Người Chăm có đời sống văn hóa phong phú và đa dạng, trong đó có nghi lễ vòng đời gắn liền với chu kỳ ra đời, trưởng thành và qua đời của một con người. |
Tối 10/12, tại thị xã Tân Châu, An Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp với UBND thị xã Tân Châu tổ chức lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh di sản văn hoá phi vật thể đối với nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam và nghề dệt thổ cẩm của người Chăm (xã Châu Phong, thị xã Tân Châu) vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam ở An Giang có giá trị lịch sử, cố kết cộng đồng và bảo tồn văn hóa truyền thống. Thông qua nghi lễ, chúng ta có thể biết nguồn gốc lịch sử của người Chăm, quá trình di cư và tụ cư của họ tại tỉnh An Giang. Nghi lễ cũng giúp cho mối thân tình giữa các thành viên trong cộng đồng người Chăm ngày càng được gắn kết. Đây cũng là môi trường để lưu giữ các nét đẹp văn hóa truyền thống của người Chăm Islam như trang phục, ẩm thực, ngôn ngữ hay các loại hình nghệ thuật dân gian như: múa, hát, nhạc cụ (trống Repbana...).
Bà Trần Thị Hòa Bình, Phó Chủ tịch UBND thị xã Tân Châu cho biết: Với những giá trị tiêu biểu, chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa truyền thống đặc sắc, nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 157/QĐ-BVHTTDL công bố đưa “Nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam ở tỉnh An Giang” vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia.
Theo Phó Chủ tịch UBND thị xã Tân Châu: Bên cạnh nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam, thị xã Tân Chân còn vinh dự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh một loại hình di sản văn hóa phi vật thể khác đó là nghề dệt thủ công truyển thống của đồng bào dân tộc Chăm xã Châu Phong. Đây là một nghề thủ công truyền thống hết sức độc đáo xuất hiện ở vùng đất An Giang từ những ngày đầu người Chăm đến cư ngụ khoảng những năm đầu của thế kỷ XVIII.
Nghề dệt thổ cẩm của người Chăm xã Châu Phong không chỉ độc đáo ở kỹ thuật, sáng tạo của con người, mà còn chứa đựng những giá trị về văn hóa và lịch sử dân tộc. Nghề dệt thổ cẩm của người Chăm thể hiện rất rõ đặc thù gốc tích nông nghiệp như dụng cụ, nguyên liệu, giá trị sử dụng.
Những sản phẩm dệt thổ cẩm nhằm phục vụ cho sinh hoạt thường ngày và tôn giáo, trong các nghi lễ chu kỳ đời người của đồng bào Chăm An Giang. Nghề dệt thổ cẩm không chỉ là tài sản vô giá do cha ông để lại mà còn là động lực cho phát triển kinh tế, xã hội của cộng đồng người Chăm ở An Giang.
Với những giá trị tiêu biểu đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 480/QĐ-BVHTTDL đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia “Nghề thủ công truyền thống nghề Dệt thổ cẩm của người Chăm xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang” .
Ông Trương Bá Trạng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang cho biết: Những năm qua, di sản văn hóa ngày càng chứng minh vai trò là nguồn lực dồi dào cho tăng trưởng kinh tế và là điểm tựa vững chắc cho đời sống tinh thần, môi trường nuôi dưỡng và làm giàu bản sắc văn hóa, đa dạng văn hóa.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa cũng chính là đáp ứng nhu cầu về văn hóa ngày càng cao của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới.
Để phát huy giá trị các di sản văn hoá phi vật thể được công nhận, ông Trương Bá Trạng cho biết: Ngành văn hóa cho biết sẽ tham mưu UBND tỉnh có những cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình địa phương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực di sản văn hóa. Trong đó sẽ giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội; tạo công ăn việc làm, phát triển nghề truyền thống cho bà con dân tộc, hòa chung với chiến lược phát triển kinh tế của địa phương.
Đến nay An Giang đã có 7 di sản được công nhận là di sản văn hóa Quốc gia là: Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam; hội đua bò Bảy Núi; tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá buông của đồng bào dân tộc Khmer và lễ hội Kỳ yên ở đình thần Thoại Ngọc Hầu (huyện Thoại Sơn); nghệ thuật trình diễn sân khấu Dì Kê của người Khmer xã Ô Lâm (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang); nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam (thị xã Tân Châu và huyện An Phú) và nghề dệt thổ cẩm của người Chăm xã Châu Phong, thị xã Tân Châu. Với 7 di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, An Giang đã vượt trên con số bình quân về di sản văn hóa cấp quốc gia so với cả nước.
| Gìn giữ và phát huy 'mỏ vàng' di sản văn hóa Việt Nam Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần xây dựng đất nước ... |
| Dòng người di cư từ Nga là 'vấn đề an ninh quốc gia' của Phần Lan Ngày 27/11, Thủ tướng Phần Lan Petteri Orpo tuyên bố Helsinki coi dòng người xin tị nạn từ Nga đổ dồn vào nước này là ... |
| Hành trình 20 năm di sản văn hóa thế giới của Nhã nhạc cung đình Huế Trải qua hơn 1.000 năm phát triển, Nhã nhạc cung đình Huế trở thành biểu tượng di sản văn hóa trường tồn không chỉ của ... |
| Dòng nhạc bolero trở thành Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại Ngày 5/12, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức ghi danh bolero là Di sản văn ... |
| Điệu nhảy Garba của Ấn Độ đươc ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại Việc UNESCO công nhận Garba là Di sản văn hóa phi vật thể không chỉ là tôn vinh di sản của bang Gujarat mà còn ... |