Nga - Belarus lập Nhà nước liên minh: Dễ ước nguyện, khó toại nguyện

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Nga - Belarus có tuyên bố “đột phá” sau 20 năm khi quyết tâm tiến tới xây dựng Nhà nước liên minh. Thực chất ý đồ của các ông Putin và Lukashenko là gì? Phân tích của Báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nga belarus lap nha nuoc lien minh de uoc nguyen kho toai nguyen Điều lạ thường trong quan hệ Belarus - Áo: Chơi chung, đích riêng
nga belarus lap nha nuoc lien minh de uoc nguyen kho toai nguyen Ngoại trưởng Nga: Điều chính yếu là Belarus xác nhận mối quan hệ đồng minh với Moscow
nga belarus lap nha nuoc lien minh de uoc nguyen kho toai nguyen
Ông Putin và ông Lukashenko nhất trí khởi động lại một ý tưởng từ cách đây 20 năm. (Nguồn: AFP)

Theo lời đại sứ Belarus ở Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã thoả thuận tiến bước xa hơn nữa trên con đường thành lập nhà nước liên minh giữa Nga và Belarus. Theo đó, hai bên sẽ có nghị viện và chính phủ chung cũng như hình thành thị trường chung cho một số hàng hoá và lĩnh vực hợp tác kinh tế, trao đổi thương mại như dầu lửa, khí đốt hay điện.... Tất cả đều là biểu hiện của cấp độ và tầm vóc, quy mô và chất lượng mới của mối quan hệ giữa hai nước này.

Ý tưởng cũ, cách làm mới

Ý tưởng về thành lập nhà nước liên minh chung đã được hai bên thoả thuận cách đây 20 năm, giữa ông Lukashenko và Tổng thống Nga khi ấy là Boris Yeltsin. Những nội dung quan trọng nhất trong hiệp ước được ký kết là hình thành đồng tiền chung, toà án chung và có người đứng đầu nhà nước liên minh chung. Tuy nhiên, kết quả gần như duy nhất mà hai bên đạt được cho tới nay trong việc thực hiện thoả thuận này là xây dựng được liên minh thuế quan. Vì thế, thoả thuận giữa ông Putin và ông Lukashenko mà phía Belarus đề cập đến không phải hoàn toàn mới mà chỉ là việc làm sống lại ý tưởng cũ và thực hiện ý tưởng cũ theo cách mới.

Cách thực hiện khác trước ở đây là hình thành liên minh từ trên xuống chứ không phải xây dựng liên minh từ dưới lên như trước. Xem ra, hai người này đã rút ra từ lịch sử hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) những bài học kinh nghiệm để từ đó có được cách tiếp cận và định hướng thích hợp nhất cho Nga và Belarus. EU cũng đã đi từ các hình thức và cấp độ liên kết, hợp tác và nhất thể hoá trên nhiều lĩnh vực đến nhất thể hoá về thể chế với Nghị viện châu Âu, Toà án châu Âu, đồng tiền chung, Uỷ ban châu Âu, Hội đồng châu Âu.... Mưu tính của ông Putin và ông Lukashenko với cách thực hiện mới này xem ra chỉ có thể là dùng sự nhất thể hoá về lập pháp và hành pháp để tạo động lực mới và cả áp lực mới nữa cho việc thực hiện hiệp ước về nhà nước liên minh.

Thay đổi cách tiếp cận là rất thực tế và cần thiết đối với hai bên nếu thật sự muốn thúc đẩy việc thực hiện hiệp ước về nhà nước liên minh. Lợi ích chiến lược của Nga trong chuyện này là ràng buộc Belarus vào Nga, làm cho số phận và tương lai của Belarus gắn kết với số phận và tương lai của Nga, Belarus sẽ là khu đệm giữa Nga với EU và NATO, giúp Nga có thể tiếp cận trực tiếp EU và NATO mà không phải trung chuyển hay quá cảnh qua nước khác. Ngoài ra, Nga còn có thể dùng mô hình nhà nước liên minh với Belarus để cạnh tranh với EU và NATO giành ảnh hưởng ở những nước khác trong khu vực láng giềng xung quanh Nga.

Lợi ích chiến lược của Belarus là tranh thủ Nga để tận lợi từ những ưu đãi kinh tế và thương mại của Nga, dùng Nga làm đối trọng trong quan hệ với EU và NATO, tạo giá và dựng thế để có thể mặc cả trong chừng mực nhất định với EU và NATO. Ngay từ khi khởi xướng ý tưởng về nhà nước liên minh chứ không phải mãi đến tận bây giờ, hai bên đều đã xác định cho mình và theo đuổi những lợi ích và mục tiêu ấy.

Chặng đường còn dài ở phía trước

Vào thời điểm xưa cũng như hiện tại, ý nguyện nói trên của hai bên không có gì là khó hiểu. Chỉ có điều việc thực hiện không dễ dàng chút nào. Ở đâu cũng vậy, tiền đề và điều kiện tiên quyết của việc thành lập nhà nước liên minh mà chấp nhận chuyển giao một phần nhất định chủ quyền quốc gia vào chủ quyền chung của nhà nước liên minh. Nga lại quá lớn và quá mạnh về mọi phương diện đối với Belarus cho nên việc đảm bảo bình đẳng và không lệ thuộc đơn phương giữa các bên tham gia nhà nước liên minh không hề dễ dàng và đương nhiên chút nào.

Nga có nhiều công cụ, vũ khí và phương cách để gây áp lực đối với Belarus, nhưng Belarus cũng có những con chủ bài rất đắc dụng trong quan hệ với Nga như vị trí địa chiến lược hay là đối tác mà Phương Tây cũng rất muốn tranh thủ và lôi kéo để phân hoá với Nga. Nga ý thức được rằng nếu già néo sẽ bị đứt dây còn Belarus cũng biết là thực dụng nhất là phải cân bằng giữa Nga và Phương Tây nhưng nếu ở bước đường cùng thì cũng có sự lựa chọn khác.

Cho dù ông Putin và ông Lukashenko nhất trí khởi động lại và dồn chân bước trên tiến trình hướng tới nhà nước liên minh chung thì tiến trình này cũng còn rất dài mới có thể thành công, nếu như được thành công chứ thật ra triển vọng thành công không mấy sáng sủa. Những nguyên do khiến tiến trình bị trì trệ trong hai mưoi năm qua chưa thay đổi cơ bản giữa Nga và Belarus.

Cho nên mới nói là trong chuyện này cũng như trong nhân gian thế sự chung, ước nguyện luôn dễ nhưng toại nguyện lại rất khó được.

nga belarus lap nha nuoc lien minh de uoc nguyen kho toai nguyen Tổng thống Belarus: Nếu Nga muốn, chúng ta hãy cùng tính, hãy trả tiền cho nhau

TGVN. Ngày 17/11, hãng tin Interfax dẫn lời Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho rằng, Moscow nên trả ít nhất một nửa số tiền mà Minsk ...

nga belarus lap nha nuoc lien minh de uoc nguyen kho toai nguyen Nga nêu ý tưởng dùng đồng tiền chung với Belarus

TGVN. Ngày 21/7, Chủ tịch Thượng viện Nga Valentina Matviyenko cho rằng, một liên minh sâu sắc hơn giữa Nga và Belarus cần tới một ...

nga belarus lap nha nuoc lien minh de uoc nguyen kho toai nguyen Tổng thống Belarus kêu gọi Nga giải quyết mọi tranh chấp

TGVN. Lời kêu gọi giải quyết mọi tranh chấp song phương của Tổng thống Belarus được đưa ra đúng vào dịp kỷ niệm 20 năm ...

Dịch Dung

Xem nhiều

Đọc thêm

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dẫn đầu đoàn Lãnh đạo các sở ngành liên quan của 5 địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc.
Hòa Bình tạo sức hút từ bốn khâu đột phá chiến lược

Hòa Bình tạo sức hút từ bốn khâu đột phá chiến lược

Với quyết tâm xây dựng quê hương, hơn nửa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Hòa Bình đã đạt những kết quả khả quan và toàn ...
Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Phát biểu tại Hội nghị ICAPP 12, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, chìa khóa để giải quyết hòa bình các bất đồng, xung đột là thông qua đối thoại...
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện vừa thiết lập sẽ mở ra một kỷ nguyên phát triển mới trong quan hệ ...
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động