Nghệ thuật ngoại giao Kim Jong-un

Đối với một nhà lãnh đạo 34 tuổi mới có kinh nghiệm công du nước ngoài đầu tiên cách đây vài tháng, thì những gì ông Kim Jong-un thể hiện tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều đã cho thấy nghệ thuật đàm phán khôn khéo không thua kém Tổng thống Donald Trump.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nghe thuat ngoai giao kim jong un Thông điệp từ phục trang của ông Kim Jong-un tại cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ - Triều
nghe thuat ngoai giao kim jong un Ông Trump tự hào là người dũng cảm kiến tạo hòa bình Mỹ - Triều

Theo SCMP, nhà lãnh đạo Triều Tiên khiến giới quan sát bất ngờ với những tính toán chiến lược sắc sảo trước khi bước vào cuộc đối thoại với Tổng thống Donald Trump và Hội nghị thượng đỉnh tại Singapore càng cho thấy rõ nghệ thuật đàm phán của ông Kim Jong-un.

Đàm phán khôn khéo

Khi phải đối mặt với Tổng thống Donald Trump - một nhà lãnh đạo lão luyện mang phong cách truyền hình thực tế và nổi tiếng là người khó đoán, ông Kim Jong-un đã thành công trong việc tránh đưa chủ đề phi hạt nhân hóa “toàn diện, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược” (CVID) vào tuyên bố chung sau Hội nghị thượng đỉnh. Ông Kim Jong-un đã khéo léo làm được điều này mà không tạo ra sự đối đầu căng thẳng nào tại cuộc gặp lịch sử. Thay vào đó, nhà lãnh đạo Triều Tiên và Tổng thống Mỹ đã cùng đặt bút ký một thỏa thuận được cho là tương đối mơ hồ, trong đó cam kết “hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn”.

nghe thuat ngoai giao kim jong un
Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bắt tay trước khi chính thức kết thúc cuộc gặp gỡ lịch sử. (Nguồn: People)

“Chắc chắn đó là dụng ý của ông Kim Jong-un khi kiên quyết không đưa vấn đề CVID vào tuyên bố chung”, một quan chức cấp cao Hàn Quốc nhận định, đồng thời cho rằng bất kỳ sự đề cập nào tới CVID cũng sẽ đẩy Triều Tiên vào tình thế bị kiểm soát chặt chẽ nhiều hơn.

CVID là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất trong các cuộc đàm phán trước thềm thượng đỉnh Mỹ - Triều giữa Đại sứ Mỹ tại Philippines Sung Kim và Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son-hui. Các cuộc họp “marathon” giữa hai bên chỉ kết thúc vào ngày 11/6, tức một ngày trước khi thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra, khi Washington nhượng bộ Bình Nhưỡng và đồng ý đưa CVID ra khỏi tuyên bố chung.

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un vẫn luôn theo đuổi cách tiếp cận “theo từng giai đoạn và đồng bộ”, hay còn gọi là “hành động đổi hành động”, trước khi Triều Tiên đồng ý từ bỏ vũ khí hạt nhân. Cách tiếp cận này đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải bù đắp cho Triều Tiên trong mỗi bước đi mà nước này thực hiện trên con đường từ bỏ chương trình hạt nhân, thay vì các nước ngồi chờ Triều Tiên phi hạt nhân hóa hoàn toàn rồi mới trao cho Bình Nhưỡng phần thưởng về kinh tế.

nghe thuat ngoai giao kim jong un
Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tản bộ quanh khách sạn Capella. (Nguồn: AFP)

Một nguồn tin ngoại giao nói rằng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể đã đưa cho nhà lãnh đạo Kim Jong-un một vài lời khuyên về việc làm thế nào để tiến hành cuộc gặp với Tổng thống Trump theo cách tốt nhất. Trước khi hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã thực hiện hai chuyến đi liên tiếp tới Trung Quốc và đây cũng là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông từ sau khi lên nắm quyền vào cuối năm 2011.

Tự tin, lôi kéo sự đồng cảm

Vào 9 giờ sáng ngày 12/6, khoảnh khắc đánh dấu cuộc gặp đầu tiên giữa Tổng thống Trump và ông Kim Jong-un là khi nhà lãnh đạo Triều Tiên vào căn phòng hội đàm tại khách sạn Capella ở Singapore với tốc độ chậm rãi, nhịp nhàng và nụ cười quen thuộc. Ông Kim Jong-un sau đó bắt tay Tổng thống Trump - người nổi tiếng với những cái bắt tay mạnh mẽ như để thể hiện uy lực với người đối diện.

nghe thuat ngoai giao kim jong un
 Hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều bắt tay trên bàn họp mở rộng giữa Mỹ và Triều Tiên. (Nguồn: AFP)

Ông Kim Jong-un không tỏ ra hồi hộp khi nắm tay và gật đầu vài lần với ông Trump trong màn chào hỏi. Ông Kim cũng không tìm cách né tránh việc giao tiếp bằng mắt với Tổng thống Trump - người lớn gấp đôi tuổi ông và cao hơn ông tới 20 cm. Nhà lãnh đạo trẻ tuổi của Triều Tiên thậm chí còn vỗ vào cánh tay của ông chủ Nhà Trắng, một hành động tinh tế để thể hiện rằng ông cũng ngang bằng với Tổng thống Mỹ. Ngoài ra, ông Kim Jong-un còn tự tin chào ông Trump bằng tiếng Anh.

“Rất vui được gặp ông, Ngài Tổng thống”, ông Kim Jong-un, người từng có nhiều năm theo học tại Thụy Sĩ trước khi lên nắm quyền tại Triều Tiên, nói.

Một nghị sĩ Hàn Quốc thuộc đảng Dân chủ cầm quyền cho rằng những gì nhà lãnh đạo Kim Jong-un thể hiện trong cuộc gặp với Tổng thống Trump dường như đã được tập luyện từ trước. “Có vẻ như ông Kim Jong-un đã được chỉ dẫn và có lẽ ông ấy đã tập luyện để chuẩn bị cho khoảnh khắc này”, nghị sĩ Hàn Quốc nhận xét.

Ngoài cuộc gặp riêng song phương với Tổng thống Trump, nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng gây ấn tượng với giới quan sát tại cuộc họp với hai phái đoàn quan chức Mỹ và Triều Tiên, trong đó mỗi bên cử 4 người tham gia.

4 đại diện của Triều Tiên tham gia cuộc họp gồm Phó chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên Kim Yong-chol, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho và Phó chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên Ri Su-yong phụ trách các vấn đề quốc tế. Trong khi đó, Mỹ cử Ngoại trưởng Mike Pompeo, Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly và Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton ngồi cạnh Tổng thống Trump trên bàn họp.

Tại hội nghị thượng đỉnh, ông Kim Jong-un đã cho thấy nghệ thuật lãnh đạo khi gửi lời “cảm ơn” tới Tổng thống Trump giống như mọi nhà lãnh đạo khác của một “quốc gia bình thường”. “Chúng tôi sẽ ký một văn kiện mà chúng tôi muốn bỏ lại quá khứ phía sau và đánh dấu một khởi đầu mới tại hội nghị lịch sử”, ông Kim Jong-un nói trước khi đặt bút ký vào tuyên bố chung.

Đây không phải lần đầu tiên nhà lãnh đạo Kim Jong-un thể hiện sự khôn khéo trong ngôn từ ngoại giao. Trước đó, ông từng gây ấn tượng trong cuộc gặp lịch sử với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại khu phi quân sự liên Triều hồi tháng Tư.

Tại cuộc gặp này, ông Kim Jong-un đã “đề xuất tới thăm dinh tổng thống” của ông Moon tại Seoul. Tuy chỉ là một hành động nhỏ, nhưng điều này đã giúp làm tan băng quan hệ và thay đổi nhận thức của công chúng rằng, ông Kim Jong-un chỉ là một nhà lãnh đạo trẻ và muốn nắm quyền lực.

nghe thuat ngoai giao kim jong un
Ông Kim Jong-un đã giành được thiện cảm từ công chúng khi có chuyến tham quan bất ngờ trong đêm tới các điểm du lịch nổi tiếng của Singapore. (Nguồn: EPA)

Tại Singapore, ông Kim Jong-un cũng giành được thiện cảm từ công chúng khi có chuyến tham quan bất ngờ trong đêm tới các điểm du lịch nổi tiếng của quốc đảo này. Tươi cười trước truyền thông, vẫy tay chào các phóng viên và khách du lịch, nhà lãnh đạo Triều Tiên xuất hiện với hình ảnh thân thiện và thoải mái, khiến đám đông cũng cười và vẫy tay chào lại ông.

Michael Kovrig, cố vấn cấp cao về Đông Bắc Á tại Nhóm Khủng hoảng Quốc tế nhận định, việc đi ngắm cảnh "là động thái bất thường đối với một lãnh đạo Triều Tiên", nhưng ông Kim Jong-un đã tận dụng rất tốt điều này để tạo không khí ngoại giao và hòa giải.

"Tôi nghĩ ông Kim muốn giành được thiện cảm của mọi người và lôi kéo sự đồng cảm của mọi người đối với bản thân ông cũng như với đất nước Triều Tiên. Đây là một phần trong nỗ lực nhằm làm suy yếu quyết tâm áp đặt trừng phạt và sức ép từ cộng đồng quốc tế. Ông Kim dường như chân thành muốn tái gia nhập cộng đồng quốc tế và phát triển kinh tế Triều Tiên", chuyên gia Kovrig nhận định.

nghe thuat ngoai giao kim jong un ​Nhật Bản cân nhắc khả năng tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Nhật-Triều

Ngày 14/6, Chính phủ Nhật Bản đang đặt mục tiêu xúc tiến một cuộc gặp thượng đỉnh giữa Thủ tướng nước này Shinzo Abe và nhà lãnh ...

nghe thuat ngoai giao kim jong un Mỹ - Triều đồng thuận về tiến trình phi hạt nhân hóa "theo giai đoạn" và "đồng thời"

Truyền thông nhà nước Triều Tiên ngày 13/6 đưa tin, nhà lãnh đạo nước này Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chia sẻ ...

(theo Dantri/Thành Đạt/SCMP)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có buổi làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài do Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dẫn đầu đoàn Lãnh đạo các sở ngành liên quan của 5 địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Ngày 22/11, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi Thư chúc mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động