Những người theo đạo Hindu và dân làng Tenggerese leo lên múi Bromo và tụ tập trên đỉnh núi trong lễ hội Yadnya Kasada ở Probolinggo, Đông Java, Indonesia. (Nguồn: Reuters) |
Trong nhiều thế kỷ, các nghi lễ tạ ơn cổ xưa của lễ hội Yadnya Kasada đã trở thành một phần cuộc sống của người Tengger ở Indonesia.
Ngày nay, thời tiết ngày càng thất thường khiến việc cầu nguyện càng trở nên quan trọng hơn đối với cộng đồng nông dân theo đạo Hindu này.
Người Tengger sống ở nhiều ngôi làng trong công viên quốc gia trên núi Bromo, một trong những ngọn núi lửa đang hoạt động ở Indonesia. Công viên này là điểm đến được khách du lịch ưa chuộng, nằm gần thành phố Probolinggo ở Đông Java, cách thủ đô Jakarta khoảng 800km về phía Nam. Các nghi lễ truyền thống của cộng đồng người Tengger (bao gồm cả lễ cầu mưa) bắt nguồn từ thời Đế chế Majapahit thế kỷ XIII. Họ thực hiện để bày tỏ lòng sùng kính và lòng biết ơn đối với tổ tiên và các vị thần. Để thực hiện nghi lễ cầu mưa, hàng nghìn người Tengger leo lên đỉnh núi Bromo cao 2.329m, mang theo các lễ vật như rau, trái cây cũng như dê và các vật nuôi khác để dâng lên các vị thần. Kết thúc nghi lễ, họ ném lễ vật vào miệng núi lửa.
Qua nghi lễ này, nhiều tín đồ cho biết, họ hy vọng sinh kế của mình sẽ được cải thiện.
Asih, một nông dân 64 tuổi ở làng Ngadirejo gần núi Bromo, giống như nhiều người Indonesia, chia sẻ: “Chúng tôi cầu nguyện cho đất đai, thời tiết năm tới thuận lợi, để cây trồng phát triển khỏe mạnh, mùa màng bội thu”.
Asih cho hay, trước đây, trang trại bắp cải của bà có thể thu hoạch ba vụ một năm, nhưng do lượng mưa khan hiếm nên bây giờ bà chỉ có thể thu hoạch được một vụ.
Asih nói: “Khi không còn mưa, chúng tôi không thể trồng thêm một vụ mùa nào nữa. Một khi đống bắp cải khô héo, rễ sẽ không mọc được nữa.”
Năm ngoái, khoảng 2/3 diện tích Indonesia, bao gồm toàn bộ Java, trải qua mùa khô khắc nghiệt nhất kể từ năm 2019 do hiện tượng thời tiết El Nino kéo dài hơn bình thường và gây hạn hán làm thiệt hại mùa màng và khiến cháy rừng trở nên trầm trọng hơn.
Trong khi các nhà khí tượng học dự đoán năm nay sẽ có nhiều mưa hơn thì nhiều nông dân vẫn đang gặp khó khăn.
Nông dân ở núi Bromo dựa vào mưa và các hồ nước mưa để tưới tiêu nhưng thời tiết khô hơn đã buộc Irawan Karyoto (56 tuổi) phải trồng hành lá kém sinh lợi thay vì trồng khoai tây trên mảnh đất rộng 2 ha của mình.
Mang hy vọng về mùa mang mới thuận lợi hơn, cả Asih và Irawan đều tham dự đám rước của người Tenggerese, cầu nguyện tại ngôi đền dưới chân núi lửa. Asih cũng mang theo đứa cháu gái năm tuổi của mình.
Suyitno, một nhà lãnh đạo tinh thần của người Tenggerese cho biết: “Để đáp lại những gì Đấng toàn năng đã truyền tải qua thiên nhiên, người dân phải thích nghi và không quên cầu nguyện”.
Mang theo đồ cúng khi đi về phía ngôi đền Luhur Poten. (Nguồn: Reuters) |
Mọi người chơi một nhạc cụ truyền thống, được gọi là ketipung, trong một nghi lễ trước lễ hội Yadnya Kasada. (Nguồn: Reuters) |
Một người phụ nữ cầm lễ vật gồm tiền, chuối và thuốc lá trong khi cầu nguyện tại bàn thờ gần núi Bromo. (Nguồn: Reuters) |
Dân làng đứng trên sườn núi lửa Bromo khi họ chờ đón những lễ vật do những người theo đạo Hindu Tenggerese ném xuống trong lễ hội Yadnya Kasada. (Nguồn: Reuters) |
Asih, 64 tuổi, một nông dân người Tenggerese, đứng bên cánh đồng bắp cải bị hư hại ở làng Ngadirejo, Đông Java. (Nguồn: Reuters) |
Những người thờ cúng cầu nguyện trong một nghi lễ tại bàn thờ Watuwungkuk trước lễ hội Yadnya Kasada. (Nguồn: Reuters) |
Đồ cúng được bày tại nhà trưởng làng nhân dịp lễ hội Yadnya Kasada ở làng Jetak, Đông Java.(Nguồn: Reuters) |
Một pháp sư Hindu Tenggerese cầu nguyện tại đền Luhur Poten ở núi Bromo. (Nguồn: Reuters) |
Một người dân làng mang lễ vật dê lên sườn miệng núi lửa Bromo. [Willy Kurniawan/Reuters] |
Dân làng giăng lưới trên sườn miệng núi lửa Bromo khi họ chờ đợi để hứng những lễ vật do những người theo đạo Hindu ở Tengger ném ra. (Nguồn: Reuters) |
Những người theo đạo Hindu ở Tengger thổi đuốc trước khi đi lên Núi Bromo. (Nguồn: Reuters) |