Nga, ông Putin và sửa đổi Hiến pháp: Định vị lại quốc gia

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Nga sửa đổi Hiến pháp có phải là cách để ông Putin kéo dài nhiệm kỳ cầm quyền? Nghe qua có vẻ hợp lý, nhưng thực tế lại khác. Phân tích của báo Thế giới & Việt Nam. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Putin ca ngợi việc sửa đổi Hiến pháp 'tạo điều kiện cho sự phát triển tiến bộ' của Nga
Đa phần người dân Nga ủng hộ đề xuất cải cách Hiến pháp của Tổng thống Putin
Nga, ông Putin và sửa đổi Hiến pháp: Định vị lại quốc gia
Cuộc trưng cầu dân ý lần này trước hết là về thành quả cầm quyền cho đến nay và định hướng cầm quyền trong thời gian tới của ông Putin. (Nguồn: Sputnik)

Bị trì hoãn một lần bởi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra nhưng rồi cuộc trưng cầu dân ý ở nước Nga về những sửa đổi hiến pháp hiện hành do Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ xướng và đã được lưỡng viện lập pháp của nước này thông qua vẫn được tiến hành. Bất chấp dịch bệnh, cử tri Nga tham gia cuộc trưng cầu dân ý này với tỉ lệ cao và sự ủng hộ dành cho những sửa đổi hiến pháp cũng rất rõ ràng và mạnh mẽ.

Sửa đổi không phải chỉ để kéo dài nhiệm kỳ

Sẽ rất phiến diện và không đầy đủ khi chỉ tập trung nhìn nhận trước hết và nhiều nhất ở cuộc trưng cầu dân ý này vào nội dung sửa đổi cách tính số nhiệm kỳ cầm quyền của tổng thống kể từ khi hiến pháp được sửa đổi có hiệu lực. Cách tiếp cận cơ học khá phổ biến ở đây là ông Putin chủ trương sửa đổi hiến pháp hiện hành để có thể tiếp tục ra ứng cử tổng thống lần nữa sau khi nhiệm kỳ tổng thống hiện tại chấm dứt vào năm 2024.

Điều quyết định nhất đối với cử tri Nga ở cuộc trưng cầu dân ý vừa rồi này không hẳn là xuất tờ séc khống giúp ông Putin có thể cầm quyền liên tục suốt 16 năm tới mà là sự đồng tình với định hướng thay đổi và phát triển nước Nga mà ông Putin dự định tiến hành với hiến pháp sửa đổi này.

Vì hiến pháp sửa đổi không xem xét đến nhiệm kỳ cầm quyền hiện tại của ông Putin nên nếu ông Putin ra ứng cử tổng thống Nga năm 2024 thì được coi như lần đầu tiên ra ứng cử tổng thống và nếu đắc cử thì sau nhiệm kỳ tổng thống 6 năm ấy lại có thể ra ứng cử tổng thống một lần nữa (vào năm 2030) và nếu lại được đắc cử thì có thể tiếp tục cầm quyền đến tận năm 2036.

Nghe qua thì thấy rất hợp lý. Nhưng trên thực tế thì có thể như vậy đồng thời không cứ nhất thiết rồi sẽ như vậy. Ông Putin còn 4 năm trong nhiệm kỳ cầm quyền hiện tại. Bốn năm nữa, nước Nga và thế giới sẽ khác, cử tri Nga và bản thân ông Putin sẽ khác so với hiện tại. Điều quyết định nhất đối với cử tri Nga ở cuộc trưng cầu dân ý vừa rồi này không hẳn là xuất tờ séc khống giúp ông Putin có thể cầm quyền liên tục suốt 16 năm tới mà là sự đồng tình với định hướng thay đổi và phát triển nước Nga mà ông Putin dự định tiến hành với hiến pháp sửa đổi này.

Cho nên cuộc trưng cầu dân ý này trước hết là cuộc trưng cầu dân ý về thành quả cầm quyền đến nay và định hướng cầm quyền trong thời gian tới của ông Putin. Kết quả cuộc trưng cầu dân ý cho thấy đa số cử tri Nga vẫn rất tin tưởng và tín nhiệm ông Putin. Ông Putin cần sự biểu lộ công khai sự tin tưởng và tín nhiệm này để cầm quyền thành công trong phần thời gian còn lại của nhiệm kỳ cầm quyền hiện tại. Mọi chuyện ứng cử và bầu cử sau năm 2024 là chuyện khác và hiện chưa cấp thiết đặt ra đối với ông Putin và cử tri Nga. Cử tri Nga ủng hộ những sửa đồi hiến pháp này với thông điệp là nếu việc thực hiện chúng được đảm bảo thì ở cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 ông Putin hay mọi sự sắp xếp nhân sự của ông Putin đều được cử tri ủng hộ.

Mục đích cốt lõi của ông Putin

Sửa đổi hiến pháp hiện hành là cách thể hiện chính thức ở Nga. Nhưng hiến pháp cũ sau khi được sửa đổi đâu còn như cũ nữa mà trong thực chất nước Nga đã có hiến pháp mới. Một bản hiến pháp khác trước luôn đặt nền móng và báo hiệu một thời kỳ mới của đất nước. Những sửa đổi hiến pháp vừa được cử tri Nga tán đồng bao hàm những cuộc cải cách rất cơ bản và sâu rộng về quyền lực nhà nước, về chính trị xã hội, về đối nội cũng như đối ngoại ở nước Nga.

Ông Putin định vị nước Nga trong thế giới hiện đại là quốc gia đã có đủ bản lĩnh và tự tin, hiện đang tiếp tục gia tăng thế và lực trên mọi phương diện để thể hiện và được công nhận là một cường quốc thế giới.

Mở ra thời kỳ mới cho đất nước - đấy mới chính là mục đích cốt lõi nhất mà ông Putin theo đuổi với những sửa đổi hiến pháp này. Ông Putin định vị lại nước Nga trong thời kỳ mới ấy - một nước Nga trong ổn định chính trị xã hội bền vững nhờ vấn đề quyền lực nhà nước được định hướng giải quyết rõ ràng lâu dài, nhờ những cuộc cải cách chính trị xã hội và kinh tế cơ bản và nhờ xác lập vai trò, ảnh hưởng cũng như vị thế của nước Nga trên thế giới.

Khi xác lập quan điểm coi luật pháp quốc gia là cao nhất, Hiến pháp mới này của nước Nga xác định mục tiêu phát triển cho nước Nga sao cho hoàn toàn chủ động và đầy đủ năng lực thực tế để thực hiện và bảo toàn mọi lợi ích quốc gia. Ông Putin định vị nước Nga trong thế giới hiện đại là quốc gia đã có đủ bản lĩnh và tự tin, hiện đang tiếp tục gia tăng thế và lực trên mọi phương diện để thể hiện và được công nhận là một cường quốc thế giới.

Sau hai thập kỷ trị vì nước Nga, ông Putin bây giờ có nhu cầu kiến tạo thời kỳ mới cho nước Nga, bứt phá chứ không tịnh tiến. Với bản hiến pháp mới này, ông Putin dễ xử hơn trước về đối nội nhưng không thể tránh khỏi bị khó xử hơn trước về đối ngoại và chính trị thế giới.

Đa phần người dân Nga ủng hộ đề xuất cải cách Hiến pháp của Tổng thống Putin

Đa phần người dân Nga ủng hộ đề xuất cải cách Hiến pháp của Tổng thống Putin

TGVN. Ngày 1/7, Ủy ban bầu cử trung ương Nga đã công bố kết quả sơ bộ cuộc trưng cầu ý dân về sửa đổi ...

Trước thềm bỏ phiếu sửa đổi hiến pháp, ông Putin khẳng định đang cân nhắc tranh cử tổng thống Nga lần 5

Trước thềm bỏ phiếu sửa đổi hiến pháp, ông Putin khẳng định đang cân nhắc tranh cử tổng thống Nga lần 5

TGVN. Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông đang cân nhắc tranh cử thêm một nhiệm kỳ nữa nếu cử tri tán thành với ...

Tổng thống Trump muốn ký hiệp ước hạt nhân với Nga, công khai khen ngợi ông Putin

Tổng thống Trump muốn ký hiệp ước hạt nhân với Nga, công khai khen ngợi ông Putin

Ngày 3/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng ông muốn ký kết hiệp ước hạt nhân với Nga.

Đọc thêm

Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 93 nghi phạm liên quan đến âm mưu đảo chính

Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 93 nghi phạm liên quan đến âm mưu đảo chính

Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ vừa tiến hành một chiến dịch quy mô lớn, bắt giữ 93 đối tượng bị tình nghi có liên quan đến vụ đảo chính bất ...
Mỹ: Người vô gia cư tăng 18% trong năm 2024

Mỹ: Người vô gia cư tăng 18% trong năm 2024

Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị Mỹ ước tính có 771.480 người vô gia cư chỉ trong một đêm vào tháng 1/2024, tăng 18% so với năm 2023.
Giá vàng hôm nay 29/12/2024: Giá vàng biến động theo rủi ro địa chính trị ở Đông Âu và Trung Đông, mốc cao nhất mọi thời đại vẫn được kỳ vọng

Giá vàng hôm nay 29/12/2024: Giá vàng biến động theo rủi ro địa chính trị ở Đông Âu và Trung Đông, mốc cao nhất mọi thời đại vẫn được kỳ vọng

Giá vàng hôm nay 29/12/2024, giá vàng giảm, bị kẹt trong cuộc giằng co giữa lợi suất trái phiếu tăng và nhu cầu trú ẩn. Nhiều người vẫn lạc quan.
Giá tiêu hôm nay 29/12/2024: Tiếp đà tăng, lý do khiến thị trường phục hồi, có dấu hiệu đầu cơ đẩy giá?

Giá tiêu hôm nay 29/12/2024: Tiếp đà tăng, lý do khiến thị trường phục hồi, có dấu hiệu đầu cơ đẩy giá?

Giá tiêu hôm nay 29/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 - 147.000 đồng/kg.
Ngoại trưởng Jaishankar gặp 'người quen' ở Washington, nhấn mạnh quan hệ Mỹ-Ấn Độ vì lợi ích toàn cầu

Ngoại trưởng Jaishankar gặp 'người quen' ở Washington, nhấn mạnh quan hệ Mỹ-Ấn Độ vì lợi ích toàn cầu

Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar trao đổi sâu rộng về quan hệ song phương và các vấn đề toàn cầu với ông Michael Walts, Cố vấn an ninh quốc ...
Ca khúc 'Tái sinh' của Tùng Dương gây sốt vì sao?

Ca khúc 'Tái sinh' của Tùng Dương gây sốt vì sao?

Trên kênh YouTube của Tùng Dương, nhiều người cho biết như thấy chính câu chuyện cuộc đời mình qua ca khúc Tái sinh.
Lộ trình ngoại giao của Ấn Độ trước thềm kỷ nguyên mới

Lộ trình ngoại giao của Ấn Độ trước thềm kỷ nguyên mới

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Trước mớ rối ren như hiện nay, Syria có thể đi chệch hướng theo nhiều cách và nhân tố có thể 'nắn chỉnh' đúng hướng chính là Mỹ.
Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Sau khi Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước LHQ về Tội phạm mạng (Công ước Hà Nội), nhiều quan chức LHQ đã lên tiếng đề cao văn kiện này.
Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine từng dẫn đầu thế giới trong ngành chế tạo tên lửa, và nước này đang có những tính toán thận trọng để lấy lại phong độ.
Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Năm 2025 sẽ là một năm đầy khó khăn với cả Ukraine và Nga trước nhiều yếu tố bất định.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Phiên bản di động