhất nhân viên y tế tư nhân, sinh viên các trường đại học Y Dược, nhân viên y tế đã về hưu, còn sức khoẻ tham gia vào công tác tiêm chủng. Cần huy động các bệnh viện tư thành bệnh viện tiêm vaccine cho những người cao tuổi, người có bệnh nền. Cần huy động lực lượng y tế ở các tỉnh nhóm dưới sang hỗ trợ các tỉnh nhóm trên, lấy nguồn lực các tỉnh gần trước, tỉnh xa sau.

Tôi tin rằng, theo chiến lược ấy, cách tổ chức tiêm ấy, cách huy động nguồn lực ấy, tốc độ tiêm vaccine của chúng ta sẽ tăng lên 5-6 lần.

Hãy lấy mục tiêu TP. Hồ Chí Minh đạt tỷ lệ 70% dân số tiêm 1 mũi vào ngày 30/8 và 70% dân số tiêm đủ 2 mũi vào ngày 30/9 là mục tiêu cao nhất của cả nước, chứ không phải của riêng TP. Hồ Chí Minh. Hãy lấy ngày TP. Hồ Chí Mình trở lại hoạt động bình thường là ngày vui của nhân dân cả nước.

Theo chiến lược này, các tỉnh thành thuộc nhóm ưu tiên thấp cần thực hiện chiến lược phòng ngự thật chặt, khống chế không để dịch lây lan rộng, đưa số ca nhiễm thấp dần, đưa tỉnh, thành mình trở thành tỉnh xanh an toàn. Lãnh đạo và nhân dân các tỉnh ưu tiên thấp cần hiểu, đây là chiến lược tốt nhất, tối ưu nhất để Việt Nam chiến thắng đại dịch với thiệt hại thấp nhất về người và kinh tế.

Điều đặc biệt quan trọng đối với toàn thể những ai đã, đang và sẽ được tiêm vaccine là không bao giờ quên khẩu trang, khử khuẩn và giãn cách (dù đã tiêm đủ 2 mũi). Hãy nhìn bài học dịch bùng phát mạnh trở lại ở những nước Âu Mỹ đã tiêm vaccine tỷ lệ cao làm bài học cho mình.

Xin cảm ơn ông!

ĐBQH Nguyễn Anh Trí: 'Chống dịch như chống giặc', chỉ cần chậm một chút sẽ thành ‘sai một ly, đi một dặm’

ĐBQH Nguyễn Anh Trí: 'Chống dịch như chống giặc', chỉ cần chậm một chút sẽ thành ‘sai một ly, đi một dặm’

GS. TS. Nguyễn Anh Trí cho rằng, chống dịch Covid-19 phải tính theo đơn vị là ngày, là giờ, chỉ cần chậm một chút thì ...

GS. Phan Văn Trường: Chúng ta phải thay đổi nếp sống toàn cầu vì dịch Covid-19

GS. Phan Văn Trường: Chúng ta phải thay đổi nếp sống toàn cầu vì dịch Covid-19

'Cuộc chiến chống Covid-19 sẽ chỉ có thể đem lại những kết quả tốt nhất nếu có sự chung tay, thể hiện trách nhiệm xã ...

Yến Nguyệt (thực hiện)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

XSHCM 27/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 27/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 27/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 27/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 27/4/2024. xổ số thành phố. kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày ...
Vietlott 27/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 27/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 27/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 27/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 27/4 - Vietlott Power 27/4. Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. xo so Vietlott 655 hôm nay. xs Power hom nay.
XSHG 27/4, trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay 27/4/2024. KQXSHG thứ 7

XSHG 27/4, trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay 27/4/2024. KQXSHG thứ 7

XSHG 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay - XSHG 27/4/2024. Ket qua xo so Hau Giang. kết quả xổ số Hậu Giang ngày 27 ...
XSLA 27/4, trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay 27/4/2024 - KQXSLA thứ 7

XSLA 27/4, trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay 27/4/2024 - KQXSLA thứ 7

XSLA 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay - XSLA 27/4/2024. ket qua xo so Long An. KQXSLA thứ 7. kết quả xổ số Long ...
XSBP 27/4, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 27/4/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 27/4, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 27/4/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay - XSBP 27/4/2024. Ket qua xo so Binh Phuoc. KQXSBP thứ 7. xổ số Bình Phước ngày ...
Giá tiêu hôm nay 27/4/2024, tiếp tục giảm, doanh nghiệp xuất khẩu không mấy mặn mà bán khống, thị trường đã chịu nghe nhà vườn

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024, tiếp tục giảm, doanh nghiệp xuất khẩu không mấy mặn mà bán khống, thị trường đã chịu nghe nhà vườn

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.00 – 97.000 đồng/kg.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động