Nga-Mỹ: Cùng thắng với START mới

Việc Quốc hội Mỹ tuần trước phê chuẩn Hiệp ước cắt giảm Vũ khí chiến lược mới (START) được xem là thắng lợi ngoại giao của cả hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ. Nhưng hiệp ước được xem có tầm chiến lược toàn cầu này nếu được thực hiện sẽ chỉ đạt kết quả ở mức khiêm tốn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ảnh minh họa

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã điện đàm chúc mừng Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ông ví Hiệp ước cắt giảm Vũ khí chiến lược mới (START) như “hòn đá tảng” cho an ninh ở châu Âu và trên thế giới trong những thập kỷ tới. Còn Tổng thống Obama hối thúc Quốc hội Mỹ phê chuẩn Hiệp ước START vì cho đây là “một mệnh lệnh an ninh”. Các nhà lãnh đạo hai bên ca ngợi tính chất “lịch sử” của việc đạt được thỏa thuận, cho rằng ý nghĩa của không chỉ trong quan hệ hai nước mà còn đối với cả thế giới. Dư luận nhìn chung hoan nghênh động thái “hòa hoãn” ở tầm chiến lược toàn cầu này.

Hai siêu cường hạt nhân vốn đối đầu nhau “một mất một còn” từ thời Chiến tranh lạnh giờ đây thỏa thuận cùng nhau cắt giảm đầu đạn hạt nhân chiến lược của mỗi nước xuống còn 1.550 so với mức trần 2.200 hiện nay, số phương tiện phóng đầu đạn hạt nhân xuống còn 700-800 đơn vị.

Có một thực tế mà ai cũng biết là số đầu đạt hạt nhân hiện nay của Mỹ và Nga đủ để phá hủy quả đất nhiều lần. Tuy nhiên mối đe dọa không dừng lại ở đó. Trong thời đại “khuyến tán quyền lực” như mô tả của nhà tương lai học, nhà phân tích quân sự Alvin Tofler, không ai có thể bảo đảm rằng những công nghệ này không lọt vào tay kẻ xấu, nhất là bọn khủng bố và các phe nhóm cực đoan. Sự phổ biến kiến thức trên internet đã khiến các công thức hỗ trợ chế tạo bom hạt nhân mất thiêng trong “tàng kinh các” của nhóm P5.

Như vậy, hành động trên của Nga và Mỹ còn có ý nghĩa biểu tượng, nó cho thấy quyết tâm giải trừ quân bị và đối phó với các mối đe dọa hạt nhân nói chung.

Tuy nhiên, nếu nhìn lại, thỏa thuận Nga-Mỹ về hạt nhân vừa qua chỉ đạt kết quả ở mức khiêm tốn. Với hiệp ước START I trước đây, Nga và Mỹ cam kết cắt giảm tới 80% số đầu đạn hạt nhân đang triển khai. Trong khi đó, so với thỏa thuận ký tại Mátxcơva năm 2002 (hiệp ước SORT), hiệp ước START mới năm 2010 chỉ cắt giảm được 30% số đầu đạn. Hơn nữa, hiệp ước lần này có cách tính khá “kỳ khôi” đó là một đầu đạn hạt nhân đi kèm với một phương tiện chuyên chở. Trên thực tế, một máy bay như B52 cũng có thể mang 16-20 đầu đạn. Điều này có nghĩa là Mỹ vẫn duy trì ưu thế về năng lực chuyên chở, tức vẫn thực hiện theo mục tiêu của Chiến lược hạt nhân (NPR) mới nhất, ưu tiên cải tiến các phương tiện chuyên chở là máy bay và tàu ngầm chiến lược. Đó là chưa kể việc hai nước không thèm “đếm xỉa” đến số lượng đầu đạn ở trong kho, vốn dĩ có thể triển khai ngay nếu có nhu cầu.

Cả điện Kremlin và Nhà trắng còn phải lắng nghe phản ứng từ trong nước. Cả hai đều không muốn bị các đối thủ chính trị chỉ trích là thỏa hiệp vô nguyên tắc. Chính vì vậy ngay sau lễ ký, phát ngôn viên của Nhà trắng đã giải thích “hiệp ước này không bao gồm các điều khoản cấm thử, phát triển hay triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa theo kế hoạch”. Tương tự, Mátxcơva cũng nói rõ với chính quyền Obama rằng các thủ tục phê chuẩn của Nga sẽ “khác với Mỹ”.

Dù vậy, gọi đây là một thắng lợi ngoại giao cũng không phải quá lời vì nó đã góp phần kết thúc 9 năm đàm phán đầy khó khăn giữa hai nước. Hơn nữa nếu nhìn lại mấy năm qua, nhất là trong thời kỳ cuộc chiến ở Chechnya năm 2008 và việc triển khai lá chắn tên lửa ở châu Âu, có nhiều lúc tưởng chừng đàm phán đã hoàn toàn rơi vào bế tắc. Về mặt nội bộ, việc Quốc hội hai nước nhanh chóng phê chuẩn cũng đã đem lại uy tín cho chính quyền của ông Medvedev và ông Obama.

Rốt cuộc các nỗ lực giải trừ mối đe dọa hạt nhân trên thế giới phải bắt đầu từ thiện chí của Washington và Mátxcơva. Hiệp ước START mới chính là điều kiện tiên quyết cho các thỏa thuận cắt giảm vũ khí hạt nhân đa phương sau này.

Lê Uyển Chi

Đọc thêm

Cách tắt chế độ bảo vệ mắt trên OPPO để sử dụng thỏa mái hơn

Cách tắt chế độ bảo vệ mắt trên OPPO để sử dụng thỏa mái hơn

Chế độ bảo vệ mắt trên điện thoại OPPO sẽ giúp cho mắt của bạn đỡ mỏi khi sử dụng lâu. Nhưng nếu sử dụng nó quá nhiều cũng sẽ ...
WB: Kinh tế Việt Nam đang phục hồi

WB: Kinh tế Việt Nam đang phục hồi

Báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam tháng Tư của WB ghi nhận, tình hình kinh tế đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau...
Israel nói về thỏa thuận trao đổi con tin, khẳng định không để Hamas làm trì hoãn một việc

Israel nói về thỏa thuận trao đổi con tin, khẳng định không để Hamas làm trì hoãn một việc

Israel khẳng định sẵn sàng dành cho các cuộc đàm phán giải cứu con tin 'cơ hội cuối cùng' để đạt được thỏa thuận với Hamas.
Tổng lãnh sự nhiều nước tại TP. Hồ Chí Minh hào hứng tham quan, trải nghiệm chuyến tàu metro số 1 chạy thử

Tổng lãnh sự nhiều nước tại TP. Hồ Chí Minh hào hứng tham quan, trải nghiệm chuyến tàu metro số 1 chạy thử

Tuyến metro số 1 TP. Hồ Chí Minh tổ chức buổi chạy thử nghiệm tự động với những vị khách đặc biệt là Tổng lãnh sự nhiều nước ở TP. ...
Giao lưu hữu nghị chúc mừng Tết cổ truyền một số nước châu Á

Giao lưu hữu nghị chúc mừng Tết cổ truyền một số nước châu Á

Chương trình Giao lưu hữu nghị chúc mừng Tết cổ truyền một số nước châu Á vừa được tổ chức tại Hà Nội trong không khí nồng ấm.
Cách tặng gói cước cho thuê bao khác qua ZaloPay với vài bước đơn giản

Cách tặng gói cước cho thuê bao khác qua ZaloPay với vài bước đơn giản

Ngoài việc đăng ký data cho bản thân thì bạn còn có thể tặng gói cước 4G cho thuê bao khác qua ZaloPay. Nếu bạn chưa biết cách làm thế ...
Israel nói về thỏa thuận trao đổi con tin, khẳng định không để Hamas làm trì hoãn một việc

Israel nói về thỏa thuận trao đổi con tin, khẳng định không để Hamas làm trì hoãn một việc

Israel khẳng định sẵn sàng dành cho các cuộc đàm phán giải cứu con tin 'cơ hội cuối cùng' để đạt được thỏa thuận với Hamas.
Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, Iran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của các hệ thống vũ khí của họ sau cuộc tấn công vào Israel hồi đầu tháng.
Sau quyết định buộc tội 5 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia có liên quan tới Moscow, Anh lập tức triệu Đại sứ Nga

Sau quyết định buộc tội 5 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia có liên quan tới Moscow, Anh lập tức triệu Đại sứ Nga

5 người đàn ông, trong đó có một công dân Anh, bị buộc tội liên quan đến hoạt động thù địch nhà nước nhằm mục đích làm lợi cho Nga.
Điện Kremlin: Nga không phải mối đe dọa cho châu Âu, hai bên ‘sẽ phải nhất trí về cách chúng ta sinh tồn’

Điện Kremlin: Nga không phải mối đe dọa cho châu Âu, hai bên ‘sẽ phải nhất trí về cách chúng ta sinh tồn’

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng, Nga và châu Âu sẽ không còn có thể nối lại mối quan hệ trước đây trong hoàn cảnh hiện nay.
Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Nga cảnh báo hậu quả nếu Ukraine tấn công nhà máy điện hạt nhân, Mỹ siết chặt xuất khẩu súng đạn, Nga gia tăng hợp tác quân sự với Trung Quốc…
Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Mỹ không mong đợi Ukraine sẽ tiến hành các hoạt động tấn công quy mô lớn ứng phó lực lượng Nga trong thời gian tới.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động