Ngành Fintech Việt Nam và cơ hội trở thành 'người dẫn dắt cuộc chơi' tại Đông Nam Á

TGVN. Trang Asean Today ngày 19/12 đăng bài nhận định về ngành công nghiệp fintech (công nghệ tài chính) của Việt Nam, cho rằng, đây có thể trở thành một mô hình cho khu vực Đông Nam Á.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nganh fintech viet nam nguoi dan dat cuoc choi cong nghe tai dong nam a Thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực Fintech và phát triển Thành phố thông minh
nganh fintech viet nam nguoi dan dat cuoc choi cong nghe tai dong nam a Fintech là xu hướng hợp tác tài chính tại Việt Nam
nganh fintech viet nam nguoi dan dat cuoc choi cong nghe tai dong nam a
Theo Viện Phát triển và Nghiên cứu Công nghệ Ngân hàng tại Đại học Quốc gia Việt Nam, có tới 70% cơ sở fintech tại Việt Nam là các công ty khởi nghiệp được tài trợ bởi các nhà đầu tư nước ngoài. (Nguồn: Tinnhanhchungkhoan)

Theo một báo cáo gần đây của Ngân hàng Thế giới (WB), số người dùng Internet trên khắp Đông Nam Á bùng nổ kể từ năm 2011. Tuy nhiên, 90% những người dùng Internet này đến từ 5 quốc gia là Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.

Xét về số lượng “vườn ươm” fintech, Singapore và Việt Nam là 2 quốc gia nổi bật. Singapore dẫn đầu cuộc đua với 52 cơ sở “ươm tạo”, tiếp theo là Việt Nam với 24 cơ sở.

TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội đang nổi lên như là nơi "sinh sôi" của fintech và công nghệ. Năm 2019, đầu tư ào ạt đổ vào khu vực fintech của Việt Nam. Nếu như năm 2018, Việt Nam chỉ chiếm 0,4% tổng đầu tư fintech của ASEAN, thì năm 2019, tỉ lệ tăng lên 36%, do các nhà đầu tư không ngần ngại đổ xô vào lĩnh vực cho vay ngang hàng (P2P), chấm điểm tín dụng và thanh toán di động của Việt Nam.

Chính phủ hỗ trợ các công ty khởi nghiệp

Chính phủ Việt Nam muốn thúc đẩy đất nước hướng tới một xã hội không tiền mặt và mang dịch vụ ngân hàng đến cho các cá nhân và doanh nghiệp ở khu vực nông thôn. Để đạt được những mục tiêu này, Chính phủ triển khai áp dụng các chính sách tiên tiến để thúc đẩy tăng trưởng trong lĩnh vực fintech.

Luật Chuyển giao công nghệ ra đời năm 2016 đã tạo điều kiện cho các công ty khởi nghiệp Việt Nam tiếp cận công nghệ. NATEC - Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ - được thành lập vào năm 2016 với chức năng đào tạo và cố vấn cho các công ty khởi nghiệp non trẻ.

Việc giảm thuế cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao và trong các khu công nghệ đặc biệt cũng đảm bảo luân chuyển nguồn vốn dồi dào hơn.

Số lượng công ty khởi nghiệp Fintech tăng

Số lượng các công ty fintech tại Việt Nam đã tăng từ khoảng 40 (năm 2016) lên 154 đơn vị (năm 2019).

Theo khảo sát của Viện nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng (BTI) tại Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, hiện có 37 công ty hoạt động trong lĩnh vực thanh toán số, 25 trong lĩnh vực cho vay P2P và 22 trong lĩnh vực blockchain và tiền điện tử.

Trước sự lớn mạnh của fintech Việt Nam, các tổ chức quốc tế đang xem xét lại dự báo thị trường. Ban đầu, thị trường này được dự báo có giá trị 7-8 tỷ USD vào năm 2020, nhưng hiện tại các chuyên gia dự đoán thị trường sẽ đạt khoảng 9 tỷ USD.

Ngân hàng và công ty khởi nghiệp “bắt tay”

Thành công trên tại Việt Nam được xác định bằng việc thiết lập mối quan hệ cộng sinh giữa các ngân hàng và các công ty khởi nghiệp fintech. Thống kê cho thấy hiện có khoảng 72% các công ty khởi nghiệp fintech đang hợp tác với các ngân hàng.

Khi làm việc với công ty fintech, ngân hàng có thể cải thiện đáng kể sản phẩm và dịch vụ. Ông Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ước tính, thông qua quan hệ đối tác làm việc với các công ty fintech, các ngân hàng đã tăng 19,5% thanh toán qua Internet Banking trong năm 2018.

Xây dựng cảnh quan fintech cho tương lai

Các nhà đầu tư nhìn thấy tiềm năng lâu dài trong lĩnh vực fintech Việt Nam dựa trên dự đoán tăng trưởng cao và tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng.

Dân số Việt Nam dự kiến đạt 105 triệu người vào năm 2030, tăng 14% so với năm 2014. Thu nhập bình quân đầu người tăng và sự gia tăng dân số tạo nên môi trường đầu tư hoàn hảo.

Chính phủ Việt Nam đã và đang đặt nền móng cho triển vọng phát triển fintech trong tương lai. Việt Nam đã đưa chương trình giáo dục STEM - khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học - vào chương trình giảng dạy. Học sinh lớp 2 đã được tham gia các tiết khoa học máy tính. Đến lớp 4, nhiều em sẽ được học kỹ năng lập trình và phát triển phần mềm cơ bản.

Ngoài việc “ươm mầm” tài năng ngay tại quê nhà, Chính phủ Việt Nam cũng có những chính sách hấp dẫn nhằm thu hút người Việt cư trú và làm việc ở nước ngoài trở về nước. Yêu cầu thị thực đối với “công dân kép” đã được nới lỏng và đã có những ưu đãi về thuế dành cho người trở về.

Có những dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy những nỗ lực của Chính phủ đang được đền đáp. Chỉ riêng năm 2015, khoảng 12.000 Việt kiều trở về Việt Nam. Nhiều người trong số này là các doanh nhân hoặc các chuyên gia có trình độ, đảm nhận các vị trí quan trọng tại các doanh nghiệp hoặc tự thành lập công ty khi trở về.

Việt Nam đã cho các nhà đầu tư thấy cam kết ủng hộ đổi mới và quyết tâm xây dựng một ngành công nghiệp fintech thịnh vượng bằng cách đầu tư vào “ngày mai” với việc đào tạo lực lượng trẻ, có kỹ thuật và năng lực. Không có lý do gì Việt Nam không tiếp tục khẳng định dấu ấn của mình trên bản đồ fintech khu vực và nổi lên như một “người chơi” chính, trở thành mô hình cho những “người chơi” khác trong khu vực với khát vọng chinh phục lĩnh vực công nghệ tài chính.

nganh fintech viet nam nguoi dan dat cuoc choi cong nghe tai dong nam a

Fintech Việt nhận thêm 3 triệu USD từ quỹ ngoại

Sàn kết nối tài chính Tima – một startup Fintech (công nghệ tài chính) của Việt Nam vừa công bố khoản đầu tư 3 triệu ...

nganh fintech viet nam nguoi dan dat cuoc choi cong nghe tai dong nam a

Cơ hội cho các công ty Fintech khởi nghiệp sáng tạo

Chiều 28/11, tại Hà Nội, Chương trình “Thử thách sáng tạo cùng công nghệ tài chính Việt Nam” (Fintech Challenge Vietnam – FCV) lần thứ ...

nganh fintech viet nam nguoi dan dat cuoc choi cong nghe tai dong nam a

Đã tới thời của các công ty FinTech

73% các công ty cung cấp dịch vụ thanh toán truyền thống cho rằng hoạt động kinh doanh của họ đang bị các FinTech đe ...

Thế Việt (theo Asean Today)

Đọc thêm

Nhan sắc Triệu Vy phim 'Hoàn Châu cách cách' bây giờ ra sao?

Nhan sắc Triệu Vy phim 'Hoàn Châu cách cách' bây giờ ra sao?

Diễn viên Triệu Vy phim Hoàn Châu cách cách từng 'đốn tim' người hâm mộ bởi đôi mắt to tròn, gương mặt xinh đẹp.
Quân đội Nga ứng dụng robot hỗ trợ hỏa lực bằng súng máy

Quân đội Nga ứng dụng robot hỗ trợ hỏa lực bằng súng máy

Bộ Quốc phòng Nga cho biết Bộ trưởng Sergei Shoigu đã chỉ thị trang bị tổ hợp robot đa năng để hỗ trợ hỏa lực, bảo vệ các công trình ...
Ngắm bức tranh cổ động về chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngắm bức tranh cổ động về chiến dịch Điện Biên Phủ

Baoquocte.vn. Những tác phẩm tranh cổ động đã truyền tải ý nghĩa, tầm vóc và giá trị lịch sử vĩ đại của chiến thắng Điện Biên Phủ.
Giá vàng hôm nay 18/4/2024: Giá vàng duy trì ổn định, được 'hậu thuẫn' tăng cao, SJC bắt đầu hạ nhiệt?

Giá vàng hôm nay 18/4/2024: Giá vàng duy trì ổn định, được 'hậu thuẫn' tăng cao, SJC bắt đầu hạ nhiệt?

Giá vàng hôm nay 18/4/2024 duy trì ổn định khi nhu cầu trú ẩn an toàn tăng trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở Trung Đông.
Tay vợt Nguyễn Thùy Linh giành vé dự Olympic Paris 2024

Tay vợt Nguyễn Thùy Linh giành vé dự Olympic Paris 2024

Tay vợt cầu lông Nguyễn Thùy Linh là vận động viên thứ 7 của thể thao Việt Nam giành vé tham dự Olympic Paris 2024.
Giá tiêu hôm nay 18/4/2024, nguyên nhân thị trường tăng ‘nóng’, tiêu Việt xuất khẩu chịu sức ép lớn từ nhiều phía

Giá tiêu hôm nay 18/4/2024, nguyên nhân thị trường tăng ‘nóng’, tiêu Việt xuất khẩu chịu sức ép lớn từ nhiều phía

Giá tiêu hôm nay 18/4/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 90.000 – 92.000 đồng/kg.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động