Back to E-magazine
e magazine
10:08 | 13/12/2021
Ngành ngoại giao: Tiếp tục là chủ lực và xung kích trên mặt trận đối ngoại

10:08 | 13/12/2021

Trả lời phỏng vấn báo chí trước thềm Hội nghị Đối ngoại toàn quốc ngày 14/12, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết ngay sau Hội nghị, ngành Ngoại giao sẽ tổ chức Hội nghị Ngoại giao lần thứ 31 và Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 20 để quán triệt tinh thần, nội dung Nghị quyết Đại hội XIII và các kết luận, chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Ngành ngoại giao: Tiếp tục là chủ lực và xung kích trên mặt trận đối ngoại

Trả lời phỏng vấn báo chí trước thềm Hội nghị Đối ngoại toàn quốc ngày 14/12, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết ngay sau Hội nghị, ngành Ngoại giao sẽ tổ chức Hội nghị Ngoại giao lần thứ 31 và Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 20 để quán triệt tinh thần, nội dung Nghị quyết Đại hội XIII và các kết luận, chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Ngành ngoại giao: Tiếp tục là chủ lực và xung kích trên mặt trận đối ngoại

Nhìn lại chiều dài lịch sử cách mạng nước ta, xin Bộ trưởng cho biết ngành Ngoại giao đã đóng góp như thế nào vào thành tựu chung của đối ngoại Việt Nam, đặc biệt là trong thời kỳ Đổi mới?

Ngành Ngoại giao có truyền thống rất đáng tự hào, được Đảng và Bác Hồ trực tiếp rèn luyện ngay từ những ngày đầu của chính quyền cách mạng, là một trong những mặt trận chiến lược luôn ở tuyến đầu tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn, rộng rãi của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong công cuộc đổi mới, ngành Ngoại giao cùng với các cơ quan, lực lượng đối ngoại đã đạt những thành tựu quan trọng, để lại nhiều dấu ấn nổi bật về đối ngoại, góp phần vào xây dựng cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế mà đất nước ta chưa bao giờ có được như hiện nay.

Ngành ngoại giao: Tiếp tục là chủ lực và xung kích trên mặt trận đối ngoại

Một là, thông qua thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, vì lợi ích quốc gia- dân tộc, ngành Ngoại giao đã khơi thông, mở rộng và đưa quan hệ với nhiều đối tác ngày càng đi vào chiều sâu. Trên cơ sở đó, từ phá thế bị bao vây, cấm vận, chúng ta đã tạo dựng và củng cố ngày càng vững chắc cục diện đối ngoại rộng mở, thuận lợi cho công cuộc đổi mới đất nước. Đến nay, nước ta có quan hệ ngoại giao với 189 quốc gia, quan hệ kinh tế - thương mại với hơn 230 nước và vùng lãnh thổ, có quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với 30 quốc gia.

Hai là, tranh thủ môi trường quốc tế thuận lợi để huy động được các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Ngành Ngoại giao đã tham mưu cho Đảng và Nhà nước chủ trương tham gia nhiều liên kết kinh tế quốc tế; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan thúc đẩy đàm phán và đến nay đã ký 15 FTA, trong đó có các FTA thế hệ mới. Cùng với các cấp, các ngành đẩy mạnh xúc tiến, nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, nhất là mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút FDI, ODA, du lịch… Công tác người Việt Nam ở nước ngoài đã huy động nguồn lực to lớn của kiều bào ta cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thông qua đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao y tế, ngoại giao vaccine, đã tranh thủ sự hỗ trợ kịp thời của quốc tế về vaccine, thiết bị y tế và thuốc điều trị, góp phần quan trọng vào phòng, chống và thích ứng an toàn với dịch Covid-19.

Ngành ngoại giao: Tiếp tục là chủ lực và xung kích trên mặt trận đối ngoại
Ngoại giao tranh thủ môi trường quốc tế thuận lợi để huy động được các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. (Nguồn: AFP)

Ba là, trong thời bình, ngoại giao đã đi đầu tạo lập và củng cố môi trường hoà bình, ổn định, đồng thời cùng quốc phòng, an ninh và các cấp, các ngành bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Ngành Ngoại giao đã phối hợp chặt chẽ với các ngành, địa phương liên quan nỗ lực đàm phán, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị và phát triển với các nước láng giềng; bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Bốn là, chủ động, tích cực đẩy mạnh hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, nhờ đó không ngừng nâng cao vị thế và uy tín quốc tế của nước ta. Chúng ta đã tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế lớn và hoàn thành nhiều trọng trách quốc tế quan trọng như Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Chủ tịch luân phiên ASEAN, chủ nhà Hội nghị cấp cao ASEM, Hội nghị thượng đỉnh APEC, Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN, Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên… Ngoại giao văn hóa, thông tin đối ngoại đã quảng bá mạnh mẽ hình ảnh Việt Nam giàu bản sắc đang đổi mới thành công, vận động UNESCO công nhận nhiều di sản của đất nước là di sản văn hóa thế giới, qua đó vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Ngành ngoại giao: Tiếp tục là chủ lực và xung kích trên mặt trận đối ngoại
Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng (Gia Lai) được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào tối 15/9. (Nguồn: TTXVN)

Ngành ngoại giao: Tiếp tục là chủ lực và xung kích trên mặt trận đối ngoại

Đại hội XIII của Đảng đề ra tầm nhìn, mục tiêu, phương hướng phát triển đất nước đến giữa thế kỷ XXI. Xin đồng chí cho biết ngành Ngoại giao sẽ làm gì để tiếp tục đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới?

Với thế và lực mới sau 35 năm đổi mới, cả nước ta đang ra sức phấn đấu với ý chí, quyết tâm cao thực hiện khát vọng, tầm nhìn, mục tiêu phát triển đất nước theo đường lối Đại hội XIII của Đảng. Cùng cả nước phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII, ngành Ngoại giao với tư cách là lực lượng chủ lực và xung kích trên mặt trận đối ngoại tiếp tục nỗ lực thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

Ngành ngoại giao: Tiếp tục là chủ lực và xung kích trên mặt trận đối ngoại

Thứ nhất, tổ chức quán triệt thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII và các chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong toàn ngành Ngoại giao. Ngay sau Hội nghị Đối ngoại toàn quốc ngày 14/12/2021, ngành Ngoại giao sẽ tổ chức Hội nghị Ngoại giao lần thứ 31 và Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 20 để quán triệt tinh thần, nội dung Nghị quyết Đại hội XIII và các kết luận, chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc tới toàn ngành Ngoại giao cũng như tới các cơ quan đối ngoại, ngoại vụ ở các địa phương.

Trên cơ sở đó, với tinh thần trách nhiệm cao và phát huy trí tuệ tập thể, ngành Ngoại giao sẽ đề ra kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ, biện pháp cụ thể, thiết thực về triển khai công tác đối ngoại nhằm góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Thứ hai, triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ giữ vững môi trường hòa bình, ổn định đi đôi kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, huy động các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao vị thế đất nước. Tiếp tục mở rộng và làm sâu sắc hơn các mối quan hệ đối ngoại; trong đó, trọng tâm là với các nước láng giềng, các đối tác quan trọng và bạn bè truyền thống, phát huy vai trò của Việt Nam tại các cơ chế đa phương quan trọng như ASEAN, Liên hợp quốc, APEC, hợp tác tiểu vùng Mekong…

Ngành ngoại giao: Tiếp tục là chủ lực và xung kích trên mặt trận đối ngoại
Ngành Ngoại giao với tư cách là lực lượng chủ lực và xung kích trên mặt trận đối ngoại tiếp tục nỗ lực thực hiện tốt các 5 nhiệm vụ trọng tâm. (Nguồn: Báo TG&VN)

Thứ ba, kết hợp chặt chẽ ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa, thông tin đối ngoại, công tác người Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ công dân; tranh thủ tối đa các yếu tố quốc tế thuận lợi, các cam kết, thỏa thuận quốc tế, trong đó các FTA đã ký, nhằm huy động các nguồn lực bên ngoài, kết hợp hiệu quả với các nguồn lực trong nước để phục vụ phát triển nhanh và bền vững đất nước. Trước mắt, ngành Ngoại giao cùng các cấp, các ngành tiếp tục đẩy mạnh hợp tác, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong phòng, chống dịch Covid-19, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ tư, tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa ngoại giao với đối ngoại đảng, đối ngoại nhân dân, đối ngoại quốc phòng, an ninh và kinh tế - xã hội nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong thực hiện các nhiệm vụ đối ngoại.

Thứ năm, để thực hiện thắng lợi các định hướng, nhiệm vụ đối ngoại mà Đảng, Nhà nước giao trong giai đoạn tới, cần quyết tâm xây dựng ngành Ngoại giao toàn diện, hiện đại, vững mạnh. Trong đó, điều cốt yếu là xây dựng lực lượng cán bộ ngoại giao toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức và trí tuệ, hiện đại, chuyên nghiệp về phong cách, phương pháp làm việc, tinh thần đổi mới, sáng tạo, có trình độ đạt tới tầm khu vực và quốc tế.

Kim Hồng

Đồ họa: Hồng Anh

Ảnh: Nguyễn Hồng

Đọc thêm

Đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ Đỗ Sơn Hải: Một Việt Nam không toan tính, chỉ là trái tim đủ lớn để… cho đi

Đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ Đỗ Sơn Hải: Một Việt Nam không toan tính, chỉ là trái tim đủ lớn để… cho đi

Suốt cuộc trò chuyện, Đại sứ Đỗ Sơn Hải nhiều lần: Tôi nhấn mạnh, tôi khẳng định, tôi muốn nhắc lại… Đảng và Nhà nước khi cử hai đoàn cứu hộ sang giúp đỡ các bạn Thổ Nhĩ Kỳ sau thảm họa động đất hoàn toàn dựa trên tinh thần chia ngọt sẻ bùi mà không có bất kỳ một mục đích chính trị nào.
Cởi bỏ tâm lý đối phó, hãy viết câu chuyện hấp dẫn về Việt Nam!

Cởi bỏ tâm lý đối phó, hãy viết câu chuyện hấp dẫn về Việt Nam!

Một năm 2023 thành công của đối ngoại Việt Nam giúp Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cảm thấy an tâm về những thành quả của công tác thông tin đối ngoại. Tuy vậy, vẫn còn không ít bài toán cần tìm lời giải ở phía trước để những câu chuyện về Việt Nam đi sâu vào lòng người, chiếm trọn được trái tim của họ.
Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN và vấn đề quyền con người

Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN và vấn đề quyền con người

Cộng đồng ASEAN nói chung và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội nói riêng vừa là mục tiêu vừa là điều kiện thuận lợi giúp các nước ASEAN thúc đẩy tăng cường khả năng bảo vệ con người, nâng cao trình độ nhân quyền cho các công dân ASEAN, tạo ra bản sắc riêng của ASEAN: một Cộng đồng, một vận mệnh, thống nhất trong đa dạng.
Thế giới sẽ thế nào trong năm con rồng?

Thế giới sẽ thế nào trong năm con rồng?

Thế giới bước sang năm con rồng, với những thay đổi mang tính bước ngoặt có thể dự báo trước về địa chính trị và địa kinh tế. Những đột phá mới về khoa học - công nghệ cùng với quá trình toàn cầu hóa không thể đảo ngược sẽ giúp nền kinh tế thế giới vượt qua những “cơn gió ngược” và tiếp tục tạo động lực cho sự thay đổi tương quan quyền lực, đồng thời thúc đẩy sự chuyển dịch thế giới sang trật tự đa cực - đa trung tâm.
Lan toả mạnh mẽ hình ảnh một Việt Nam tiềm lực, vị thế và uy tín mới

Lan toả mạnh mẽ hình ảnh một Việt Nam tiềm lực, vị thế và uy tín mới

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội sáng 23/1, kết thúc rất tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos (WEF Davos 2024), thăm chính thức Hungary và Romania từ ngày 16-23/1/2024.
Chuyến xuất hành đặc biệt tới Ishikawa, Nhật Bản: Nắng lên, bình yên sớm trở lại giữa mênh mông tình người!

Chuyến xuất hành đặc biệt tới Ishikawa, Nhật Bản: Nắng lên, bình yên sớm trở lại giữa mênh mông tình người!

Cùng Công sứ Nguyễn Đức Minh, người vừa trở về Tokyo cùng đoàn thực địa tới Ishikawa (tâm chấn của loạt trận động đất những ngày đầu năm mới tại Nhật Bản) nhìn lại một hành trình đặc biệt của thời gian, của xúc cảm để thấy một nước Nhật kiên cường và mối tình Việt-Nhật bền chặt tựa kim cương, sự chở che, đùm bọc giữa những người đồng bào nơi xứ lạ… và nhiều hơn thế, tùy mỗi góc nhìn và cảm nhận!