Nga thử thành công tên lửa siêu thanh Tsirkon: Mở đầu cuộc chạy đua vũ trang mới?

Sự kiện Nga phóng thử thành công tên lửa hành trình siêu thanh mới Tsirkon (Zircon) hôm 19/7 được các chuyên gia cho là mở đầu cho cuộc chạy đua vũ khí siêu thanh ngày càng gia tăng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bộ Quốc phòng Nga công bố ảnh tên lửa siêu thanh Tsirkon (Zircon) được phóng từ tàu Đô đốc Gorshkov ở Biển Trắng vào ngày 19/7. (Nguồn: The Moscow Times)
Bộ Quốc phòng Nga công bố ảnh tên lửa siêu thanh Tsirkon được phóng từ tàu Đô đốc Gorshkov ở Biển Trắng vào ngày 19/7. (Nguồn: The Moscow Times)

Tạp chí Diplomat ngày 22/7 đăng bài viết của Giám đốc Trung tâm nghiên cứu an ninh chiến lược và công nghệ Rajeswari Pillai Rajagopalan của Quỹ nhà quan sát (ORF), cho rằng sự cạnh tranh địa chính trị ngày càng gia tăng sẽ tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của các hệ thống vũ khí siêu thanh và sát thương khác.

Thế hệ tên lửa vô song

Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi đầu tuần cho biết Tsirkon là “một phần của thế hệ hệ thống tên lửa ‘vô song’ mới trên thế giới”.

Trong một tuyên bố, Bộ Quốc phòng Nga cho biết tên lửa này được phóng đi từ tàu khu trục Đô đốc Gorshkov ở Biển Trắng và đánh trúng một mục tiêu mặt đất nằm trên bờ biển Barents, cách đó hơn 350 km, với tốc độ bay gấp 7 lần tốc độ âm thanh.

Bộ trên cũng cho biết "các đặc tính kỹ thuật và chiến thuật của tên lửa Tsirkon đã được xác nhận trong các cuộc thử nghiệm".

Nga có kế hoạch trang bị tên lửa này cho các tàu ngầm và tàu nổi trong những năm tới.

Theo các chuyên gia, “sự kết hợp giữa tốc độ, khả năng cơ động và độ cao của tên lửa siêu thanh khiến chúng khó bị theo dõi và đánh chặn”.

Với tốc độ di chuyển của chúng, "áp suất không khí ở phía trước vũ khí này tạo thành một đám mây plasma khi nó di chuyển, hấp thụ sóng vô tuyến và khiến nó tàng hình trước các hệ thống radar hiện đại nhất".

Ngoài ra, thời gian phản ứng của ngay cả hệ thống lớp Aegis tiên tiến của Mỹ cũng quá chậm để có thể đánh chặn những tên lửa như vậy. Các chuyên gia ước tính rằng “chỉ cần chưa đầy 6 tên lửa như vậy để đánh chìm ngay cả tàu sân bay tiên tiến nhất của Mỹ, chẳng hạn như USS Gerald R. Ford”.

Lịch sử cuộc đua

Năm 2018, Tổng thống Putin tuyên bố rằng Nga đang phát triển một loạt vũ khí siêu thanh, trong đó gồm cả phương tiện lượn siêu thanh Avangard “có thể tấn công hầu hết mọi địa điểm trên thế giới và né tránh lá chắn tên lửa do Mỹ chế tạo”.

Năm 2019, Putin đe dọa sử dụng tên lửa siêu thanh để nhắm trực tiếp vào Mỹ nếu Washington triển khai tên lửa tầm trung ở châu Âu, sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).

Mặc dù Mỹ vẫn chưa bố trí các tên lửa như vậy ở châu Âu, nhưng Nga vẫn tiếp tục lo lắng về khả năng triển khai chúng trong tương lai.

Một số tên lửa siêu thanh của Nga được tuyên bố sẽ triển khai cùng các lực lượng vũ trang của nước này. Theo các phương tiện truyền thông Nga, chính phủ nước này đã “triển khai hai máy bay phản lực đánh chặn có khả năng mang tên lửa siêu thanh Kinzhal được quảng cáo rầm rộ cho các cuộc chiến ở Syria”.

Bộ Quốc phòng Nga được trích dẫn nói rằng “một cặp máy bay MiG-31K với khả năng sử dụng tên lửa siêu thanh mới nhất từ tổ hợp Kinzhal đã bay từ sân bay Nga đến căn cứ không quân Khmeimim của Nga ở Syria để tập trận”.

Tăng tốc cuộc đua công nghệ mới

Nga hiện không đơn độc trong những nỗ lực này. Trung Quốc đã và đang có những nỗ lực nhất quán trong việc phát triển vũ khí siêu thanh.

Năm 2019, tại cuộc duyệt binh nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, lần đầu tiên Trung Quốc đã “trình làng” tên lửa DF-17.

Giống như Nga, việc Trung Quốc theo đuổi tên lửa siêu thanh dường như đã bị thúc đẩy bởi sự phát triển phòng thủ tên lửa của Mỹ, theo đó có khả năng vô hiệu hóa các tên lửa đạn đạo truyền thống mà Nga và Trung Quốc sở hữu.

Phản ứng trước vụ thử mới nhất của Nga, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong một tuyên bố nói rằng, điều này “gây ra nguy cơ leo thang và tính toán sai lầm lớn hơn”.

NATO khẳng định "các tên lửa siêu thanh mới của Nga gây mất ổn định trầm trọng và gây ra những rủi ro đáng kể đối với an ninh và ổn định trên toàn khu vực châu Âu-Đại Tây Dương".

Tuyên bố cũng nói rằng các đồng minh NATO vẫn “cam kết phản ứng một cách thận trọng với loạt tên lửa truyền thống và mang đầu đạn hạt nhân ngày càng tăng của Nga”, nhưng nói rõ rằng họ sẽ không thực hiện các nỗ lực để “phản ánh những gì Nga làm, mà sẽ duy trì năng lực răn đe đáng tin cậy đảm bảo an ninh quốc phòng, để bảo vệ các quốc gia của chúng tôi".

Sự cạnh tranh địa chính trị ngày càng tăng sẽ tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của các hệ thống vũ khí siêu thanh và hệ thống vũ khí sát thương khác.

Việc Mỹ, Nga và Trung Quốc đều đang theo đuổi những công nghệ mới và hiện đại sẽ mở đường cho một cuộc chạy đua vũ trang mới.

Uy lực tên lửa S-500 Prometey của Nga

Uy lực tên lửa S-500 Prometey của Nga

Hệ thống tên lửa phòng không S-500 Prometey có tầm hoạt động lớn, vì vậy có khả năng đẩy các khu vực hạn chế, nơi ...

Nếu xung đột, vũ khí Nga được phóng từ 'cơn ác mộng' với NATO sẽ đáng sợ tới mức nào?

Nếu xung đột, vũ khí Nga được phóng từ 'cơn ác mộng' với NATO sẽ đáng sợ tới mức nào?

Chuyên gia quân sự Sebastian Roblin của Mỹ nhận định, trong trường hợp xảy ra xung đột giữa Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc ...

Nguyên Vy

Đọc thêm

Vietlott 26/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 26/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 26/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 26/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 26/4 - xổ số Vietlott Mega 26/4. Trực tiếp xổ số Vietlott hôm nay 26/4/2024 nhanh nhất và chính xác nhất. Vietlott Mega 645 hôm nay.
XSBD 26/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 26/4/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 26/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 26/4/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 26/4 - Trực tiếp xổ số Bình Dương hôm nay - XSBD 26/4/2024. xo so binh duong. KQXSBD thứ 6. SXBD 26/4. kết quả xổ số Bình Dương ngày ...
XSTV 26/4, trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay 26/4/2024. KQXSTV thứ 6

XSTV 26/4, trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay 26/4/2024. KQXSTV thứ 6

XSTV 26/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay - XSTV 26/4/2024. ket qua xo so tra vinh. KQXSTV thứ 6. kết quả xổ số Trà ...
XSVL 26/4, Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay 26/4/2024. KQXSVL thứ 6

XSVL 26/4, Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay 26/4/2024. KQXSVL thứ 6

XSVL 26/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay - XSVL 26/4/2024. xo so vinh long. KQXSVL thứ 6. kết quả xổ số Vĩnh Long ngày ...
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và ...
Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO: Việt Nam là đối tác chiến lược, tin cậy, trách nhiệm của tổ chức UNESCO

Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO: Việt Nam là đối tác chiến lược, tin cậy, trách nhiệm của tổ chức UNESCO

Chiều ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động